Hiệp định TPP - hướng đi để cân bằng kinh tế

26/05/2014 16:40
26-05-2014 16:40:17+07:00

Hiệp định TPP - hướng đi để cân bằng kinh tế

Những ngày đầu tháng 5 này, cả Việt Nam phẫn nộ, sôi sục trước sự kiện Trung Quốc ngang ngược hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 cùng nhiều tàu và máy bay hộ tống vào vị trí nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế nước ta.

Bầu không khí nóng lên từng ngày với những diễn biến mỗi lúc mỗi nguy hiểm của nhà cầm quyền Trung Quốc trên biển Đông. Thêm nữa, đã bắt đầu xuất hiện những lo ngại về những hành động trả đũa ngược mà Trung Quốc có thể thực hiện với Việt Nam trên mặt trận kinh tế.

Trong bối cảnh như vậy, hầu như chẳng ai còn bụng dạ nào để ý tới cuộc gặp cấp trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ ngày 12 đến 15-5 tại TPHCM. Và tiếp sau đó là hội nghị bộ trưởng 12 nước đàm phán TPP tại Singapore. Những vấn đề được thảo luận tại TPHCM nghe nói không mới, vẫn xoay quanh những tranh cãi dai dẳng về mở cửa thị trường, các chuẩn bảo hộ cao hơn trong sở hữu trí tuệ, về môi trường, đầu tư, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ...

Trong khi đó, kết quả hội nghị tại Singapore chỉ đạt được một số tiến bộ liên quan tới thuế quan và tiếp cận thị trường, song chưa phải hoàn toàn thỏa đáng, theo lời của Bộ trưởng Thương mại Malaysia Mustapa Mohamed.

Với những người Việt Nam theo dõi sự kiện này, không mấy ai ngạc nhiên về những tiến triển mờ nhạt sau các cuộc gặp. Nhưng phải thừa nhận là họ có một chút thất vọng, bởi trong tình hình này, hơn lúc nào hết Việt Nam trông chờ biết bao nhiêu vào những tiến triển của đàm phán TPP, cũng như đàm phán tương tự giữa Việt Nam và EU, hay với Liên minh thuế quan Nga - Belarus - Kazakhstan...

Những hiệp định tự do thương mại (FTA) này, khi được đàm phán thành công và đi vào thực thi, sẽ là một trong những lối thoát có ý nghĩa cho Việt Nam trong việc giảm bớt và dần dần thoát khỏi tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc như hiện nay, không chỉ vì tranh chấp ở biển Đông leo thang mà là vì sự cân bằng trong lâu dài của nền kinh tế.

Một chìa khóa mở rộng nguồn cung cho Việt Nam

Với bản chất là các thỏa thuận dành ưu đãi thuế quan cho hàng hóa từ các đối tác, các FTA có thể giúp Việt Nam đa dạng hóa nguồn cung cho sản xuất cũng như tiêu dùng.

Cụ thể, với các FTA, trang thiết bị, máy móc, công nghệ phục vụ sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào và hàng tiêu dùng từ các nước đối tác FTA, mà đặc biệt từ các nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến, có sản phẩm hàng hóa chất lượng cao có thể nhập khẩu vào Việt Nam với giá cả hợp lý hơn. Cũng với các FTA, thị trường dịch vụ (xây lắp, tài chính...) của Việt Nam sẽ chứng kiến sự tham gia cạnh tranh sôi động hơn, bình đẳng và minh bạch hơn của các nhà cung cấp dịch vụ từ các đối tác với chi phí hợp lý hơn.

Đây sẽ là cơ sở để cải thiện phần nào tình trạng “nhập siêu” hàng hóa, dịch vụ từ Trung Quốc, nguồn cung vốn trước nay áp đảo tất cả các nguồn khác bằng thế mạnh giá rẻ của mình dù chất lượng không cao, dù công nghệ không tốt hay dù có nguy hại tới môi trường hay con người.

