Việt Nam cần làm gì để tránh bẫy thu nhập trung bình?

15/04/2014 14:30
15-04-2014 14:30:22+07:00

Việt Nam cần làm gì để tránh bẫy thu nhập trung bình?

Sáng 15-4, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương và Ban Tuyên giáo Trung ương đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học "Tránh bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam".

* Vẫn có cơ hội để thoát

* Thoát bẫy thu nhập trung bình và bài học liên kết

Theo GS-TS Vương Đình Huệ, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, kinh tế Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp từ năm 2010 với mức thu nhập trung bình đầu người là 1.068 USD, năm 2013 là 1.960 USD. Tốc độ tăng trưởng khá cao, với GDP tăng 7,6% giai đoạn 1991 - 2000, 7,3% giai đoạn 2001 - 2010. Năm 2011 - 2013 trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới vẫn đạt 5,6%/năm.

Mặc dù vậy, Việt Nam cũng như các nước khác khi đạt được mức thu nhập trung bình, đều phải quan tâm tới nguy cơ vướng “bẫy thu nhập trung bình” liên quan đến các chỉ số về tốc độ tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động và năng suất tổng hợp; chất lượng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các chỉ số xếp hạng toàn quốc của quốc gia...

Giáo sư Kenichi Ohno, chuyên gia Nhật Bản về kinh tế Việt Nam, nhận định: Việt Nam cần đặt ra những mục tiêu cụ thể cho quốc gia hay doanh nghiệp bằng cách kiểm tra, đối chiếu với kết quả hoạt động của đối thủ cạnh tranh để tăng trưởng kinh tế. Việc này nên được thực hiện bằng sáng kiến và nguồn lực của Việt Nam chứ không bằng vốn viện trợ phát triển không hoàn lại (ODA).

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nên áp dụng các giải pháp khuyến khích chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất lao động, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế để hợp lý hóa quy trình sản xuất. Đồng thời, xây dựng các chính sách công nghiệp chọn lọc, lựa chọn đúng lĩnh vực ưu tiên... cũng là những khuyến nghị quan trọng.

Hiện vẫn còn những tranh luận về việc Việt Nam đã rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” hay chưa. Tuy nhiên, trên thế giới chưa có định nghĩa chính xác về “bẫy thu nhập trung bình”, chỉ miêu tả trạng thái của một nước khi rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Khi một nước ở trong nhóm thu nhập trung bình thấp quá 28 năm, hay 14 năm với thu nhập trung bình cao thì được coi là rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”.

Anh Phương

sài gòn giải phóng



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98