“Khoảng mờ” ở Agribank

13/02/2014 11:20
13-02-2014 11:20:14+07:00

“Khoảng mờ” ở Agribank

Những “khuyết điểm, vi phạm” ở Agribank và những tranh chấp pháp lý giữa các luật sư đại diện cho các ngân hàng tại phiên tòa sơ thẩm xử vụ Huyền Như mới đây là tiếng chuông cảnh báo về những “khoảng mờ” trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

* Kết luận thanh tra Agribank: Hàng loạt sai phạm!

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) có những ưu thế mà các “ông lớn nửa quốc doanh” khác như Vietcombank, BIDV, VietinBank phải chào thua. Thứ nhất đó là quy mô tầm cỡ nhất, mạng lưới rộng nhất, phủ khắp cả nước, đến tận bản, làng, xã. Những vùng sâu vùng xa, nơi các ngân hàng khác không vươn tay đến được, Agribank có mặt. Agribank cũng là ngân hàng quốc doanh duy nhất còn lại chưa cổ phần hóa. Thứ hai là độ minh bạch. Người ta có thể dễ dàng tìm thấy báo cáo tài chính theo quí, theo năm của các tổ chức tín dụng niêm yết và chưa niêm yết trên các trang web của chính họ, của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), các sở giao dịch chứng khoán TPHCM, Hà Nội, nhưng báo cáo tài chính năm 2013 của Agribank tìm mỏi mắt không thấy đâu. Báo cáo tài chính quí 3-2012 là dữ liệu mới nhất của Agribank mà người ta có thể tìm được, nhưng chỉ vỏn vẹn bốn trang với thống kê sơ sài. Báo cáo thường niên một số năm về trước cũng tương tự.

Bởi thế dư luận đã “choáng váng” với kết luận mới được công bố gần đây của Thanh tra Chính phủ về Agribank. Vì sao Agribank có thể gây nên cú sốc này?

 Theo kết luận Thanh tra Chính phủ, năm 2011 Agribank đã thực hiện gửi tiền và nhận tiền gửi có kỳ hạn với các ngân hàng khác với tổng doanh số như sau: gửi 423.954 tỉ đồng, 14 tỉ đô la Mỹ; nhận tiền gửi 52.384 tỉ đồng, 357 triệu đô la Mỹ. Vào cuối năm 2011 tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng là 4,84 triệu tỉ đồng (nguồn: Ngân hàng Nhà nước). Như vậy tổng tiền gửi và nhận gửi của Agribank tương đương 10% tổng tài sản toàn ngành. Tỷ lệ khổng lồ này chưa một ngân hàng nào làm được trong suốt hơn hai thập kỷ kể từ khi tổ chức tín dụng cổ phần ra đời. Các giao dịch gửi tiền và nhận tiền gửi nói trên thực chất là lách quy định về tỷ lệ giới hạn cấp tín dụng, làm tăng giả tạo tổng tài sản của các ngân hàng. Trong khi đó theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng từ ngày 1-1-2011 đã không còn nghiệp vụ gửi tiền, nhận tiền gửi giữa các ngân hàng nữa.
Năm 2011 là thời điểm hoàng kim của các ngân hàng. Một số ngân hàng thông báo lợi nhuận trước thuế tăng vọt, cao nhất trong lịch sử thành lập và hoạt động. Cũng năm đó, tổng tài sản của các tổ chức tín dụng lên cao chưa từng thấy. Báo cáo tài chính của nhiều ngân hàng chỉ ra tổng tài sản tăng chủ yếu nhờ vốn huy động tăng. Tuy nhiên nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế có hạn, nhất là lúc ấy Nhà nước đang thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt.

Chỉ có giới trong nghề ngân hàng biết tổng tài sản tăng mạnh do đâu.

Nguồn vốn đã liên tục nhảy lên những nấc mới từ các nghiệp vụ kinh doanh tiền trên thị trường liên ngân hàng, từ hoạt động cho vay và gửi tiền lẫn nhau. Agribank đã không nằm ngoài vòng xoáy này.

Thanh tra Chính phủ kết luận trong ba năm 2009-2011, ngân hàng này chi 283 tỉ đồng môi giới huy động vốn với lãi suất vượt trần 14%/năm. Quy mô tầm cỡ như Agribank mà vượt trần sẽ dấy lên nghi ngờ lẽ nào thanh khoản ngân hàng to nhất cũng có vấn đề. Hay Agribank - ngân hàng quốc doanh - vượt trần, tôi cũng có thể vượt rào.

Khi Agribank gửi tiền có nghĩa là những ngân hàng khác nhận tiền gửi và ngược lại. Tiền này được hạch toán vào đâu? Một số đưa vào tổng nguồn huy động và từ đây tỷ lệ cho vay trên vốn huy động biến thiên. Có thời điểm nó quá mức 100% ở hầu hết các ngân hàng. Nếu dư nợ tín dụng thật trên vốn huy động thật bật khỏi 100% đã là nguy hiểm, sự nguy hiểm còn tăng thêm khi dư nợ là thật còn huy động có yếu tố ảo trong đó. Một khi tỷ lệ này vượt quá giới hạn cho phép, thanh khoản bị ảnh hưởng.

