Điều tiết lợi nhuận của Nhà nước tại DN

23/04/2014 22:44
23-04-2014 22:44:00+07:00

Điều tiết lợi nhuận của Nhà nước tại DN

Để quản lý chặt chẽ hơn vốn Nhà nước đầu tư tại DN, Dự án Luật Đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại DN đã xác định rõ nguyên tắc phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.

Mặc dù kinh tế chưa hồi phục nhưng các DNNN đã có tăng trưởng đáng kể. Ảnh: Internet

Về vai trò điều tiết của Nhà nước đối với lợi nhuận của doanh nghiệp: Theo Luật DNNN năm 2003, việc phân phối lợi nhuận của công ty nhà nước theo tỷ lệ vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp so với vốn doanh nghiệp tự huy động sau khi thực hiện các nghĩa vụ theo quy định.

Điều này nảy sinh bất cập đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu bằng vốn nhà nước đầu tư, vốn tự huy động ít hoặc không có để bảo đảm đầu tư phát triển cho doanh nghiệp và quyền lợi của doanh nghiệp.

Khắc phục tình trạng này, kể từ ngày Luật DNNN năm 2003 hết hiệu lực thi hành, Chính phủ đã có quy định trình tự phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi bù lỗ năm trước, trích Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ, nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp theo quy định, doanh nghiệp được trích lập Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ khen thưởng phúc lợi cho người lao động, Quỹ thưởng viên chức quản lý doanh nghiệp dựa trên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, xếp loại doanh nghiệp theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

Để chặt chẽ hơn, Dự án Luật Đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại DN đã xác định rõ nguyên tắc phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp theo hướng: Việc phân phối lợi nhuận sau thuế đảm bảo lợi ích của Nhà nước khi đầu tư vốn vào doanh nghiệp, để lại một phần lợi nhuận để tái đầu tư phát triển doanh nghiệp và một phần lợi nhuận để trích Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi cho người lao động tại doanh nghiệp.

Thời gian qua, DNNN đã cơ bản thực hiện được vai trò, nhiệm vụ chủ sở hữu giao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù kinh tế thế giới chưa hồi phục, xuất khẩu hàng hóa còn hạn chế nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN vẫn có sự tăng trưởng đáng kể, vốn chủ sở hữu, doanh thu tăng; tỷ suất Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu đạt ở mức khá, đóng góp thu nộp cho ngân sách nhà nước.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, năm 2006 khi mới hình thành một số tập đoàn kinh tế (TĐKT) nhà nước, quy mô vốn chủ sở hữu của các tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT) là 317.647 tỷ đồng, đến hết năm 2012 vốn chủ sở hữu của các TĐ, TCT là 921.638 tỷ đồng, bằng 290% so với năm 2006. Vốn chủ sở hữu của các TĐ, TCT hàng năm tăng chủ yếu từ nguồn lợi nhuận sau thuế; đánh giá lại tài sản, thặng dư vốn thu được trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên, đơn vị phụ thuộc của TĐ, TCT.

Tổng tài sản năm 2006, tổng tài sản của các TĐ, TCT là 751.698 tỷ đồng, đến hết năm 2012, tổng tài sản của các TĐ, TCT là 2.392.274 tỷ đồng, bằng 318% so với năm 2006.

Doanh thu năm 2006 của các TĐ, TCT là 455.822 tỷ đồng, đến hết năm 2012, doanh thu của các TĐ, TCT là 1.572.983 tỷ đồng, bằng 345% so với năm 2006.

Lợi nhuận năm 2006 của các TĐ, TCT là 67.201 tỷ đồng, đến hết năm 2012, lợi nhuận của các TĐ, TCT là 156.146 tỷ đồng, bằng 232% so với năm 2006.

Năm 2006, nộp ngân sách nhà nước của các TĐ, TCT là 143.756 tỷ đồng, đến hết năm 2012, nộp ngân sách của các TĐ, TCT là 200.141 tỷ đồng, bằng 139% so với năm 2006.

Minh Anh

hải quan



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98