Kết cục buồn của ngân hàng bị ép lớn

17/04/2014 10:47
17-04-2014 10:47:03+07:00

Kết cục buồn của ngân hàng bị ép lớn

M&A ngân hàng đang chuyển động, có thể nói, ở giai đoạn nước rút. Số lượng ngân hàng sẽ bớt đi, chất lượng thì vẫn còn đó những dấu hỏi. Nếu chất lượng ngân hàng không được nâng lên như đòi hỏi của cuộc cải cách, những cuộc sáp nhập sẽ chỉ là phép cộng số học đơn thuần.

Tự nguyện sáp nhập vào Sacombank, Phương Nam tự nguyện mất tên mất tuổi. Sắp tới, trên thị trường sẽ không còn Ngân hàng Phương Nam nữa.

Đầu những năm 2000, các cổ đông sáng lập của Ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên chưa bao giờ có ý định chuyển nhượng khoản đầu tư của họ. Họ có lý do để giữ chúng vì thời ấy Mỹ Xuyên trả cổ tức 25%/năm bằng tiền mặt rất đều đặn. Địa bàn hoạt động của ngân hàng chỉ gói gọn ở tỉnh An Giang và một số địa phương xung quanh với nghiệp vụ chính là tín dụng. Do nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư có hạn, vốn huy động tại chỗ của Mỹ Xuyên không đủ đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng. Ngân hàng vận dụng cơ chế đặc thù dành cho quỹ tín dụng nhân dân để nhận tiền gửi lãi suất cao, cho vay lãi suất cao. Ngay cả thế, Mỹ Xuyên cũng thường xuyên phải nhờ cậy đến nguồn vốn tài trợ của một số tổ chức tín dụng, nhất là những ngân hàng ở TPHCM.

Lớn ép

Rồi cơn lốc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thổi đến và Mỹ Xuyên cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của nó. Từ mức vốn điều lệ vài chục, rồi vài trăm, ngân hàng phải tăng vốn lên 1.000 tỉ đồng và sau đó là 3.000 tỉ đồng. Ông Lâm Hoàng Lộc, một cổ đông của Mỹ Xuyên lúc ấy, đã băn khoăn vì sao cứ phải là ngân hàng to, vốn nhiều, mới kinh doanh hiệu quả? Mỹ Xuyên cho vay chủ yếu khu vực nông nghiệp - nông thôn và làm tốt vai trò của một ngân hàng cổ phần nông thôn. Hà cớ gì nó phải chuyển thành ngân hàng đô thị?

Nhưng pháp luật là pháp luật. Mỹ Xuyên cuối cùng cũng trở thành ngân hàng “to” với những cổ đông mới, có cả cổ đông nước ngoài Fullerton Financial Holding (Singapore) sở hữu 20%. Kể từ khi được chuyển đổi với tên mới là Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông, hiệu quả kinh doanh so với vốn chủ sở hữu của tổ chức tín dụng này không còn được như trước. Sự “cưỡng bức” lớn nhanh về vốn đã không đi cùng với năng lực quản trị kinh doanh cũng như mở rộng sang những nghiệp vụ mà ngân hàng không có truyền thống như thẻ, ngoại hối, bao thanh toán…

Từ năm 2012 trong báo cáo tài chính hàng quí của Mê Kông, trong khoản mục giao dịch với các bên liên quan, bắt đầu xuất hiện cái tên Ngân hàng TMCP Hàng hải (MSB) với quan hệ ghi rõ là cổ đông lớn. Thí dụ trong báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán bán niên 2013, trang 13, Mê Kông nhận tiền gửi từ MSB 1.690 tỉ đồng. Cũng ở trang này Mê Kông còn có giao dịch với Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản của MSB. Ngoài ra, Công ty Chứng khoán MSB cũng là một cổ đông lớn của Mê Kông. Các động thái đó là tiền đề để Mê Kông sáp nhập với MSB, mà không cần phải đợi đến khi chuẩn bị họp đại hội đồng cổ đông thường niên, cả hai bên mới thông báo cho cổ đông được rõ về chủ trương hợp nhất với một ngân hàng khác.