Nên nhớ từ quí 2-2011 thanh khoản của không ít ngân hàng đứng trên bờ vực. Thanh khoản căng thẳng kéo dài, việc vượt trần lãi suất huy động là chuyện phải đến. Chưa kể tiền gửi và nhận tiền gửi có kỳ hạn ngắn, nhưng không ít ngân hàng đã sử dụng nó để cho vay trung, dài hạn. Hệ quả là những rủi ro do mất cân đối huy động - cho vay, mất cân đối kỳ hạn trở nên lệch lạc. Ở bình diện vĩ mô, nó tác động đến các quyết định bơm vốn ra và hút vốn về, đến điều tiết tổng phương tiện thanh toán.

Là chất xúc tác tổng tài sản ảo, Agribank cũng không đứng ngoài cuộc đua vượt trần lãi suất. Thanh tra Chính phủ kết luận trong ba năm 2009-2011, ngân hàng này chi 283 tỉ đồng môi giới huy động vốn với lãi suất vượt trần 14%/năm. Ngân hàng cổ phần bị áp lực thanh khoản huy động vốn vượt trần đã là không chấp nhận được. Quy mô tầm cỡ như Agribank mà vượt trần, thì sẽ khiến dấy lên nghi ngờ lẽ nào thanh khoản ngân hàng to nhất cũng có vấn đề? Hay Agribank - ngân hàng quốc doanh - vượt trần, tôi cũng có thể vượt rào.

Nếu cho vay đúng quy định, đúng đối tượng và giả sử vốn huy động có giảm do tuân thủ trần lãi suất, khó mà hình dung Agribank lâm vào tình trạng thiếu thanh khoản. Hàng năm Agribank nhận được các khoản vốn ưu đãi từ nhiều chương trình trong và ngoài nước tài trợ cho khu vực nông nghiệp - nông thôn để cho vay lại. Trong các đợt tái cấp vốn của NHNN để phục vụ chương trình trọng điểm tam nông, Agribank cũng là ngân hàng đầu tiên được nhắc đến. Không có lý gì Nhà nước để cho “đứa con” 100% vốn sở hữu của mình khó khăn thanh khoản.

Hẳn phải có lý do nào đó kích thích Agribank huy động vốn vượt trần. Liệu có mối liên quan nào giữa doanh số tiền gửi ở các ngân hàng khác và việc vượt trần? Đại diện Agribank cho biết họ đang thực hiện các đề nghị của thanh tra. Trước đó một số cựu lãnh đạo Agribank đã bị bắt và bị truy tố.

Những sai phạm ở Agribank và những tranh chấp pháp lý giữa các luật sư đại diện cho các ngân hàng tại phiên tòa sơ thẩm xử vụ Huyền Như mới đây là tiếng chuông cảnh báo về những “khoảng mờ” trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Đáng nói là trong ngần ấy năm, không biết thanh tra NHNN ở đâu? Hay thanh tra có làm việc mà không phát hiện ra vấn đề kịp thời để xử lý? Và trên hết là trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành đến mức độ nào khi để xảy ra những “khoảng mờ” đó?

Lưu Hảo

tbktsg







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Làm giả giấy tờ để mở thẻ tín dụng, chiếm đoạt tiền của nhiều ngân hàng

Sau khi làm giả chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu…, bị cáo dùng các loại giấy tờ giả này đi mở thẻ tín dụng tại nhiều ngân hàng, rút tiền để tiêu.

Sacombank tung deal "siêu nhiệt" mừng Lễ lớn 

Chào mừng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5, Sacombank triển khai chương trình “Deal náo nhiệt - Khao lễ lớn”  với hàng ngàn ưu đãi hoàn tiền, giảm giá khi khách...

Giá bán USD ngân hàng vượt lên đỉnh mới

Đồng USD tiếp tục tăng giá trên thị trường quốc tế càng gây sức ép lên tỷ giá USD/VND tại ngân hàng trong phiên 16/04.

Chi tiêu “thả ga”, hoàn tiền “cực đã” lên tới 3 triệu đồng cùng thẻ tín dụng quốc tế SHB

Từ nay đến hết 05/09/2024, những khách hàng mở mới hoặc đang sở hữu một trong những thẻ trong bộ “Gia đình thẻ” tín dụng quốc tế SHB sẽ được hưởng mức ưu đãi hoàn...

Giá bán USD ngân hàng leo thang

Bất ổn địa chính trị ở Trung Đông càng làm gia tăng nhu cầu tích trữ các tài sản an toàn như đô la Mỹ và vàng, qua đó khiến giá USD trên thị trường quốc tế tăng...

Ứng xử với tỷ giá

Quí 1-2024, tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng đã tăng khoảng 2,3%, là quí mà tỷ giá tăng mạnh nhất tính từ năm 2012 đến nay. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành dự thảo...

Giá USD tăng sốc

Tuần qua (08-12/04/2024), giá USD trên thị trường quốc tế tăng sốc khi căng thẳng leo thang tại Trung Đông khiến các nhà đầu tư tìm đến “nơi trú ẩn” là các tài sản...

Mang tiền ăn trộm đến ngân hàng gửi tiết kiệm

Trộm hơn 253 triệu đồng, một người đàn ông ở Thừa Thiên - Huế mang 200 triệu đồng đến ngân hàng gửi tiết kiệm, số còn lại dùng để tiêu xài.

Quy định mới về quản lý seri tiền mới in

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 01/2024/TT-NHNN quy định về quản lý seri tiền mới in của NHNN.

LPBank bổ sung phương án đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE: LPB) vừa cập nhật nội dung sửa đổi, bổ sung tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 với phương án đổi tên.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98