Quang gánh lãi vay có còn nặng?

02/04/2014 13:05
02-04-2014 13:05:16+07:00

Quang gánh lãi vay có còn nặng?

Tính đến cuối năm 2013, gánh nặng lãi vay của các doanh nghiệp niêm yết dường như đã nhẹ đi phần nào theo động thái hạ lãi suất cho vay của hàng loạt ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, xét về khía cạnh mạnh dạn vay thêm để tăng cường hoạt động sản xuất thì các doanh nghiệp vẫn khá e dè.

Trong năm 2013, với chính sách nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại đã dần dần hạ lãi suất cho vay. Theo đó, số liệu chi phí lãi vay của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn cũng có sựt sụt giảm đáng kể trong năm 2013 khi tình hình nợ vay thay đổi không bao nhiêu.

Theo thống kê của Vietstock, năm 2013 tổng chi phí lãi vay của toàn thị trường là 19,957.7 tỷ đồng, giảm 16% so với năm trước và đến 75% doanh nghiệp trên sàn có lãi trước thuế và lãi vay (EBIT) đủ để trang trải chi phí lãi vay (hay tỷ số thanh toán lãi vay lớn hơn 1). Trong khi vay và nợ ngắn hạn năm 2013 chỉ tăng 7% và vay dài hạn giảm 5.9%.

Giảm lãi vay hơn phân nửa

Trên toàn thị trường có đến hơn 300 doanh nghiệp đã giảm được chi phí lãi vay và gần 90 doanh nghiệp giảm đến trên 50% chi phí này. Trong đó, những cái tên nổi bật có thể kể đến như NVT, DXG, VC3

Đối với NVT, chi phí lãi vay chỉ còn tầm 1 tỷ đồng, giảm mạnh so với còn số 55 tỷ đồng ở năm trước. Đây là nhân tố giúp doanh nghiệp có lãi 18 tỷ đồng sau hai năm liên tiếp lỗ lớn. Trong khi đó, doanh thu thuần của NVT chỉ 207 tỷ đồng, tăng không bao nhiêu so với năm 2012. Mặc dù chi phí lãi vay giảm mạnh nhưng trong năm 2013, doanh nghiệp lại đẩy mạnh vay nợ ngắn hạn lên 164 tỷ đồng,tăng 46% và giảm vay dài hạn xuống 69 tỷ đồng, giảm 57%.

Ngược lại, DXG lại tăng vay dài hạn lên 70 tỷ đồng trong khi năm trước cả vay ngắn hạn và dài hạn đều rất thấp. Dù vậy, chi phí lãi vay của doanh nghiệp này lại giảm đến 95% xuống còn 343 triệu đồng.

Đình đám hơn cả, chi phí lãi vay của VST chỉ còn lại 22.6 tỷ đồng, bằng 1/6 năm 2012. Dẫu đã giảm đáng kể chi phí lãi vay nhưng VST vẫn lỗ nặng 238 tỷ đồng trong năm 2013 do kinh doanh dưới giá vốn hàng bán. Đây là năm thứ hai liên tiếp doanh nghiệp báo lỗ, năm 2011 may mắn thoát lỗ nhờ lợi nhuận khác. Còn trong hai năm 2011, 2012 công ty bị lỗ thuần hoạt động kinh doanh đậm là do chi phí tài chính quá lớn, lần lượt 388 tỷ đồng và 143 tỷ đồng (và chi phí lãi vay tương ứng 170 tỷ đồng, 134 tỷ đồng).

Hay như LAF, TSC, NAG, CAN, KAC, TYA đã giảm trên 70% chi phí lãi vay.

Nợ vay không tăng

Xét bề mặt chung trên toàn thị trường, các doanh nghiệp vẫn chưa mạnh dạn vay thêm dù các ngân hàng thương mại liên tục tung ra các gói cho vay lãi suất ưu đãi. Điều này thể hiện qua vay và nợ ngắn hạn năm 2013 đạt 156,515 tỷ đồng, tăng 7% và vay dài hạn giảm 6% ở mức 151,593 tỷ đồng.

Thậm chí, trong năm qua, có khá nhiều doanh nghiệp đã giảm gánh nặng nợ vay đáng kể. Ví như FIT, vay ngắn hạn chỉ còn lại 1.6 tỷ đồng và không còn vay dài hạn, trong khi năm 2012 hai khoản mục này tương ứng là 1,541 tỷ đồng và 71.6 tỷ đồng.

VCG với việc quẳng được cục nợ Xi măng Cẩm Phả cho Viettel đã giúp doanh nghiệp giảm nợ vay ngắn hạn đến một nửa từ 5,489 tỷ đồng xuống 2,646 tỷ đồng, vay dài hạn cũng giảm 28% xuống 3,838 tỷ đồng.

Một vài doanh nghiệp khác như VID, DLG, PTL, TSC cũng giảm nợ vay ngắn hạn đến 70%. Trong đó riêng DLG giảm vay ngắn hạn thì tăng vay dài hạn gấp đôi lên 1,042 tỷ đồng.

