Có nên bỏ trần lãi suất?

18/03/2014 09:45
18-03-2014 09:45:08+07:00

Có nên bỏ trần lãi suất?

Năm 2011, trước viễn cảnh lạm phát tăng cao và tình trạng rối ren của các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy định áp trần lãi suất huy động bằng tiền đồng ở mức 14%. Từ đó đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 8 lần hạ trần lãi suất huy động. Hiện nay, trần lãi suất huy động áp dụng cho các kỳ hạn tiền gửi từ 1 đến dưới 6 tháng là 7%/năm. Đối với các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, các tổ chức tín dụng được tự do thương lượng với khách hàng.

* Bỏ ngay trần huy động để áp trần cho vay

Như vậy, việc quy định trần lãi suất cũng như các kỳ hạn áp dụng đã dễ thở hơn nhiều so với trước đây. Hiện tại, hệ thống đang dư thừa một lượng tiền mặt lớn, nên nhiều ngân hàng ngay sau Tết đã chủ động hạ lãi suất huy động, thậm chí còn thấp hơn mức trần, để tiết giảm chi phí huy động vốn như Sacombank, ACB, Đông Á, Techcombank… Việc này cũng giúp cho ngân hàng có điều kiện hạ lãi suất đầu ra, từ đó có thể thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các năm

Theo ông Fiachra Mac Cana, Giám đốc điều hành - Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Công ty Chứng khoán HSC, dường như trần lãi suất huy động không còn cần thiết nữa khi hệ thống tài chính giờ đã ổn định. Việc bỏ trần lãi suất sẽ không giúp nền kinh tế tăng trưởng mạnh hơn, nhưng giúp định giá tiền tệ tốt hơn. Nhờ vậy, đây sẽ là cơ hội để các ngân hàng lớn được quản lý tốt có thể huy động thêm tiền gửi, trong khi các ngân hàng nhỏ sẽ phải trả chi phí vốn cao hơn. Điều này có thể đẩy nhanh tốc độ tái cơ cấu trong hệ thống ngân hàng.

Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 2, tuy thừa nhận trần lãi suất huy động không còn ý nghĩa nhiều đối với việc ngăn chặn hiện tượng “xé rào” lãi suất như trước, nhưng bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ thuộc Ngân hàng Nhà nước, cho rằng chỉ khi kinh tế vĩ mô ổn định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng thật vững chắc, Ngân hàng Nhà nước mới bỏ trần lãi suất huy động. Như vậy, có thể hiểu Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa đưa ra lộ trình cụ thể để tiến tới bỏ hẳn công cụ trần lãi suất.

Liên quan đến việc bỏ hay không bỏ trần lãi suất, thế giới cũng có nhiều chuyện hay để nói. Gần đây, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuyên bố sẽ bỏ trần lãi suất huy động trong 2 năm tới. Một bước đi mà chính phủ nước này hy vọng sẽ buộc các ngân hàng phải cạnh tranh với nhau để tìm khách hàng bằng các điều khoản gửi tiền hấp dẫn. Từ đó sẽ giúp người gửi tiết kiệm có nhiều tiền hơn, ngân hàng sẽ phải đánh giá rủi ro cẩn thận hơn và cho vay nhiều hơn đến khu vực doanh nghiệp tư nhân vốn sẵn lòng trả lãi suất cao hơn. Và đây là đối tượng đang kêu là bị các ngân hàng lớn phớt lờ.

Trước đó, lợi dụng trần lãi suất huy động, các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng do Nhà nước sở hữu đã huy động vốn với chi phí thấp và cho vay với lãi suất thấp cho các doanh nghiệp nhà nước, giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp này. Vì vậy, động thái quyết dỡ bỏ trần lãi suất của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc được nhiều người ủng hộ.

Tuy vậy, việc dỡ bỏ trần lãi suất, nếu không quản lý cẩn thận có thể dẫn đến những rủi ro lớn như ở Mỹ vào những năm 1980. Và đây là một bài học kinh điển.

