Ngành mía đường bế tắc

22/04/2014 06:52
22-04-2014 06:52:41+07:00

Ngành mía đường bế tắc

Theo tính toán của Bộ NN-PTNT, sản lượng đường chế biến niên vụ 2013 - 2014 đạt 1,6 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ 1,4 triệu tấn. Nếu tính lượng đường nhập khẩu theo cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) khoảng 77.000 tấn, cùng lượng đường tồn kho năm trước và đường nhập lậu dọc các tỉnh biên giới thì số đường dư thừa có thể lên 500.000 - 600.000 tấn.

Trong khi đó, lượng đường tồn kho tại nhà máy trên 588.000 tấn, cao hơn cùng kỳ trên 140.000 tấn nên giá đường giảm xuống thấp nhất trong nhiều năm qua. Từ 18.000 đồng - 19.000 đồng/kg năm 2011, nay chỉ còn 12.000 - 13.000 đồng/kg tùy khu vực, trong khi giá đường nhập lậu tại biên giới chỉ khoảng 11.000 đồng/kg. Như vậy, giá đường giảm dần qua từng năm, đẩy ngành mía đường vốn đã khó càng thêm khó.

Vì vậy, để giải tỏa áp lực đường tồn kho này chỉ còn trông chờ vào việc xuất bán tiểu ngạch qua Trung Quốc. Bộ NN-PTNT vừa đề nghị Bộ Công thương cấp phép xuất khẩu tiếp 400.000 tấn cả đường RE và RS qua biên giới Trung Quốc để giải tỏa bớt hàng tồn kho. Trước đó, Bộ Công thương cũng đã cho phép xuất khẩu 200.000 tấn đường RS từ tháng 1 đến tháng 6-2014 nhằm tận dụng nhu cầu thị trường này như cách ngành gạo đang làm. Ngồi trên “đống lửa”, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) đề xuất cho phép xuất khẩu không hạn chế số lượng và chủng loại.

Tuy nhiên, do Bộ Công thương dựa vào con số thống kê trên văn bản, còn VSSA dựa vào lượng đường tồn kho thực tế từ các nhà máy và con số tiêu thụ thực tế trên thị trường, nên Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương vẫn chưa thống nhất với nhau về số lượng đường dư thừa. Có thể nói, đây là điều làm ngành đường rơi vào bế tắc.

Theo VSSA, có 3 yếu tố tác động việc tiêu thụ của ngành mía đường. Đó là, về nguyên tắc nhu cầu tiêu thụ đường trong nước ngày càng cao, nhưng ghi nhận của Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương 3 năm qua gần như nhu cầu tiêu thụ đường trong nước không tăng (có thể từ sự khó khăn kinh tế kéo dài, người tiêu dùng phải tiết giảm các chi tiêu, trong đó có các sản phẩm sử dụng đường), trong khi yếu tố đường nhập lậu vẫn chưa có giải pháp ngăn chặn hiệu quả.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 389 thay thế Quyết định 127 về việc thành lập Ban chỉ đạo trung ương về chống buôn lậu và gian lận thương mại do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu, phó ban thường trực là Bộ trưởng Bộ Tài chính. Nhiều người hy vọng điều này sẽ có tác động tích cực hơn việc chống buôn lậu, đặc biệt là đối với đường.

Trong khi đó, việc xuất khẩu tiểu ngạch không phải lúc nào cũng dễ dàng. Phía Trung Quốc luôn thay đổi chính sách, và bản thân 2 bộ không phải lúc nào cũng thống nhất và thông thoáng. Hiện nay, lại thêm tình trạng ách tắc cho khâu vận chuyển bị kiểm soát nghiêm khi Bộ GTVT chấn chỉnh việc vận chuyển đúng tải khiến giá vận chuyển bị đẩy lên cao.

Đăng Lãm

sài gòn giải phóng





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE tăng 67% so với cùng kỳ

Tháng 3, Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu USD cá tra sang UAE, tăng 62%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 7 triệu USD, tăng...

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98