Với 7 trong 8 FTA mà Việt Nam đã ký kết là với các nước trong khu vực châu Á, châu Đại Dương, lẽ ra chúng ta đã có thể tận dụng bổ sung dần nguồn cung từ Trung Quốc bằng nguồn cung từ các nước này.

Nhưng rồi thói quen mua hàng giá rẻ vẫn lấn lướt, để rồi thị trường hàng hóa nguyên liệu vẫn ngập hàng Trung Quốc, nhà thầu và lao động Trung Quốc hiện diện ở khắp nơi, để rồi nhập siêu từ Trung Quốc vẫn “ngoạm” trọn tất cả những nỗ lực xuất siêu của chúng ta sang các thị trường và khiến nền kinh tế tiếp tục lún sâu vào vị trí phụ thuộc.

Với các FTA với những đối tác lớn sắp tới, Việt Nam lại một lần nữa đứng trước cơ hội có thể tiếp cận nguồn cung với giá hợp lý hơn và với chất lượng tốt hơn từ các đối tác có nền kinh tế tri thức, nền kinh tế xanh của tương lai.

Một lối ra khả dĩ cho xuất khẩu

Theo số liệu chính thức thì Trung Quốc chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta và không phải là thị trường lớn nhất. Tuy nhiên, Trung Quốc đang là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của Việt Nam, và do đó có ảnh hưởng trực tiếp và tức thời tới thu nhập của một bộ phận đáng kể nông dân và người sản xuất nông nghiệp nước ta.

Việt Nam bán nông sản sang Trung Quốc chẳng phải vì giá cả hấp dẫn, so với các thị trường phương Tây, giá bán chỉ bằng 1/10 và cũng không suôn sẻ gì. Mỗi năm mùa nào thức ấy câu chuyện bị xử ép tại cửa khẩu biên giới lại xảy ra, rồi tình trạng chậm thanh toán, hủy ngang hợp đồng tràn lan... cũng thường xuyên lặp lại. Nhưng chúng ta vẫn tiếp tục xuất sang thị trường này, bởi chưa biết cách để đáp ứng các tiêu chuẩn của khách hàng khó tính EU, Mỹ...

Vì vậy, việc thông qua các FTA để tiếp tục đa dạng hóa đầu ra cho các sản phẩm, đặc biệt là nông sản Việt Nam, tại các thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng là một cơ hội không thể bỏ qua. Với các FTA, Việt Nam không chỉ kỳ vọng ở việc tiếp cận thị trường với thuế quan ưu đãi mà còn ở các cơ hội trao đổi, đàm phán để giải quyết những vấn đề vốn trước nay là rào cản giữa Việt Nam và các thị trường này như hàng rào kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ.

Thương mại toàn cầu - sự phụ thuộc lẫn nhau

Trong lúc các nhà làm chính sách đang tìm những lối ra khả dĩ cho nền kinh tế để tránh tình trạng “bỏ tất cả trứng vào một giỏ” như hiện nay, cũng cần thừa nhận một thực tế là chúng ta đang kinh doanh trong một nền thương mại toàn cầu nơi mọi doanh nghiệp, mọi nền kinh tế đều có sự ràng buộc, liên hệ chặt chẽ với nhau. Điều này đúng với cả Việt Nam và Trung Quốc.

Do đó, với các FTA cũ và mới, với nhiều giải pháp khác nhằm giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc, chúng ta vẫn phải đồng ý với nhau rằng sự phụ thuộc lẫn nhau là tất yếu, và rằng việc duy trì quan hệ thương mại bình thường, ổn định giữa Việt Nam và Trung Quốc là cần thiết, vì lợi ích lâu dài của cả hai bên.

Mọi động thái tẩy chay, kỳ thị hay phá hoại hoạt động giao thương, đầu tư giữa hai bên sẽ là thất sách, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài tới lợi ích của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Trang Nguyễn

tbktsg





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất nhà máy điện mặt trời được phép bán trực tiếp cho khách hàng qua đường dây riêng

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn thông qua đường dây riêng hoặc...

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98