Khi đó, Mỹ quyết định dỡ bỏ trần lãi suất huy động và kết quả là sự tăng trưởng nhảy vọt rồi sụp đổ của nhiều công ty tiết kiệm và cho vay. Lý do là khi lãi suất huy động được tự do hóa, các ngân hàng phải cạnh tranh với nhau nhiều hơn để thu hút tiền gửi, đẩy chi phí huy động lên cao. Với chi phí cao như thế, nhiều ngân hàng chấp nhận thực hiện các khoản cho vay rủi ro để bù đắp lại chi phí. Nhiều ngân hàng mạnh tay cho vay các dự án bất động sản với kỳ vọng thu được lợi nhuận lớn. Cuối cùng, khi các chủ dự án bất động sản không thể trả nợ, hơn 1.600 ngân hàng đã bị phá sản.

Hãy quay trở lại trường hợp của Trung Quốc. Theo tờ Wall Street Journal, việc trần lãi suất huy động được dỡ bỏ sẽ khiến lãi suất thị trường tăng mạnh, dẫn đến áp lực lớn hơn đối với chính quyền các địa phương, chủ dự án bất động sản và các công ty khác đang phải vật lộn để trả nợ.

Đối với Việt Nam, nhiều khả năng đây cũng sẽ là những đối tượng chịu áp lực lớn nhất khi trần lãi suất huy động được dỡ bỏ. Xem ra ván bài áp trần lãi suất Ngân hàng Nhà nước đang sử dụng muốn kết thúc cũng không đơn giản tí nào.

Sơn Nguyễn

ncđt



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

OCB mở mới 17 chi nhánh, phòng giao dịch trong năm 2024

Mới đây, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã nhận được công văn chấp thuận mở mới thêm 17 chi nhánh, phòng giao dịch trong năm 2024.

Cảnh báo việc tiếp tay cho tội phạm khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

Công an TP Hà Nội cho biết, hiện nay trên các hội nhóm, diễn đàn xuất hiện tình trạng các đối tượng thuê, mua tài khoản ngân hàng với giá từ 500 nghìn đến 1 triệu...

Lên kịch bản ‘sống chung’ với áp lực tỷ giá

Tỷ giá đã tăng hơn 3% kể từ đầu năm, chạm ngưỡng mục tiêu điều hành chính sách ngoại hối. Các chuyên gia cho rằng áp lực tỷ giá sẽ còn dai dẳng theo diễn biến giảm...

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22%, chia cổ tức tỷ lệ 16% bằng tiền và cổ phiếu

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2024 đạt 11,286 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước. Bên cạnh đó, tỷ lệ cổ tức 2023 dự kiến là 16%, trong đó có 5% bằng tiền...

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM tăng 35.4% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM đạt 2.869 tỷ USD, tăng 3.5% so với quý trước và tăng 35.4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm gần...

SHB thông báo điều chỉnh mức phí SMS Banking

Để đảm bảo quyền lợi công bằng cho tất cả khách hàng, kể từ tháng 5/2024, SHB sẽ thực hiện điều chỉnh cơ chế tính phí và mức thu phí dịch vụ theo dõi biến động số...

Sacombank vượt mốc 1 triệu khách hàng thẻ tín dụng, không ngừng gia tăng giá trị và trải nghiệm khách hàng thẻ 

Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, đầu tư bài bản ở cả mảng phát hành lẫn chấp nhận thanh toán thẻ đã giúp Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách...

Định giá cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn, cổ phiếu nào nên "xuống tiền"?

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã trải qua đà hồi phục mạnh từ cuối năm 2023 và duy trì đến nay. Tuy nhiên, so với chỉ số P/E toàn ngành, một số cổ phiếu có cơ bản tốt vẫn...

Giá bán USD ngân hàng tiến gần mốc 26,000 đồng

Phiên sáng 17/04, tỷ giá USD/VND tại ngân hàng tiếp tục phá vỡ mọi kỷ lục trước đó với giá bán USD gần chạm mốc 26,000 đồng.

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý trong vay tiêu dùng và thu hồi nợ

Các chuyên gia ngân hàng cũng cho biết, chất lượng tín dụng cho vay tiêu dùng hiện còn diễn biến theo chiều hướng xấu. Hoạt động xử lý, thu hồi nợ xấu của các tổ...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98