“Đánh đu” theo ETF: Sai lầm và bài học trong năm 2013

24/12/2013 13:06
24-12-2013 13:06:04+07:00

“Đánh đu” theo ETF: Sai lầm và bài học trong năm 2013

Hoạt động đầu tư ăn theo ETF dù có đem lại mức sinh lợi nhất định, nhưng giới đầu tư cũng không ít lần phải hứng chịu “đau thương”.

Giao dịch của các quỹ ETF, đặc biệt là trong những lần tái cơ cấu danh mục, đã thu hút sự chú ý cao độ của giới đầu tư chứng khoán Việt Nam.

Hai chiến lược trading mà giới đầu tư trong nước hay dùng để “đánh đu” là: (1) Mua vào những cổ phiếu được nâng tỷ trọng hoặc được các quỹ ETF thêm vào trong rổ chỉ số, sau đó chờ các mã cổ phiếu này tăng giá, bán ra để kiếm lời. (2) Đẩy bán những mã cổ phiếu bị hạ tỷ trọng hoặc bị loại ra khỏi danh mục, sau đó tiến hành mua lại với mức giá rẻ hơn trước dự đoán các quỹ ETF sẽ bán tháo.

Hoạt động đầu tư ăn theo trong thời gian gần đây thường được áp dụng triệt để, và dù có đem lại mức sinh lợi nhất định nhưng giới đầu tư cũng không ít lần phải hứng chịu “đau thương”.

Sai lầm 1: Tự tin bắt đáy khi chỉ nhìn theo ETF

Trong đợt tái cơ cấu đầu tiên năm 2013 diễn ra vào tháng 3, quỹ FTSE Vietnam Index công bố sẽ loại CTG và thêm vào GMD, trong khi đó quỹ Vietnam Market Vectors (V.N.M) vẫn giữ nguyên danh mục, không thêm và không bớt mã nào.

CTG ra khỏi danh mục chỉ số FTSE Vietnam Index trong lần tái cơ cấu này chủ yếu xuất phát từ việc phải giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (room) nhằm bán gần 20% vốn cho ngân hàng The Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ, Ltd của Nhật Bản. Điều này, theo quan điểm của quỹ ETF, có thể ảnh hưởng đến giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài – vốn là một tiêu chí quan trọng để đưa cổ phiếu vào danh mục.

Với thông tin này, nhiều nhà đầu tư đã áp dụng chiến thuật số (2), đó là bán mạnh mã cổ phiếu CTG để sau đó sẽ tiến hành bắt đáy mã cổ phiếu này. Trong khoảng thời gian từ ngày 20/02 đến 15/03 (ngày cuối cùng quỹ ETF hoành thành tái cơ cấu), giá cổ phiếu CTG lao dốc từ 20,200 đồng xuống 16,600 đồng/cp, tương ứng với mức giảm đến 21.7%.

Phiên giao dịch sau đợt tái cơ cấu (18/03), giới đầu tư đã tiến hành bắt đáy CTG và khiến cho giá cổ phiếu này tăng mạnh tới 4.2%. Tuy nhiên, những ai bắt đáy trong phiên này đã phải ngậm “trái đắng” khi giá CTG tiếp tục sụt giảm mạnh thời gian sau đó. Cụ thể, từ ngày (18/03) đến ngày 29/03 giá cổ phiếu của CTG đã tiếp tục sụt giảm mạnh từ 17,300 đồng xuống 16,400 đồng/cp, tương ứng với mức giảm 5.2%.

Nguyên nhân chính khiến cho giá cổ phiếu CTG tiếp tục sụt giảm trong giai đoạn này là do khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh bán ra, tổng cộng tới 23.3 tỷ đồng. Hoạt động bán ròng mạnh của khối ngoại đã khiến cho giới đầu tư lo lắng và đẩy mạnh thoát hàng ở thời gian tiếp theo đó.

Xem Biểu đồ 1 để thấy rõ hơn về diễn biến giá cổ phiếu CTG trong giai đoạn tái cơ cấu tháng 3/2013 của các quỹ ETF.

