Từ chuyện “đấu khẩu” trong nhà" đến bàn đàm phán quốc tế

19/12/2013 08:40
19-12-2013 08:40:51+07:00

Từ chuyện “đấu khẩu” trong nhà" đến bàn đàm phán quốc tế

Trong sân chơi thương mại quốc tế, đòi hỏi các bên không chỉ phải am tường luật pháp trong nước mà còn phải thông tỏ luật pháp quốc tế. Và doanh nghiệp (DN) được ghi nhận như là một “nhà đàm phán tích cực” trong các hiệp định thương mại.

Mơ màng pháp luật

Đến nay, các DN Việt Nam đã đối mặt với 67 vụ kiện chống bán phá giá ở nhiều thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, “các DN nước ta đang bỏ quên một công cụ phòng vệ đã được pháp luật Việt Nam cho phép, phù hợp với luật chơi thương mại quốc tế, đó là kiện các DN nước ngoài bán phá giá tại thị trường Việt Nam...”, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn về phòng vệ thương mại quốc tế, thuộc Trung tâm WTO của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bày tỏ.

Chỉ tới gần đây, DN Việt Nam mới mạnh dạn tiến hành 3 vụ khởi kiện, trong đó có 2 vụ tự vệ và 1 vụ chống bán phá giá. Điều đáng nói, qua các vụ kiện, phần lớn các DN đều lúng túng từ khâu thông tin, văn bản pháp luật và hồ sơ dữ liệu để chuẩn bị “tham chiến”. Không biết đến bao giờ DN nội mới hết cảnh mơ màng với pháp luật quốc tế, chưa nói tự tin, bản lĩnh để làm chủ trong các vụ kiện thương mại quốc tế?.

Một câu chuyện đang “hot” mấy ngày qua là việc Hiệp hội Mía đường gửi công văn dài tới 7 trang nhằm “đấu khẩu” với Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú. Đứng ra bênh vực, bảo vệ quyền lợi DN vẫn là điều luôn được kỳ vọng ở các hiệp hội. Thế nhưng, quan trọng phải là các hiến kế, phản biện chính sách thuyết phục chứ không phải những giãi bày, “trách cứ” cá nhân. Nhiều trường hợp khác cũng cho thấy nhiều tổ chức hiệp hội doanh nghiệp cho đến nay vẫn chưa đáp ứng được sứ mệnh mà họ vẫn gánh vác trước các thành viên.

Một kết quả khảo sát của VCCI cho thấy, hoạt động tham vấn chính sách đã có ít nhiều chuyển biến, tuy nhiên vẫn còn khoảng cách “xa cả nghìn kilômet” so với kỳ vọng. Đơn cử, đối với đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vẫn có tới 64,35% số hiệp hội chưa từng tham gia ý kiến.

“Nhà đàm phán tích cực”

Kinh nghiệm thực tế từ các nước có hoạt động tham vấn chính sách phát triển, riêng như Hoa Kỳ, từ năm 1962 Chính phủ nước này đã thành lập Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) trực thuộc Văn phòng Tổng thống. USTR là đầu mối trong một cơ chế hợp tác liên ngành trong hoạch định chính sách thương mại của Hoa Kỳ.

Đặc trưng của mô hình phối hợp giữa cộng đồng DN và USTR là ở chỗ DN không trực tiếp tham gia, không phải là một thành phần của USTR nhưng lại đóng vai trò chủ yếu (lập luận và vận động để có được sự hỗ trợ với sáng kiến) cho hầu hết các hành động của USTR.

Luật Thương mại 1974 của Hoa Kỳ quy định rõ: “Đối với bất kỳ sáng kiến thương mại quốc tế nào, các ủy ban tư vấn phải được thành lập và cung cấp thông tin, tư vấn liên quan cho Chính phủ. Các ủy ban tư vấn này chịu sự điều hành của USTR, một mình hoặc phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp hoặc Bộ Lao động.

Trong quá trình đàm phán thương mại, Tổng thống có trách nhiệm xin tư vấn của các ủy ban này. Trong quá trình thông qua các hiệp định thương mại mà Tổng thống đã ký, Nghị viện sẽ yêu cầu các ủy ban này trình các báo cáo về các Hiệp định liên quan”.

Nhìn vào quy định này có thể thấy sự tham gia của khu vực DN, hiệp hội và các nhóm lợi ích vào quá trình đàm phán các hiệp định mở cửa thương mại ở Hoa Kỳ không chỉ là vận động hành lang ở vòng ngoài mà đã thực sự là một nhân tố của quá trình đàm phán thương mại quốc tế. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà ở Hoa Kỳ, người ta xem DN như một “nhà đàm phán tích cực”.

Mai Hoa

pháp luật vn





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.

Tín chỉ carbon rừng: Nên bán hay để dành?

Có chuyên gia cho rằng nên bán tín chỉ carbon thay vì dự trữ bởi có thời hạn sử dụng, nhưng cũng có ý kiến đề xuất nên thành lập quỹ để có thể mua sớm những tín chỉ...

Ông lớn bán lẻ 190 năm của Nhật sắp mở trung tâm thương mại ở Hà Nội

Takashimaya, ông lớn bán lẻ có tuổi đời hơn 190 năm của Nhật Bản, lên kế hoạch đầu tư 13 triệu USD để xây dựng một trung tâm thương mại tại Hà Nội vào năm 2026.

Loạt đề xuất mới về kiểm kê khí nhà kính, giảm phát thải

Trong giai đoạn đầu, các cơ sở có mức phát thải lớn thuộc 3 lĩnh vực: nhiệt điện, sản xuất sắt thép, sản xuất xi măng sẽ được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98