Sửa luật để đẩy nhanh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

21/04/2014 21:46
21-04-2014 21:46:00+07:00

Sửa luật để đẩy nhanh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Tiếp tục phiên họp thứ 27, chiều 21/4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).

Tán thành với Tờ trình của Chính phủ, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp là cần thiết nhằm yêu cầu thực thi Hiến pháp nhất là về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và doanh nghiệp.

Việc sửa luật cũng giúp các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được đối xử bình đẳng, cùng hoạt động trong một hành lang pháp lý chung và theo cơ chế thị trường, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm; quyền sở hữu tư nhân được pháp luật bảo hộ...

Việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp lần này nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc tiến hành quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; tạo điều kiện và động lực mới cho sự phát triển của doanh nghiệp với chế độ quản trị hiện đại, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

Theo Tờ trình của Chính phủ, dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) gồm 10 chương, 220 điều, tăng 40 điều so với luật hiện hành.

Một số đại biểu tán thành với việc bổ sung chương mới quy định về doanh nghiệp nhà nước như dự án luật bởi thực tế hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước thời gian qua đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần quy định rõ và chặt chẽ hơn về quản trị doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước, về hạn chế ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, về yêu cầu công khai hóa thông tin ở mức độ cao hơn.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát những nội dung có tính đặc thù liên quan đến thành lập và tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước để chuyển hóa vào các phần tương ứng trong dự án luật; các nội dung khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật cần cân nhắc đưa vào dự án luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và các luật khác có liên quan, bảo đảm tính minh bạch, thống nhất, hợp lý và khả thi.

Một số ý kiến đề nghị ban soạn thảo cần bổ sung thêm các quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để tạo cơ cở pháp lý đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá dự án luật được chuẩn bị công phu trên cơ sở khảo sát, tổng kết thực tiễn gần chín năm thi hành của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan, tuy nhiên, ban soạn thảo cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện Tờ trình theo hướng củng cố thêm lập luận, trình bày thêm các ý kiến khác nhau để làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận và thực tiễn những nội dung được sửa đổi, bổ sung mới như: các quy định về doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp xã hội...

Ban soạn thảo cần rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản các tài liệu hồ sơ dự án luật, bổ sung dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành kèm theo dự án luật, bảng so sánh những nội dung sửa đổi, bổ sung so với quy định của luật hiện hành để đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào kỳ họp thứ bảy tới đây.

Nhiều ý kiến cũng đề nghị ban soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung tác quy định nhằm bảo đảm điều kiện để các doanh nghiệp tự do kinh doanh, có trách nhiệm xã hội; tạo điều kiện để các doanh nghiệp được đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ sản xuất, có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường, không để thua các doanh nghiệp của nước ngoài ngay trên sân nhà.

Cũng tại phiên làm việc, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dành nhiều thời gian thảo luận về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; về doanh nghiệp xã hội; về quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp./.

Phúc Hằng

vietnam+





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98