Ham ủy thác nghìn tỷ, ngân hàng ưu ái 'sân sau'?

13/04/2014 08:34
13-04-2014 08:34:12+07:00

Ham ủy thác nghìn tỷ, ngân hàng ưu ái 'sân sau'?

Sau vụ bầu Kiên tại ngân hàng ACB, dư luận đặc biệt quan tâm đến vai trò của ngân hàng đối với nền kinh tế và vấn đề “sân sau”. Bởi, trong khi người dân và DN không dễ tiếp cận tín dụng thì các ngân hàng lại dễ dàng đem cả nghìn tỷ đồng ủy thác đầu tư. sự kiện nóng

Bạo tay chi nhiều nghìn tỷ

Báo cáo tài chính năm 2013 của một công ty quản lý quỹ mới đây cho thấy, trong năm qua, một NH thuộc nhóm G12 đã đã ủy thác trực tiếp và gián tiếp cho quỹ này gần 1.000 tỷ đồng.

Trong gần 1.000 tỷ đồng được ủy thác, quỹ này đã đầu tư một phần nhỏ và các cổ phiếu NH, chứng khoán. Ngoài ra, một phần lớn được đổ vào BĐS, bảo hiểm và cả bia rượu.

Con số 1.000 tỷ đồng trong hoạt động ủy thác của một NH có vẻ lớn, nhưng trên thực tế, nhiều NH vẫn đang thực hiện nếu trong giấy phép hoạt động của bên nhận ủy thác có đề cập đến nghiệp vụ này.

Trước đó, giới đầu tư cũng đã từng giật mình với khoản tiền 8.000 tỷ mà Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa trước hợp nhất (thành Ngân hàng SCB) đã ủy thác cho CTCP Quản lý quỹ ĐTCK Thái Dương (ThaiDuong Capital) để mua cổ phần của 3 công ty đầu tư BĐS.

Cú "rót vốn" khổng lồ mà Tín Nghĩa thực hiện đã giúp tổng tài sản của công ty quản lý quỹ này tăng vọt từ 831 tỷ năm 2010 lên 8.630 tỷ cuối năm 2011.

Điều mà nhiều người quan tâm là khoản tiền này được đầu tư chủ yếu vào 3 DN có liên quan tới Công ty THNN Vạn Phát Thịnh do một doanh nhân nổi tiếng là Trương Mỹ Lan thành lập.

Cụ thể, khoảng 3.750 tỷ đồng đã được đầu tư vào Đại Trường Sơn, 2.730 tỷ đồng vào An Đông và gần 1.520 vào CTCP Vạn Thịnh Phát.

Gần đây, khái niệm "ủy thác" của các ngân hàng khá nhạy cảm nhất là sau vụ bầu Kiên với hàng chục nghìn tỷ đồng được thực hiện. Trong đó có ủy thác gửi vào các NH trị giá hơn 28 nghìn tỷ đồng và cả nghìn tỷ đồng qua ACBS rồi qua 2 DN của bầu Kiên để mua cổ phiếu.

Thực trạng NH mang nhiều nghìn tỷ đồng cho người khác đầu tư một cách khá dễ dàng khiến không ít nhà đầu tư đặt ra câu hỏi về vai trò của ngân hàng đối với nền kinh tế và những nghi vấn quanh chuyện "sân sau" đang được dư luận đặc biệt quan tâm, nhất là sau vụ bầu Kiên tại ngân hàng ACB.

Giám sát chặt "sân sau"

Trên thực tế, Luật Các tổ chức tín dụng đều cho phép các NH được nhận ủy thác và ủy thác đầu tư. Điều này cho thấy, các ngân hàng không sai luật nếu trong giấy phép có nghiệp vụ này và bên nhận ủy thác có chức năng đầu tư được pháp thừa nhận.

Tuy nhiên, khi hệ thống NH đối mặt với tình trạng nợ xấu tăng cao và nhiều khoản đầu tư, cho vay không hiệu quả thì câu chuyện ủy thác có vẻ trầm trọng. Nhất là khi trong vụ án bầu Kiên tại ACB sắp được đưa ra xét xử, nhiều người hẳn còn rất ấn tượng với các chiêu trò "điều vốn" được nêu lên trong cáo trạng thông qua các quyết định "ủy thác", từ ủy thác gửi tiền cho tới đầu tư.

Bằng nhiều thủ thuật, tiền từ ACB đã được bơm qua cho các DN của bầu Kiên và sau đó được dùng để đầu tư trong nhiều lĩnh vực.

Cùng với ông Nguyễn Đức Kiên, hàng loạt các cán bộ ACB khác cũng bị đưa ra xét xử trong vụ án với tội danh có liên quan tới từ "ủy thác" như: ông Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải.

