Thị trường bảo hiểm 2014: Lạc quan trong khó khăn

12/03/2014 21:35
12-03-2014 21:35:00+07:00

Thị trường bảo hiểm 2014: Lạc quan trong khó khăn

Hình thành từ năm 1993 đến nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có bước phát triển với nhiều loại hình doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm.

Doanh thu phí bảo hiểm trung bình hàng năm đạt 19,4% trong giai đoạn 2002-2012, cao hơn nhiều so với tăng trưởng GDP bình quân hàng năm. Mức tăng trưởng trên 14% của năm 2013 trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn khó khăn là những bước tiến lạc quan của thị trường bảo hiểm trong năm 2014.

Trụ cột trong khu vực dịch vụ tài chính

Tại Hội nghị thường niên thị trường bảo hiểm vừa được diễn ra ở Ninh Bình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã nhấn mạnh thị trường bảo hiểm ngày càng khẳng định vai trò trong nền kinh tế; là một trụ cột quan trọng trong khu vực dịch vụ tài chính bên cạnh hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán.

Thông qua việc chi trả quyền lợi bảo hiểm (đạt mức trung bình 8.000 tỷ đồng/năm giai đoạn 2002-2012 và xấp xỉ 19.000 tỷ đồng năm 2013), thị trường bảo hiểm đã góp phần quan trọng ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư.

Với tổng đầu tư trở lại nền kinh tế bình quân trên 47.000 tỷ đồng/năm giai đoạn 2002-2012, riêng năm 2013 là trên 105.000 tỷ đồng, đạt gần 3% GDP, thị trường bảo hiểm đã phát huy vai trò là kênh huy động hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi và đầu tư trở lại nền kinh tế. Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã tạo việc làm cho trên 350.000 lao động với thu nhập ổn định, góp phần không nhỏ vào ổn định an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng không ngừng nâng cao năng lực tài chính. Hầu hết các doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán và đạt mức vốn chủ sở hữu theo quy định. Tổng tài sản toàn thị trường tăng bình quân 25%/năm trong giai đoạn 2002-2012, riêng năm 2013 đạt trên 132.000 tỷ đồng; trong đó tổng nguồn vốn chủ sở hữu đạt gần 38.000 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cũng phát huy vai trò thúc đẩy doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các tổ chức, doanh nghiệp và dân cư tham gia bảo hiểm nhằm bảo đảm an toàn tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh và đời sống.

Mặc dù đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận ở trên, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn còn khá nhỏ về quy mô, tỷ lệ doanh thu phí trên GDP mới chỉ đạt mức xấp xỉ 2% so với mức trung bình 3,2% trong khu vực ASEAN và 6,5% trên toàn thế giới. Điều này cho thấy tiềm năng của thị trường rất lớn, còn nhiều cơ hội để phát triển.

Ngoài ra, thị trường bảo hiểm vẫn còn một số tồn tại như sản phẩm trên thị trường mặc dù nhiều nhưng chưa đa dạng và còn ít các sản phẩm vì mục đích cộng đồng và an sinh xã hội. Trong khi đó, năng lực quản trị rủi ro, quản trị doanh nghiệp còn hạn chế, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh vẫn còn tồn tại, hiện tượng trục lợi bảo hiểm đang có xu hướng gia tăng.

Vẫn còn nhiều tiềm năng

Theo dự báo của Cục Giám sát Bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính, trong năm nay, tổng doanh thu phí bảo hiểm phấn đấu đạt 51.632 tỷ đồng, tăng 9,7% so với năm 2013, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng 8%; doanh thu p hí bảo hiểm nhân thọ tăng khoảng 11,5%, phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới bảo hiểm phấn đấu tăng từ 5-7%.

Nhiều chuyên gia kinh tế tỏ ra lạc quan về triển vọng cũng như cơ hội bứt phá trong năm nay của thị trường bảo hiểm Việt Nam có thể tăng trưởng cao hơn dự báo, bất chấp khó khăn chung của nền kinh tế.

Ngay đối với tư lệnh ngành Tài chính, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng phải thừa nhận rằng nhu cầu bảo hiểm của người dân, của các tổ chức kinh tế-xã hội sẽ ngày càng tăng lên. Đây là cơ hội để thị trường bảo hiểm phát triển.

