Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: GTT - CTCP Thuận Thảo

16/05/2014 10:47
16-05-2014 10:47:13+07:00

Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: GTT - CTCP Thuận Thảo

Do cổ phiếu này đang test lại đáy cũ nên việc bắt đáy tại đây đang được ủng hộ. Nhà đầu tư có thể mua vào nếu giá vẫn duy trì trong vùng 3,700 – 4,400, với quan điểm cần nhanh chóng cắt lỗ nếu giá xuyên thủng vùng này. Nếu vùng 3,700 – 4,400 bị thủng hoàn toàn thì giá nhiều khả năng sẽ điều chỉnh về trendline dài hạn (vùng 2,600 – 2,900).

TÍN HIỆU KỸ THUẬT QUAN TRỌNG

Dài hạn: Liên tục phá vỡ hỗ trợ mạnh. Giá đã giảm rất mạnh và phá vỡ vùng đáy cũ của tháng 06/2013 và ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8%. Điều này cho thấy xu hướng giảm điểm đang rất mạnh mẽ.

Nhóm MA dài hạn cho tín hiệu bán mạnh. Hai đường SMA 50 và SMA 100 đã cho tín hiệu bán mạnh vào giữa tháng 04/2014 và liên tục lao dốc cho đến nay. Điều này cho thấy xu hướng giảm điểm đang chi phối giá.

Ngắn hạn: Khối lượng khớp lệnh liên tục biến động thất thường và hiện duy trì bên dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất (tương đương 9,900,000 đơn vị) trong những phiên gần đây cho thấy lực cầu đang yếu đi.

Đang test đáy cũ. Vùng đáy cũ tháng 12/2012 (tương đương vùng 3,700 – 4,400) đang đóng vai trò hỗ trợ trong ngắn hạn. Vì vậy, dự kiến giá sẽ tạm chững lại đà giảm tại đây.

Các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự đáng chú ý xác định theo Fibonacci:

• Ngưỡng 0% : 16,100

• Ngưỡng 23.6% : 14,600

• Ngưỡng 38.2% : 13,700

• Ngưỡng 50.0% : 13,000

• Ngưỡng 61.8% : 12,200

• Ngưỡng 100.0%: 9,800

• Ngưỡng 161.8%: 5,900

Chiến lược trading: Do cổ phiếu này đang test lại đáy cũ nên việc bắt đáy tại đây đang được ủng hộ. Nhà đầu tư có thể mua vào nếu giá vẫn duy trì trong vùng 3,700 – 4,400, với quan điểm cần nhanh chóng cắt lỗ nếu giá xuyên thủng vùng này. Nếu vùng 3,700 – 4,400 bị thủng hoàn toàn thì giá nhiều khả năng sẽ điều chỉnh về trendline dài hạn (vùng 2,600 – 2,900).

MỘT SỐ THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý

Doanh thu và lợi nhuận quý 1/2014 cùng sụt giảm. Quý 1/2014, tổng doanh thu của GTT chỉ đạt gần 68.4 tỷ đồng, giảm mạnh 22.5% so với cùng kỳ năm ngoái, đẩy lợi nhuận gộp về mức chỉ 28.2 tỷ đồng. Điểm tích cực đó là,tỷ lệ lãi gộp của GTT đã cải thiện đáng kể so với năm ngoái. Theo đó, tỷ lệ lãi gộp quý 1/2014 đạt 41.2% trong khi quý 1/2013 chỉ đạt 33%, giúp lợi nhuận gộp chỉ giảm 3.4% so với cùng kỳ.

So với cùng kỳ năm ngoái, áp lực chi phí tài chính của GTT đã giảm bớt chỉ còn 12.8 tỷ đồng, so với quý 1/2013 là 15 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí bán hàng gia tăng từ 5.5 tỷ lên 7.0 tỷ đồng đã khiến cho lợi nhuận sau thuế của GTT chỉ đạt 0.91 tỷ đồng trong quý 1/2014, giảm 7.7% so với cùng kỳ.

Năm 2013, doanh thu của GTT đạt 284 tỷ đồng giảm mạnh 46% so với năm 2012. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ chỉ đạt vỏn vẹn 0.7 tỷ đồng, trong khi năm 2012 đạt 1.2 tỷ đồng.

Tài sản ngắn hạn mắc kẹt trong dự án bất động sản Tây Sài Gòn. Tính đến hết quý 1/2014, tổng giá trị khoản mục đầu tư ngắn hạn của GTT là 400 tỷ đồng. Theo BCTC kiểm toán năm 2013 thì đây là khoản tiền cho vay đối với CTCP Thuận Thảo Nam Sài Gòn với lãi suất cho vay là 14%. Nợ gốc và lãi vay được đảm bảo bằng quyền chuyển đổi thành vốn góp tại công ty này. Theo giải trình của GTT thì đây là khoản đầu tư cho dự án Khu nhà ở Tây Sài Gòn do Thuận Thảo Nam Sài Gòn làm chủ đầu tư.