Câu chuyện “lớn nhanh” của Mê Kông gợi nhớ về một trường hợp khác: Ngân hàng TMCP Nông thôn Ninh Bình. Lúc mới thành lập, ngân hàng này có vốn 5 tỉ đồng. Cuối năm 2005, nó bắt đầu có mặt trên địa bàn Hà Nội và năm 2007 chính thức mang cái tên đẹp Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu (GPBank). Từ “dầu khí” xuất hiện khi tập đoàn Dầu khí (PetroVietnam) góp 20% vốn vào đây.

Sự hiện diện của cổ đông tầm cỡ PetroVietnam đã không giúp GPBank vượt qua một số lỗ hổng trong quản trị, kể cả việc cung ứng vốn cho một doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp tàu thủy. Kết quả là GPBank “lọt” vào danh sách tái cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước. Đến giờ đối tác Singapore UOB đã khảo sát xong ở GPBank và theo dự kiến của cơ quan quản lý, GPBank sẽ chuyển thành chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Đây sẽ là trường hợp đầu tiên trong lịch sử ngành ngân hàng một tổ chức tín dụng nội địa được bán toàn bộ cho nhà đầu tư ngoại.

“Cá bé nuốt cá lớn”

Những thông tin về vụ thâu tóm Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) tưởng đã lắng xuống, lại thêm một lần “bùng phát” sau khi Sacombank và Ngân hàng TMCP Phương Nam xin ý kiến cổ đông về chủ trương sáp nhập Phương Nam vào Sacombank. Sự sáp nhập này vốn dĩ đã có trong khởi nguồn ban đầu của nó khi Phương Nam bị chi phối bởi một nhóm cổ đông lớn. Nó chỉ chọn đúng thời điểm để diễn ra mà thôi.

Với vai trò là một trong những nhà đầu tư tham gia thâu tóm Sacombank, Phương Nam đã từng được giới tài chính nhìn nhận như một con cá bé nuốt một con cá bự gấp mấy lần mình nếu so sánh về mạng lưới, tổng tài sản, quy mô tín dụng, lợi nhuận. Song, bỏ qua màn “độc diễn” đó, tự nguyện sáp nhập vào Sacombank, Phương Nam tự nguyện mất tên mất tuổi. Sắp tới, trên thị trường sẽ không còn Ngân hàng Phương Nam nữa.

Sự tự nguyện này có lý do của nó. Nhìn vào báo cáo tài chính quí 3-2013 và tài liệu họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2014 gửi cổ đông mới đây, Phương Nam lỗ hơn 200 tỉ đồng trong quí 4 năm ngoái, lợi nhuận cả năm chỉ 18 tỉ đồng. Đáng báo động hơn, theo báo cáo tài chính hợp nhất quí 3-2013, trang 31, giá trị tài sản thế chấp của ngân hàng còn có 48.562 tỉ đồng (phần lớn là quyền sử dụng đất và bất động sản), trong khi dư nợ lên tới 43.539 tỉ đồng, tỷ lệ cho vay 10 đồng/11 đồng tài sản thế chấp. Chắc chắn không có ngân hàng Việt Nam nào “dũng cảm” áp dụng một tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp thấp đến mức ấy cả!

Còn tên

Một trường hợp khác. Tài liệu họp đại hội đồng cổ đông năm nay của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) đưa ra phương án sáp nhập vào VietinBank theo mô hình ngân hàng trong ngân hàng và vẫn giữ nguyên tên cũ. PGBank thậm chí xin ý kiến cổ đông cả tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu là 0,82 tức 1 cổ phiếu PGBank bằng 0,82 cổ phiếu VietinBank. Một số công ty chứng khoán trong bản tin tư vấn cho khách hàng nhận xét tỷ lệ này có lợi cho cổ đông PGBank. Số khác thì nói đây là một món hời cho nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu PGBank. Còn với VietinBank, “sự sáp nhập không mang lại nhiều lợi ích thấy rõ” như nhận định của một công ty chứng khoán.