Biểu đồ 1: Giao dịch của CTG trong đợt tái cơ cấu tháng 3/2013 (Nguồn: VietstockUpdater)

Thêm một trường hợp điển hình nữa xảy ra trong đợt tái cơ cấu lần 2 của các quỹ ETF vào tháng 6/2013. Trong đợt cơ cấu này, FTSE thông báo sẽ loại hai mã cổ phiếu PGDNTL ra khỏi rổ tính chỉ số.

Sau thông tin này, giá cổ phiếu NTL đã lao dốc từ 13,900 đồng (03/06) xuống 12,400 đồng/cp, tương ứng với mức giảm 12.1%. Phiên giao dịch tiếp theo (24/06), giới đầu tư đã tiến hành bắt đáy giúp cho giá cổ phiếu NTL tăng mạnh trở lại với 4.8%.

Tuy nhiên, thời gian sau đó, giá cổ phiếu NTL tiếp tục trượt trên đà lao dốc và khiến cho nhiều nhà đầu tư thua lỗ. Cụ thể, từ ngày 24/06 đến ngày 10/07, giá cổ phiếu NTL đã rớt từ 13,000 đồng xuống 11,800 đồng/cp, tương ứng với mức giảm 9.2%.

Một trong những nguyên nhân chính khiến cho giá cổ phiếu NTL sụt giảm trong thời gian này là khối ngoại đẩy mạnh bán ra với tổng giá trị gần 6.4 tỷ đồng.

Biểu đồ 2: Giao dịch của NTL trong đợt tái cơ cấu tháng 6/2013 (Nguồn: VietstockUpdater)

Sai lầm 2: Tranh mua cổ phiếu ngay đỉnh

Trong đợt tái cơ cấu danh mục đầu tư của các quỹ ETF diễn ra vào tháng 6/2013. Quỹ FTSE Vietnam Index công bố sẽ thêm vào 3 mã cổ phiếu PPC, CSM, PET.

Sau thông tin này, nhiều nhà đầu tư đã áp dụng chiến thuật số (1), đó là tiến hành mua vào mạnh các mã cổ phiếu nói trên với dự định sau đó sẽ bán ra khi giá tăng. Tuy nhiên, áp dụng chiến thuật này đối với mã cổ phiếu PET đã khiến cho nhiều nhà đầu tư phải gánh chịu khoản lỗ không hề nhỏ.

Cụ thể, trong giai đoạn từ ngày 06/06 đến ngày 21/06, giá cổ phiếu của PET thay vì tăng như dự báo thì đã quay đầu giảm mạnh từ 24,400 đồng xuống 21,900 đồng/cp, tương ứng với mức giảm đến 11.4%.

Việc sụt giảm mạnh giá cổ phiếu của PET trong giai đoạn này xuất phát chủ yếu từ: (i) Khối ngoại bán ròng mạnh với giá trị gần 56 tỷ đồng trong giai đoạn từ ngày 06/06 đến ngày 20/06, và (ii) Giới đầu tư tiến hành chốt lời khi cổ phiếu này đã có giai đoạn tăng mạnh trước đó.

Biểu đồ 3: Giao dịch của PET trong đợt tái cơ cấu tháng 6/2013 (Nguồn: VietstockUpdater)

Bài học rút ra từ những sai lầm trên

Những trường hợp khiến giới đầu tư thua lỗ nêu trên cho thấy giao dịch của các quỹ ETF dù vẫn còn tác động rất mạnh đến TTCK Việt Nam, nhưng mức độ tác động đã suy giảm đáng kể so với giai đoạn trước và không còn chi phối hoàn toàn.

Nói cách khác, cổ phiếu thuộc diện ”tái cơ cấu” của các quỹ ETF (thêm vào, loại ra) còn chịu sự chi phối của các yếu tố khác (chẳng hạn như dòng vốn khối ngoại và dòng vốn vào/ra các quỹ ETF). Vì vậy, việc tiên đoán xu hướng chỉ dựa một mình vào giao dịch của các quỹ ETF trong các đợt tái cơ cấu có thể khiến nhà đầu tư gánh chịu tổn thất không nhỏ.

