Đổi niên độ năm tài chính, sao còn chần chừ?

10/06/2014 09:09
10-06-2014 09:09:27+07:00

Đổi niên độ năm tài chính, sao còn chần chừ?

Mặc dù việc đổi niên độ tài chính giúp doanh nghiệp đạt được nhiều lợi ích bởi đặc thù riêng từng ngành và là xu hướng của thế giới nhưng đa phần doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa mặn mà. Chỉ tính riêng trên thị trường chứng khoán, những doanh nghiệp vốn được nhìn nhận là tiêu biểu của nền kinh tế nhưng cũng chỉ có 11 đơn vị thực hiện chuyển đổi niên độ năm tài chính.

Với hơn 660 doanh nghiệp niêm yết thì con số này chỉ tương đương với tỷ lệ rất thấp, chưa đến 2%. Trong đó, Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) tiên phong dẫn đầu, thực hiện đổi niên độ từ năm 2008. Qua năm 2009 có thêm hai doanh nghiệp là Nông dược H.A.I (HOSE: HAI) và Tanimex (HOSE: TIX).

Danh sách các công ty niêm yết đã đổi niên độ tài chính
 Nguồn: VietstockFinance

Về lý do thay đổi niên độ tài chính, trong lần trao đổi trước đây cùng doanh nghiệp, Tập đoàn Công nghệ CMC (HOSE: CMG) cho biết để phù hợp với thời điểm tất toán các hợp đồng, Hữu Liên Á Châu (HOSE: HLA) thì theo mùa vụ ngành thép hay như TIX đơn giản là muốn thảnh thơi hưởng kỳ nghỉ Tết…

Theo quy định của Luật kế toán: “Kỳ kế toán năm là mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là mười hai tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và thông báo cho cơ quan tài chính biết”. 

Theo đánh giá của ông Nguyễn Công Ái - Phó Tổng Giám đốc Công ty kiểm toán KPMG Việt Nam, số liệu trên BCTC sẽ phản ánh đúng thực trạng doanh nghiệp hơn nếu doanh nghiệp lựa chọn niên độ tài chính phù hợp. Như các doanh nghiệp bánh kẹo, Tết Nguyên đán là thời điểm mà doanh thu cao nhất, hàng hóa tiêu thụ tốt nhất thì nên có niên độ tài chính kết thúc vào cuối tháng 3, như vậy báo cáo tài chính sẽ phản ánh thực chất kết quả kinh doanh hơn. Ngoài ra, trên thế giới, việc thay đổi niên độ kế toán rất phổ biến và đã có từ lâu, đặc biệt là ở các công ty lớn. Theo ông, có thể điều này còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên chưa được áp dụng phổ biến.

Thời gian gần đây, doanh nghiệp mía đường đang rất tích cực trong quyết định thay đổi niên độ tài chính với sự khởi đầu niên độ từ giữa năm. Điển hình như CTCP Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh (HOSE: SBT) đã thông qua việc chuyển đổi niên độ tài chính bắt đầu từ 01/07 và kết thúc vào 30/06 năm sau. Niên độ đầu tiên trong giai đoạn chuyển đổi sẽ áp dụng là 01/01/2014 đến 30/06/2014, năm tài khóa thứ hai trở đi áp dụng từ 01/07 năm này đến 30/06 năm liền kề. Tương tự như SBT, CTCP Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (HOSE: SEC) cũng nhất trí đổi niên độ tài chính bắt đầu từ ngày 01/07 năm trước đến 30/06 năm tiếp theo.

Có thể dễ dàng thấy được, đặc trưng của ngành mía đường nói chung và tại Việt Nam nói riêng theo chu kỳ thời vụ; từ thu hoạch, vận chuyển và sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định của năm do những yếu tố như thời tiết, khí hậu, sâu bệnh… Thời điểm thu hoạch cũng là khoảng thời gian nhà máy đường hoạt động mạnh nhất, sau đó trữ hàng để bán cho các tháng còn lại trong năm. Bên cạnh đó, thời vụ trồng mía thường vào đầu hay cuối mùa mưa. Vụ đầu mùa mưa trồng trong tháng 4-5. Vụ cuối mùa mưa nên trồng trong tháng 9 -11 tùy theo vùng kết thúc sớm hay muộn.

Nguồn: Báo cáo phân tích ngành mía đường của FPTS

Tính mùa vụ cũng thể hiện rõ nét trong kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp mía đường niêm yết. Đối với Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (HOSE: SBT) và Đường Ninh Hòa (HOSE: NHS), doanh thu của các công ty này tập trung chủ yếu vào quý 4 hoặc quý 1 do liên quan đến kênh tiêu thụ bán lẻ và “ăn theo” doanh nghiệp bánh kẹo. Một số công ty bán đường thô cho các nhà máy khác tinh luyện thì có doanh thu tăng cao hơn vào quý 2 hàng năm.