Tổng công ty Xăng dầu Petrolimex hiện sở hữu 40% cổ phần PGBank. Mấu chốt nằm ở đây. Tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu cao sẽ thuận lợi cho tổng công ty. Việc giữ lại tên khiến người ta băn khoăn: PGBank xét về thương hiệu thua xa VietinBank. Đứng ở góc độ kinh doanh ngân hàng, cho vay-huy động, cái tên VietinBank được nhận biết nhiều hơn so với PGBank. Vậy giữ lại tên để làm gì? Hay là một chiêu thức tiếp thị cho Tổng công ty Petrolimex vốn gần như thống lĩnh trong nhập khẩu xăng dầu, chẳng liên quan gì tới ngân hàng?

M&A ngân hàng đang chuyển động, có thể nói, ở giai đoạn nước rút. Số lượng ngân hàng sẽ bớt đi, chất lượng thì vẫn còn đó những dấu hỏi. Lại đến một thời kỳ những ngân hàng “to” trở thành tầm cỡ, lần này không phải ở quy mô tối thiểu 3.000 tỉ đồng như vào cuối năm 2008, mà là hàng chục ngàn tỉ đồng. So với các ngân hàng khu vực, quy mô của ngân hàng Việt Nam như thế vẫn còn nhỏ. Lớn nhanh cần đi đôi với quản trị tốt. Quy mô cần tương xứng với trình độ điều hành. Nếu chất lượng ngân hàng không được nâng lên như đòi hỏi của thời cuộc, những cuộc sáp nhập sẽ chỉ là phép tính số học đơn thuần.

Hải Lý

TBKTSG





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bắt nữ Giám đốc Ngân hàng MSB chi nhánh Thanh Xuân lừa đảo 338 tỷ đồng

Theo lãnh đạo Công an TP Hà Nội, Giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân Bùi Thị Hoài Anh đã lừa đảo 8 bị hại với số tiền 338 tỷ đồng.

Thêm khách hàng tố tài khoản tại MSB 'bốc hơi' gần 28 tỷ đồng

Vụ việc một tài khoản tại Ngân hàng MSB bị "bốc hơi" hơn 58 tỷ đồng chưa hết ồn ào thì lại có thêm một khách hàng phản ánh cũng bị rút sạch số tiền 27,7 tỷ đồng.

Đang thi hành 4 bản án, ông Trần Phương Bình tiếp tục hầu tòa

Dù đang thi hành 4 bản án, với tổng hình phạt chung là tù chung thân nhưng ông Trần Phương Bình tiếp tục phải hầu tòa vì làm thất thoát của Ngân hàng Đông Á 981 tỷ...

Giá USD ngân hàng lập đỉnh mới

Giá USD tại các ngân hàng thương mại hôm nay lập đỉnh mới, có ngân hàng đưa giá bán vượt mốc 25.000 đồng/USD. Còn giá USD trên thị trường tự do lại hạ nhiệt.

Nam A Bank được Moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

Nam A Bank (mã chứng khoán NAB - HOSE) vừa được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng.

Tiên phong xu hướng ngân hàng mở, OCB hướng đến giải pháp tài chính xanh 

Với chiến lược hướng đến mô hình quản trị  bền vững, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã và đang tiên phong trong cuộc đua triển khai Open API theo xu hướng ngân hàng mở...

SeABank - Nơi những người dành cả thanh xuân để cống hiến

Trên hành trình 30 năm phát triển, kết nối giá trị cuộc sống của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) không thể thiếu những con người tận tâm gắn bó...

Eximbank vinh dự nhận giải thưởng thanh toán quốc tế xuất sắc từ Citibank

Ngày 26/3/2024, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) vinh dự được Citibank trao tặng giải thưởng “Chất lượng Thanh toán Quốc tế xuất sắc” (USD Payments...

MSB nói gì về việc khách hàng bị mất 58 tỷ trong tài khoản?

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) vừa có thông tin phản hồi về trường hợp một khách hàng tại Hà Nội phản ánh mất số tiền hơn 58 tỷ đồng trong tài khoản.

Vụ Trương Mỹ Lan: Cựu cục trưởng thanh tra 'xấu hổ' vì nhận hối lộ 5,2 triệu USD

Nhận hối lộ 5,2 triệu USD từ thuộc cấp của bà Trương Mỹ Lan, bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước) trình bày rất ân...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98