Nịnh doanh nghiệp để đòi nợ bảo hiểm

13/05/2014 14:08
13-05-2014 14:08:00+07:00

Nịnh doanh nghiệp để đòi nợ bảo hiểm

Dù biết đã vi phạm pháp luật khi nợ tiền bảo hiểm, bị kiện ra tòa, nhiều chủ doanh nghiệp vẫn tìm cách trốn tránh.

Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tình trạng nợ bảo hiểm đang xảy ra tại hầu hết các địa phương. Tính đến cuối năm 2013, tổng số nợ bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp là trên 6.400 tỷ đồng. Con số này đã tăng nhanh lên trên 11.000 tỷ đồng vào cuối quý I năm nay, trong đó riêng nợ bảo hiểm xã hội là trên 7.400 tỷ đồng. Cơ quan này cho biết, rất nhiều trường hợp chủ doanh nghiệp chiếm dụng tiền bảo hiểm như đã thực hiện trích trừ của người lao động nhưng không nộp vào quỹ.

Cơ quan bảo hiểm hiện nay gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu nợ của doanh nghiệp

Bà Nguyễn Thị Thu Huyền - Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, tính đến hết tháng 4, số tiền nợ đọng tại địa phương này cũng gấp đôi so với cuối 2013. Có 95 đơn vị nợ đọng trên 6 tháng với số tiền là 79 tỷ đồng. Trong số này, nhiều doanh nghiệp nợ kéo dài trên 9 tháng, rất khó thu hồi. Thậm chí, có một doanh nghiệp là Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc đặt trụ sở ngay cạnh bảo hiểm xã hội tỉnh nhưng vẫn nợ từ năm 2010 (74 tháng) mà cơ quan bảo hiểm cũng chưa đòi được.

Năm 2013, Bảo hiểm xã hội Vĩnh Phúc tiến hành khởi kiện, tuy nhiên khi tòa mời thì đại diện doanh nghiệp không đến. Mỗi lần cán bộ bảo hiểm đến trụ sở doanh nghiệp đều thấy cửa đóng then cài. Cơ quan chức năng tìm kiếm giám đốc, người đại diện theo pháp luật nhưng vị này liên tục thay đổi số điện thoại.

“Chúng tôi gọi điện máy bàn đến trụ sở thì không có người nghe điện thoại, gọi trực tiếp cho giám đốc thì không liên lạc được. Họ không xuất hiện nên tòa phải xử vắng mặt và ra bản án. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thi hành được vì không xác định được tài sản của doanh nghiệp”, bà Huyền cho hay.

Khi đến đòi nợ, chủ doanh nghiệp luôn tìm cách trốn tránh. Thậm chí cán bộ bảo hiểm còn phải đến "nằm vùng" ở những doanh nghiệp lớn, nói khéo để họ nộp tiền. "Đi đòi nợ tiền bảo hiểm mà phải nịnh, thậm chí nói như đi xin họ. Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, khai báo địa điểm trụ sở ở một nơi nhưng sau đó cán bộ bảo hiểm đến lại không gặp và cũng không biết tìm ở đâu”, bà Huyền thở dài.

Hiện cơ quan bảo hiểm chỉ được phép lập biên bản với đơn vị vi phạm, chưa có thẩm quyền và chế tài xử phạt nên doanh nghiệp càng chây ỳ. Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Từ Liêm (Hà Nội) từng cho biết, nhiều trường hợp, cơ quan bảo hiểm đã khởi kiện thành công nhưng chủ lao động không có khả năng trả nợ. Đơn vị thi hành án cũng không thu hồi được số tiền theo quyết định của bản án do doanh nghiệp không có tiền. Do đó, số tiền bảo hiểm xã hội thu hồi được rất nhỏ so với số nợ.

Lãnh đạo BHXH TP HCM cũng cho biết, đơn vị này đã nhiều lần tiến hành thanh tra, kiện ra tòa nhưng không phải lúc nào cũng đòi được nợ. Thậm chí, khi bản án có hiệu lực rồi nhưng thi hành án cũng không thực hiện được do chu doanh nghiệp biến mất hoặc bỏ trốn…

“Theo luật hiện hành, khi doanh nghiệp vi phạm thì cơ quan bảo hiểm có quyền kiện. Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh là theo luật dân sự nên các đơn vị đều không sợ, chúng tôi cũng không có cách khác để đòi”, vị này cho hay.

Năm 2013, bảo hiểm xã hội Vĩnh Phúc cũng khởi kiện 32 doanh nghiệp, trong đó cơ bản hòa giải hơn 20 đơn vị. Còn những doanh nghiệp khác, thậm chí tòa đã gửi đơn triệu tập nhiều lần nhưng họ không đến.

