Khách hàng "giam lỏng" nợ xấu

17/01/2014 14:25
17-01-2014 14:25:00+07:00

Khách hàng "giam lỏng" nợ xấu

Về nguyên tắc, khi khách hàng nợ quá hạn, ngân hàng có thể đem tài sản thế chấp ra bán để thu hồi nợ. Song thực tế, dù có kiện ra tòa, thì ngân hàng cũng khó lòng mang được tài sản đảm bảo của món nợ đó mang đi bán.

Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và các ngân hàng đang ráo riết tìm cách bán nợ. Tuy nhiên, không dễ bán được khối nợ xấu khổng lồ hiện nay.

Khó tìm cửa bán

Theo ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, sắp tới, nếu Thông tư 02/2013/TT-NHNN chính thức áp dụng, nợ xấu có thể sẽ tăng gấp đôi.

Được biết, không chỉ VAMC, mà các ngân hàng thương mại cũng đang ráo riết giao chỉ tiêu thu hồi nợ cho cán bộ. Tuy nhiên, làm thế nào để bán nợ, thậm chí làm sao để đòi được nợ mang về bán đang là bài toán vô cùng khó khăn.

Xử lý tài sản đảm bảo là một trong những nút thắt khi ngân hàng muốn giải phóng nợ xấu

“Khi có các khoản nợ khó đòi, bản thân ngân hàng là người bị hại. Thế nhưng, một nghịch lý đã xảy ra là, một số doanh nghiệp khi bị đòi nợ lại quay ra tìm những sai sót nhỏ của ngân hàng trong quá trình cho vay để kiện ngân hàng. Khi ra tòa án, chỉ vì một vài sai sót nhỏ của nhân viên tín dụng, mà ngân hàng bị tòa tuyên bố vô hiệu hóa các tài sản thế chấp được định giá cả trăm tỷ đồng. Khi đó, ngân hàng chỉ biết ngậm ngùi than khóc”, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank nói.

Nhiều ngân hàng TMCP cũng cho hay, họ rất khó bán nợ ra thị trường, mà chỉ trông chờ vào bán nợ cho VAMC. Song không phải khoản nợ nào cũng có thể bán được cho VAMC. Chưa kể, ngay cả khi bán nợ cho VAMC, thì ngân hàng vẫn phải đi đòi khoản nợ đã bán.

TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, về nguyên tắc, xử lý nợ xấu phải có một dòng tiền bơm vào. Hiện nay, nợ xấu mới được xử lý bằng biện pháp kỹ thuật, tức là chuyển từ chỗ này sang chỗ khác.

“Thị trường mua bán nợ xấu chưa được thành lập, mà khi chưa có thị trường, thì nợ xấu chưa thể bán, tức là chưa có dòng tiền mới chảy vào, hay nói đúng hơn là nợ xấu vẫn nằm im”, TS. Thành phân tích.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch Hội đồng Thành viên VAMC thừa nhận, năm 2014, nhiệm vụ của VAMC sẽ nặng nề hơn năm 2013 rất nhiều, nhất là nhiệm vụ xử lý nợ. VAMC đã giao chỉ tiêu cơ cấu nợ, thu hồi nợ cho nhân viên và ủy quyền cho các ngân hàng thu nợ, song kết quả rất khó đạt được như mong đợi.

Bế tắc với tài sản đảm bảo

Ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết, VAMC đã chuẩn bị nhiều phương án bán nợ. Theo đó, nợ xấu có thể sẽ được bán đứt cho doanh nghiệp trong và ngoài nước, hoặc sẽ kêu gọi doanh nghiệp góp vốn tái cấu trúc. Tuy nhiên, để làm được điều này, phải có sự hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành trong việc gỡ vướng thủ tục pháp lý.

Các thủ tục pháp lý sớm được ban hành và tháo gỡ gồm: thủ tục phát mại tài sản, bán đấu giá khoản nợ, cơ chế bán nợ cho nhà đầu tư nước ngoài, quyền sở hữu tài sản bằng bất động sản của người nước ngoài ở Việt Nam…

Bên cạnh đó, lãnh đạo nhiều ngân hàng cũng đề nghị, cần sớm có giải pháp mạnh tay để chấm dứt tình trạng nợ xấu đang bị khách hàng “giam lỏng”. Về nguyên tắc, khi khách hàng nợ quá hạn, ngân hàng có thể đem tài sản thế chấp ra bán để thu hồi nợ. Song thực tế, dù có kiện ra tòa, thì ngân hàng cũng khó lòng mang được tài sản đảm bảo của món nợ đó mang đi bán.