Đa phần các doanh nghiệp sau khi giảm mạnh nợ vay thì tổng nguồn vốn đều giảm theo. Song vẫn có một số trường hợp tìm nguồn huy động khác. Đơn cử, TRA với việc năm qua phát hành thành công hơn 12 triệu cổ phần với giá 20,000 đồng đã giúp vốn chủ sở hữu tăng gấp rưỡi lên 683 tỷ đồng, tổng nguồn vốn tăng nhẹ 12%. Với LM3, vay nợ ngắn hạn giảm 150 tỷ đồng thì lại tăng thêm các khoản phải trả, phải nộp khác 280 tỷ đồng; hay DNY giảm phân nửa nợ vay ngắn hạn nhưng tăng phải trả người bán gấp 4 lần.

Trái ngược với các doanh nghiệp giảm nợ vay, một vài doanh nghiệp năm qua đã tăng sử dụng đòn bẩy tài chính đáng kể. Đơn cử như TTP, năm 2012 doanh nghiệp này không hề có nợ vay, song năm vừa qua đã mạnh dạn vay tới hơn 350 tỷ đồng gồm 128 tỷ vay ngắn hạn và 223 tỷ vay dài hạn. Hay HUT cũng nâng số nợ vay ngắn hạn gấp đôi từ 290 tỷ đồng lên 604 tỷ đồng, DRC tăng nợ vay ngắn hạn đến con số 544 tỷ đồng, gấp gần 4 lần năm trước.

Theo đó, chi phí lãi vay của các doanh nghiệp này cũng tăng theo cấp số nhân. Với TTP, chi phí lãi vay năm vừa qua là 17.8 tỷ đồng, tăng gấp bội so với con số 154 triệu đồng ở năm trước. HVX cũng tăng chi phí lãi vay trên 10 lần, việc này đã khiến HVX năm đầu tiên báo lỗ kể từ khi niêm yết và mức lỗ là 15 tỷ đồng.

Xét đến khả năng thanh toán lãi vay, các doanh nghiệp trên vẫn khá an toàn với việc lợi nhuận tạo ra vẫn đủ để trả chi phí lãi vay. Đơn cử như DRC tỷ số khả năng thanh toán lãi vay là 13.76; TTP là 3.81 lần. Chỉ riêng HVX là đáng báo động khi tỷ số này chỉ 0.7 lần, nghĩa là EBIT không đủ để bù đắp chi phí lãi vay.

Khả năng thanh toán lãi vay (TTLV) của một số DN tăng vay nợ mạnh 2013

Như vậy, nợ vay của các doanh nghiệp niêm yết tăng không đáng kể và thậm chí còn sụt giảm nhẹ trong năm 2013. Điều đáng mừng là tổng chi phí lãi vay giảm 16% so với năm trước, tạo ra một kỳ vọng cho doanh nghiệp có cấu trúc tài chính an toàn, lợi nhuận tạo ra đủ để bù đắp chi phí lãi vay..

Mỹ Hà

công lý







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (20)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 25/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

25/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay. 

Theo dấu dòng tiền cá mập 24/04: Tự doanh và khối ngoại giao dịch ngược chiều

Phiên giao dịch ngày 24/04, trong khi tự doanh công ty chứng khoán mua ròng gần 996 tỷ đồng, thì khối ngoại lại xả gần 149 tỷ đồng. 

UBCKNN làm việc với World Bank và ASIFMA về dự thảo quy định liên quan đến các tiêu chí để nâng hạng thị trường

Chiều ngày 22/04/2024, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có buổi làm việc trực tuyến với Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Hiệp hội thị trường tài chính và...

UBCKNN xử phạt loạt doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có quyết định xử phạt hành chính đối với CTCP Thuận Đức (HOSE: TDP), CTCP Anh ngữ APAX và CTCP Thủy sản Việt Úc (VUG) do vi...

An Gia (AGG) dự kiến hết nợ trái phiếu, kế hoạch lợi nhuận tăng 43% trong năm nay

Với thành quả đạt được từ năm trước và kế hoạch triển khai các dự án cụ thể, An Gia đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2024 tăng 43%. Công ty lên kế hoạch phát hành cổ...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 24/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

24/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 23/04: Tự doanh bán ròng trên ngàn tỷ, xả mạnh FPT và MWG

Phiên giao dịch ngày 23/04, mặc dù quyết định đầu tư cùng chiều nhưng tự doanh công ty chứng khoán bán ròng áp đảo 1,056 tỷ đồng, trong khi khối ngoại chỉ xả hơn...

Đâu sẽ là yếu tố quyết định để 1 nhà đầu tư chọn mở tài khoản chứng khoán

Chiến lược ưu đãi phí có thể coi là xu hướng của các công ty chứng khoán trong cuộc chiến thu hút khách hàng ở thời điểm hiện tại nhưng đó vẫn chưa phải là yếu tố...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98