Theo bà Huyền, từ trước đến nay, giải pháp để đòi nợ khả quan nhất của cơ quan này là khởi kiện ra tòa. Tuy nhiên, con số hòa giải thành công vẫn quá ít, chỉ đạt 46,4% đơn vị bị khởi kiện và số tiền thu hồi sau hòa giải chỉ đạt 32,5% tổng số tiền nợ của đơn vị bị khởi kiện.

Luật sư Nguyễn Hải Nam, Văn phòng Luật sư Trí Việt (Hà Nội) cho rằng, điểm khó khăn hiện nay chế tài đối với các vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm hiện nay còn quá nhẹ, nộp chậm chỉ chịu phạt lãi suất thấp nên doanh nghiệp càng chây ỳ. Kiện ra tòa cũng chỉ là biện pháp cuối cùng và giải quyết sự việc đã rồi. Tuy nhiên, kể cả khi kiện ra tòa, phạm vi điều chỉnh là luật dân sự thì việc thu hồi cũng khó khả thi.

“Hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội nên cũng phải xử lý hình sự giống như hành vi trốn thuế. Hơn nữa, thời gian tới, các bộ luật nên điều chỉnh theo hướng trao thêm quyền hạn cho cơ quan bảo hiểm”, vị này cho hay.

Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc cũng đề xuất các luật định nên điều chỉnh theo hướng cho phép bảo hiểm xã hội có thanh tra chuyên ngành và chức năng xử phạt để đảm bảo công cụ tác nghiệp, buộc doanh nghiệp phải có trách nhiệm hơn.

Theo tờ trình dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội, ban soạn thảo cũng cho biết, ở các nước như Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia... các tổ chức bảo hiểm xã hội đều được trao quyền vừa thu, vừa chi, quản lý đầu tư quỹ và thanh tra xử phạt như cơ quan Nhà nước. Do đó, các nhà làm luật đề xuất thêm điều khoản cơ quan bảo hiểm có quyền thanh tra và xử phạt các trường hợp vi phạm về hưởng, đóng bảo hiểm.

Ngọc Tuyên

vnexpress



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dự thảo thông tư mới của NHNN đề xuất cấm ngân hàng bán bảo hiểm liên kết đầu tư

Dự thảo thông tư mới của NHNN dự kiến cho phép tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm với các sản phẩm theo quy định, trừ sản phẩm bảo hiểm liên kết...

Cần giải pháp hợp lý cho thị trường bảo hiểm nhân thọ

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo một thông tư và nó có thể ảnh hưởng lớn đến thị trường bảo hiểm nhân thọ (BHNT). Dự thảo thông tư này quy định rằng ngân hàng...

Gần 60% khoản bảo hiểm AIA bán qua ngân hàng bị hủy sau năm đầu

Bộ Tài chính cho biết, 57% khoản bảo hiểm AIA bán qua ngân hàng bị hủy sau năm đầu, một số nhân viên chưa đủ điều kiện nhưng vẫn bán bảo hiểm.

BVH: Hoạt động kinh doanh 2023 có nhiều dấu ấn tích cực, thể hiện sự phát triển bền vững

Ngày 29/03/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán). Trong đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh...

Lo rủi ro nếu để doanh nghiệp quản lý quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung

Bộ Tài chính đề xuất chuyển bảo hiểm hưu trí bổ sung tự nguyện từ các doanh nghiệp tư nhân sang BHXH Việt Nam quản lý để giảm thiểu rủi ro cho người tham gia.

Đề xuất mở rộng đối tượng tham gia, tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ LĐ-TB&XH đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp và tăng mức đóng tối đa 1%.

Bắt nhóm đối tượng làm giả hồ sơ, chiếm đoạt tiền tỷ của nhiều công ty bảo hiểm

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Ninh Bình đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 4 đối tượng về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ...

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Hợp đồng bảo hiểm đã được quy định ngắn gọn và chặt chẽ hơn

Trong phần chất vấn Bộ trưởng Tài chính, đã có rất nhiều câu hỏi dành cho Bộ trưởng Phớc về vấn đề mua và bán bảo hiểm. Đặc biệt là vấn đề quy định về hợp đồng bảo...

Thanh tra bán bảo hiểm qua ngân hàng đối với 2 công ty bảo hiểm lớn

Năm 2024, Bộ Tài chính sẽ thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm; trong đó có thanh tra việc triển khai bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài...

Bảo hiểm xe cơ giới có tỷ lệ bồi thường cao nhất năm 2023

Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, tỷ lệ bồi thường của bảo hiểm xe cơ giới là cao nhất.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98