Bà Lê Thị Hương, đại diện VPBank Đà Nẵng cho hay, ngân hàng này từng cho một khách hàng vay 14,5 tỷ đồng, có tài sản đảm bảo 23,5 tỷ đồng. Khi khách hàng không trả nợ, ngân hàng thắng kiện theo phán quyết của cơ quan thi hành pháp luật từ năm 2011, tuy nhiên, tài sản bảo đảm trên vẫn án binh bất động, chưa hề được cơ quan thi hành án cưỡng chế kê biên, đấu giá tài sản, dù ngân hàng nhiều lần đề nghị.

Trên thực tế, không chỉ ngân hàng, mà cả VAMC cũng đang bế tắc với loại tài sản đảm bảo trên. Ông Nguyễn Quốc Hùng thừa nhận, VAMC cũng đang vướng với nhiều khoản nợ đã mua mà án đã có hiệu lực, song cơ quan thi hành án không thể thu hồi.

Trước bế tắc này, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, cần khẩn trương ban hành các cơ chế giúp VAMC và các ngân hàng bán thật nhanh nợ xấu. Nếu tiếp tục chậm chạp như hiện nay, Việt Nam có thể bỏ lỡ cơ hội vàng bán nợ, nhất là bán nợ cho đối tác nước ngoài.

Hà Tâm

đầu tư







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngân hàng SCB ‘đòi’ toàn bộ tài sản của bà Trương Mỹ Lan để khắc phục hậu quả

Khi phiên xét xử đang diễn ra, Ngân hàng SCB có kiến nghị tòa giao tòa nhà 127 Pasteur và toàn bộ tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan cho SCB toàn quyền sử dụng.

Ví điện tử còn sống khỏe giữa “rừng” Mobile Banking?

Không chỉ phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ cùng ngành, giờ đây các nhà phát triển ví điện tử còn “đau đầu” giải bài toán thu hút khách hàng khi các nhà băng...

VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) vừa công bố báo cáo kiểm toán năm 2023 với những điểm tích cực như huy động vốn, dư nợ, thu nhập từ chứng khoán đầu tư (TPCP) đều...

Người dân giảm gửi tiền vào ngân hàng

Xu hướng giảm lãi suất huy động tiếp tục được duy trì trong quý 1/2024 khiến người dân không còn mặn mà với việc gửi tiết kiệm vào ngân hàng.

Bắt nữ Giám đốc Ngân hàng MSB chi nhánh Thanh Xuân lừa đảo 338 tỷ đồng

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh, Giám đốc ngân hàng MSB...

Thêm khách hàng tố tài khoản tại MSB 'bốc hơi' gần 28 tỷ đồng

Vụ việc một tài khoản tại Ngân hàng MSB bị "bốc hơi" hơn 58 tỷ đồng chưa hết ồn ào thì lại có thêm một khách hàng phản ánh cũng bị rút sạch số tiền 27,7 tỷ đồng.

Đang thi hành 4 bản án, ông Trần Phương Bình tiếp tục hầu tòa

Dù đang thi hành 4 bản án, với tổng hình phạt chung là tù chung thân nhưng ông Trần Phương Bình tiếp tục phải hầu tòa vì làm thất thoát của Ngân hàng Đông Á 981 tỷ...

Giá USD ngân hàng lập đỉnh mới

Giá USD tại các ngân hàng thương mại hôm nay lập đỉnh mới, có ngân hàng đưa giá bán vượt mốc 25.000 đồng/USD. Còn giá USD trên thị trường tự do lại hạ nhiệt.

Nam A Bank được Moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

Nam A Bank (mã chứng khoán NAB - HOSE) vừa được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng.

Tiên phong xu hướng ngân hàng mở, OCB hướng đến giải pháp tài chính xanh 

Với chiến lược hướng đến mô hình quản trị  bền vững, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã và đang tiên phong trong cuộc đua triển khai Open API theo xu hướng ngân hàng mở...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98