Trong trường hợp SCB, ngân hàng này đang tái cấu trúc nên nhiều thông tin bao gồm khối tiền 8.000 ủy thác trước đó chưa được công bố rộng rãi. Trong trường hợp quỹ đầu tư trên việc nhận ủy thác 1.000 tỷ đồng để đầu tư chứng khoán cũng là rất bình thường khi thời điểm đầu tư trong năm 2013 có lẽ rất có lợi cho DN bởi TTCK gần đây tăng trưởng rất mạnh.

Mặc dù vậy, không hẳn các NĐT và cổ đông đã cảm thấy an tâm khi các thông tin về đầu tư ủy thác đã phát lộ mối quan hệ gần gũi các ông chủ trong các bên của mối quan hệ đầu tư này.

Điều này cũng dễ hiểu, hoạt động của hệ thống NH rất phức tạp. Các nghiệp vụ có thể chỉ cần chút ít thủ thuật có thể trở thành nghiệp vụ khác như việc ngân hàng nhận ủy thác đầu tư của cá nhân với lãi suất cao đôi khi lại là một hình thức huy động vốn vượt trần lãi suất.

Trong bối cảnh các ngân hàng đang tái cấu trúc, xóa nợ xấu, rất có thể việc sắp xếp lại các khoản nợ, khoản đầu tư là điều cần phải làm. Không ít ngân hàng có lẽ đang phải giải quyết những "tồn đọng" do các hoạt động có liên quan tới "ủy thác", "trái phiếu"... mà ý nghĩa của nó nhiều khi được sử dụng như một cách lách luật, một chiêu cung cấp vốn cho một số đối tượng nào đó, mà không được ghi nhận như một khoản tín dụng.

Cuối 2013, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cần đưa các ngân hàng cổ phần lên sàn chứng khoán để chặn sở hữu chéo, để giao dịch công khai minh bạch... Tất nhiên khi đó, các vấn đề "sân sau" có lẽ cũng sẽ được giám sát chặt chẽ hơn, bởi chính những người trong cuộc.

Mạnh Hà

Diễn đàn kinh tế Việt Nam





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bắt nữ Giám đốc Ngân hàng MSB chi nhánh Thanh Xuân lừa đảo 338 tỷ đồng

Theo lãnh đạo Công an TP Hà Nội, Giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân Bùi Thị Hoài Anh đã lừa đảo 8 bị hại với số tiền 338 tỷ đồng.

Thêm khách hàng tố tài khoản tại MSB 'bốc hơi' gần 28 tỷ đồng

Vụ việc một tài khoản tại Ngân hàng MSB bị "bốc hơi" hơn 58 tỷ đồng chưa hết ồn ào thì lại có thêm một khách hàng phản ánh cũng bị rút sạch số tiền 27,7 tỷ đồng.

Đang thi hành 4 bản án, ông Trần Phương Bình tiếp tục hầu tòa

Dù đang thi hành 4 bản án, với tổng hình phạt chung là tù chung thân nhưng ông Trần Phương Bình tiếp tục phải hầu tòa vì làm thất thoát của Ngân hàng Đông Á 981 tỷ...

Giá USD ngân hàng lập đỉnh mới

Giá USD tại các ngân hàng thương mại hôm nay lập đỉnh mới, có ngân hàng đưa giá bán vượt mốc 25.000 đồng/USD. Còn giá USD trên thị trường tự do lại hạ nhiệt.

Nam A Bank được Moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

Nam A Bank (mã chứng khoán NAB - HOSE) vừa được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng.

Tiên phong xu hướng ngân hàng mở, OCB hướng đến giải pháp tài chính xanh 

Với chiến lược hướng đến mô hình quản trị  bền vững, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã và đang tiên phong trong cuộc đua triển khai Open API theo xu hướng ngân hàng mở...

SeABank - Nơi những người dành cả thanh xuân để cống hiến

Trên hành trình 30 năm phát triển, kết nối giá trị cuộc sống của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) không thể thiếu những con người tận tâm gắn bó...

Eximbank vinh dự nhận giải thưởng thanh toán quốc tế xuất sắc từ Citibank

Ngày 26/3/2024, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) vinh dự được Citibank trao tặng giải thưởng “Chất lượng Thanh toán Quốc tế xuất sắc” (USD Payments...

MSB nói gì về việc khách hàng bị mất 58 tỷ trong tài khoản?

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) vừa có thông tin phản hồi về trường hợp một khách hàng tại Hà Nội phản ánh mất số tiền hơn 58 tỷ đồng trong tài khoản.

Vụ Trương Mỹ Lan: Cựu cục trưởng thanh tra 'xấu hổ' vì nhận hối lộ 5,2 triệu USD

Nhận hối lộ 5,2 triệu USD từ thuộc cấp của bà Trương Mỹ Lan, bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước) trình bày rất ân...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98