Ngoài ra, có vẻ như giao dịch của các quỹ ETF đang ngày càng phức tạp hơn. Từ những trường hợp trên, không loại trừ khả năng các quỹ ETF vẫn tiếp tục giao dịch để cân bằng trạng thái danh mục ngoài khung thời gian đã thông báo công khai.

Hữu Trọng

công lý







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (7)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quỹ ETF trăm triệu đô bán ròng cổ phiếu Việt sau nhiều tuần im tiếng, loại hết THD

Sau nhiều tuần không động tĩnh, iShares ETF - quỹ ETF chuyên tập trung vào các cổ phiếu thị trường cận biên và mới nổi - tiến hành bán ròng đối với gần như toàn bộ...

MWG bị loại khỏi danh mục VNDiamond

Ngày 15/04, HOSE đã chính thức công bố kết quả rà soát danh mục các chỉ số cho kỳ Quý 1/2024. Xin lưu ý, các chỉ số mới sẽ có hiệu lực từ ngày 06/05 và các ETF liên...

Giao dịch quỹ đầu tư: Lực mua giữ “phong độ”

Tuần qua (08-12/04/2024), lực mua bao trùm trong giao dịch của quỹ đầu tư khi thị trường xuất hiện 03-04 phiên rung lắc liên tục ở vùng hỗ trợ quanh 1,245 điểm.

Quỹ thuộc SGI Capital bất ngờ bán gần hết cổ phiếu ngân hàng, nâng tỷ trọng tiền mặt hơn 57%

Sau nhiều tháng dồn lực vào cổ phiếu, quỹ Ballad Fund bất ngờ thoái vốn mạnh trong tháng 3/2024, trong đó bán gần hết các cổ phiếu tài chính, đồng thời cảnh báo về...

Giao dịch quỹ đầu tư: Lực mua bền bỉ

Tuần qua (01-05/04/2024), giao dịch quỹ đầu tư tiếp tục nghiêng về chiều mua trong bối cảnh VN-Index chịu áp lực điều chỉnh khá mạnh ở vùng giá quanh 1,295 điểm...

Cá mập PYN Elite lãi 5 tháng liên tiếp

Sau 5 tháng lãi liên tiếp, tỷ suất sinh lợi của quỹ ngoại PYN Elite tại thị trường Việt Nam đạt 15.34%.

Quỹ DCVFMVN Diamond ETF sẽ đảo danh mục ra sao trong quý 1/2024?

SSI Research ước tính quỹ DCVFMVN Diamond ETF sẽ bán 48.5 triệu cp MWG khỏi danh mục, trong khi mua vào khoảng 450,000 cp BMP. Ngoài ra, một số cổ phiếu ước tính...

3 quỹ ETF có NAV gần 20,000 tỷ đồng sẽ loại MWG, thêm BMP?

Dự báo về đợt review tháng 4/2024, CTCK BSC dự báo các quỹ theo chỉ số VNDiamond sẽ mua bán hàng chục triệu cp MWG, MBB, VPB, VRE và KDH.

Giao dịch quỹ đầu tư: Lực mua áp đảo

Tuần qua (25-29/03/2024), giao dịch cổ phiếu của các quỹ đầu tư chủ yếu nghiêng về chiều mua trong bối cảnh thị trường diễn biến khá tích cực dù chịu áp lực rung...

Nâng hạng thị trường tháng 3: FTSE Russell chỉ ra điều kiện để Việt Nam được nâng hạng

Việt Nam vẫn chưa thể gây bất ngờ trong báo cáo xếp hạng thị trường tháng 3/2024 của FTSE Russell. Tuy vậy, FTSE Russell đánh giá cao nỗ lực và chỉ ra các điều kiện...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98