Tổng lãi vay phải thu từ khoản vay này là 57.6 tỷ đồng được hạch toán trong khoản mục phải thu ngắn hạn khác. Ngoài ra, GTT còn khoản phải thu đối với CTCP Thuận Thảo Nam Sài Gòn là 11 tỷ đồng.

Như vậy, hiện tổng giá trị khoản phải thu đối với CTCP Thuận Thảo Nam Sài Gòn lên tới 468.6 tỷ đồng, chiếm hơn 78.5% tổng tài sản ngắn hạn. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền hoạt động của công ty, đặc biệt là khi khoản đầu tư và các khoản phải thu đang mắc kẹt trong dự án bất động sản.

Nợ vay tiếp tục gia tăng. Nợ phải trả cho các ngân hàng lên tới 1,027 tỷ đồng, chiếm 64% tổng nguồn vốn. Tổng nợ vay của GTT tính đến cuối quý 1/2014 là 778 tỷ đồng, tăng thêm 13.3 tỷ đồng so với cuối năm 2013 nhưng giảm 56 tỷ đồng so với cuối năm 2012. Trong đó, nợ vay ngắn hạn là 348 tỷ đồng và nợ vay dài hạn là 430 tỷ đồng.

Nợ vay của GTT đang được tài trợ bởi BID với 628 tỷ đồng, CTG 36 tỷ đồng, LienVietPostBank – LPB 57 tỷ đồng và các cá nhân 54 tỷ đồng.

Cần để ý rằng khoản mục nợ ngắn hạn của GTT chủ yếu đến từ các khoản vay dài hạn đến hạn phải trả. Như vậy, có thể thấy yêu cầu trả nợ gốc đối với các khoản vay dài hạn sẽ tiếp tục gây áp lực lên dòng tiền hoạt động của GTT trong những năm tới.

Bên cạnh khoản nợ vay 778 tỷ đồng thì GTT có khoản lãi vay phải trả lên tới hơn 249 tỷ đồng. Như vậy, tổng số nợ GTT phải trả cho các ngân hàng lên tới 1,027 tỷ đồng, chiếm 64% tổng nguồn vốn.

Tiếp tục đặt kế hoạch năm 2014 ở mức cao. GTT đặt kế hoạch doanh thu năm 2014 đạt 375 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 37.9 tỷ đồng. Kế hoạch lợi nhuận của GTT đặt ra là rất cao nếu so với lợi nhuận đạt được năm 2013. Cần để ý rằng trong 3 năm gần đây, GTT đã không thể hoàn thành được kế hoạch kinh doanh đặt ra.

Giao dịch và Định giá. Khối lượng giao dịch trung bình phiên 52 tuần của cổ phiếu GTT hiện đạt gần 364 ngàn đơn vị. Kể từ đầu tháng 5/2014, GTT luôn giao dịch khá sôi động dù giá cổ phiếu chịu áp lực bán ra rất mạnh. Cổ phiếu này đang giao dịch với mức P/E lên đến 118 lần, P/B 0.74 lần.

Bảng: Kết quả kinh doanh và Chỉ số tài chính tóm tắt của GTT (Nguồn: VietstockFinance)

Nguyễn Đức Cường & Nguyễn Quang Minh

công lý



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (5)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 23/04: Tâm lý thận trọng vẫn hiện hữu

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm kèm khối lượng giao dịch chưa có sự cải thiện rõ ràng trong phiên sáng cho thấy tâm lý của các nhà đầu tư vẫn còn đang khá...

Ngày 23/04/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BVH, DPM, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VPB.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/04: Tâm lý thận trọng xuất hiện

VN-Index và HNX-Index đồng loạt tăng nhưng khối lượng giao dịch lại có sự sụt giảm trong phiên sáng cho thấy tâm lý của các nhà đầu tư khá thận trọng.

Tuần 22-26/04/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BVH, DPM, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VPB.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 22-26/04/2024

Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 19/04: Sắc đỏ tiếp tục duy trì trên diện rộng

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm đồng thời xuất hiện các mẫu hình nến khá tiêu cực kèm khối lượng giao dịch có sự gia tăng mạnh trong phiên sáng cho thấy...

Ngày 19/04/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BVH, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VPB.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 17/04: Tâm lý thận trọng đang hiện hữu

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm cùng với thanh khoản có sự sụt giảm mạnh trong phiên sáng cho thấy tâm của các nhà đầu tư đang khá cẩn trọng trong giao...

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 16/04: Sắc đỏ bao trùm thị trường

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm trong bối cảnh MACD tiếp tục suy yếu và cắt xuống mức 0 cùng với khối lượng giao dịch có sự gia tăng trong phiên sáng cho...

Ngày 16/04/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VPB.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98