Để khai thác tiềm năng to lớn của thị trường và tháo gỡ các khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đề nghị các doanh nghiệp phải đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên tất cả các mặt từ chiến lược, định hướng tiếp cận thị trường cho đến phát triển sản phẩm; phát triển kênh phân phối; chất lượng phục vụ khách hàng; năng lực tài chính và chiến lược, danh mục đầu tư; công tác định phí bảo hiểm, hoa hồng bảo hiểm.

Cùng với đó là công tác bồi thường, trả tiền bảo hiểm; phòng chống trục lợi bảo hiểm; hoạt động môi giới bảo hiểm; tái bảo hiểm và làm rõ những vấn đề nào thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp, những vấn đề nào cần tháo gỡ liên quan đến cơ chế, chính sách và quản lý, giám sát.

“Chỉ có như vậy, Bộ Tài chính mới có thể hoàn chỉnh cơ chế, chính sách cho phù hợp; kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, giúp cho thị trường bảo hiểm phát triển an toàn, lành mạnh với tốc độ tăng trưởng, hiệu quả cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế và góp phần bảo đảm an sinh xã hội," Bộ trưởng Dũng cho hay.

Cục giám sát Bảo hiểm cũng cho rằng để phát triển thị trường bảo hiểm năm nay, các cơ quan quản lý tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm.

Cùng với tăng cường công tác quản lý, giám sát doanh nghiệp cần chủ động thực hiện các giải pháp tái cấu trúc doanh nghiệp bảo hiểm, tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp để cùng nhau phát triển. Có như vậy mới khắc phục tình trạng trục lợi bảo hiểm và cạnh tranh không lành mạnh trong ngành.

Thùy Dương

vietnam+



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Rút BHXH một lần: 'Mất nhiều hơn được'

Không ít người lao động vì giải quyết khó khăn trước mắt đã rút BHXH một lần, nhưng về sau lại khó khăn đủ đường.

Dự thảo thông tư mới của NHNN đề xuất cấm ngân hàng bán bảo hiểm liên kết đầu tư

Dự thảo thông tư mới của NHNN dự kiến cho phép tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm với các sản phẩm theo quy định, trừ sản phẩm bảo hiểm liên kết...

Cần giải pháp hợp lý cho thị trường bảo hiểm nhân thọ

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo một thông tư và nó có thể ảnh hưởng lớn đến thị trường bảo hiểm nhân thọ (BHNT). Dự thảo thông tư này quy định rằng ngân hàng...

Gần 60% khoản bảo hiểm AIA bán qua ngân hàng bị hủy sau năm đầu

Bộ Tài chính cho biết, 57% khoản bảo hiểm AIA bán qua ngân hàng bị hủy sau năm đầu, một số nhân viên chưa đủ điều kiện nhưng vẫn bán bảo hiểm.

BVH: Hoạt động kinh doanh 2023 có nhiều dấu ấn tích cực, thể hiện sự phát triển bền vững

Ngày 29/03/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán). Trong đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh...

Lo rủi ro nếu để doanh nghiệp quản lý quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung

Bộ Tài chính đề xuất chuyển bảo hiểm hưu trí bổ sung tự nguyện từ các doanh nghiệp tư nhân sang BHXH Việt Nam quản lý để giảm thiểu rủi ro cho người tham gia.

Đề xuất mở rộng đối tượng tham gia, tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ LĐ-TB&XH đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp và tăng mức đóng tối đa 1%.

Bắt nhóm đối tượng làm giả hồ sơ, chiếm đoạt tiền tỷ của nhiều công ty bảo hiểm

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Ninh Bình đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 4 đối tượng về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ...

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Hợp đồng bảo hiểm đã được quy định ngắn gọn và chặt chẽ hơn

Trong phần chất vấn Bộ trưởng Tài chính, đã có rất nhiều câu hỏi dành cho Bộ trưởng Phớc về vấn đề mua và bán bảo hiểm. Đặc biệt là vấn đề quy định về hợp đồng bảo...

Thanh tra bán bảo hiểm qua ngân hàng đối với 2 công ty bảo hiểm lớn

Năm 2024, Bộ Tài chính sẽ thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm; trong đó có thanh tra việc triển khai bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98