Một chuyên gia trong lĩnh vực mía đường nhận định, trong khi trên thế giới rất phổ biến thì tại Việt Nam lại chỉ có rất ít doanh nghiệp niêm yết thực hiện thay đổi niên độ kế toán cho phù hợp hơn với từng đơn vị. Việc thay đổi niên độ kế toán của các doanh nghiệp mía đường gần đây là hợp lý và cũng phù hợp với chính sách thu hút nhà đầu tư chiến lược, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.

Ông cũng đưa ra ba nhân tố vừa là lý do và cũng là những điểm lợi mà ngành mía đường sẽ có được từ việc thay đổi niên độ năm tài chính.

Thứ nhất là ngành mía đường có tính đặc trưng theo vụ chứ không theo năm, công tác sản xuất đường được hoạch định theo chu kỳ sinh trưởng của cây mía, thường bắt đầu từ tháng 7 cho đến tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 cho đến tháng 6 (tùy vùng miền và tùy thời điểm vào vụ của các nhà máy) do vậy công tác lập kế hoạch cho vụ sản xuất mới thường đi theo chu kỳ sinh trưởng của cây mía như trên bao gồm việc lập chính sách cho nông nghiệp và chuẩn bị thật tốt các máy móc thiết bị cho vụ mới. Việc thay đổi niên độ kế toán cho phù hợp với chu kỳ sản xuất ngành đường là hết sức cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thống nhất kế hoạch từ nông nghiệp, kỹ thuật sẽ đi đôi với công tác kinh doanh, bán hàng, tài chính giúp việc phân bổ dòng tiền thuận lợi hơn cũng như giúp công tác phân bổ các chi phi phí theo đúng chu kỳ sản xuất , công tác hạch toán chi phí sẽ chính xác hơn, tránh được hiện tượng chi phí vụ này nhưng hạch toán vào vụ khác từ đó không thể đánh giá chính xác tình hình kinh doanh của đơn vị.

Thứ hai, nhờ thay đổi niên độ năm tài chính sẽ tránh áp lực cho công ty kiểm toán trong việc thực hiện kiểm tra sổ sách tài chính của doanh nghiệp vào cuối năm. Ít nhất đã có gần 700 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán chưa kể đến hàng loạt các doanh nghiệp khác trên thị trường, các công ty kiểm toán đều phải tra soát hết tình hình tài chính vào giữa năm, đặc biệt là cuối năm. Điều này khiến họ phải “chạy sô” nhiều doanh nghiệp, khó có thể đảm bảo độ chính xác trong kiểm kê số liệu kế toán và tránh khỏi các sai sót không đáng có.

Thứ ba, “thay đổi năm tài chính không những mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích mà còn có lợi cho thị trường”. Đáng chú ý nhất là hiệu ứng domino trên thị trường khi tiếp nhận hàng loạt thông tin cũng một lúc. Nếu tất cả các công ty niêm yết cùng lúc công bố thông tin tốt hoặc xấu sẽ tạo hiệu ứng tăng giảm đồng loạt, thậm chí tới cả những mã chứng khoán không liên quan, ảnh hưởng lớn đến tâm lý nhà đầu tư trên thị trường. Vì vậy, việc thay đổi niên độ tài chính là điều cần thiết và phù hợp với nhu cầu thực tế. “Có thể xem đây là một công cụ tài chính rất đơn giản mà hiệu quả?”, vị chuyên gia này nhận định.

Minh Hằng

công lý





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (7)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

MSB lãi trước thuế quý 1 hơn 1,530 tỷ đồng, tỷ lệ CASA đạt 29.21%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) lãi trước thuế hơn 1,530 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ...

ĐHĐCĐ Siba Group: Tăng lợi nhuận 25%, ông Trương Sỹ Bá tham gia ban điều hành

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 25/04, CTCP Tập đoàn Cơ khí Công nghệ cao Siba (Siba Group, HOSE: SBG) đặt mục tiêu gia tăng về cả doanh thu và lợi nhuận...

Tiếp tục "thu hời" từ chứng khoán, ACB lãi trước thuế quý 1 gần 4,900 tỷ đồng

BCTC hợp nhất vừa công bố của Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) cho thấy lãi trước thuế trong quý 1/2024 đạt hơn 4,892 tỷ đồng, giảm nhẹ 5% so với...

Dự báo bấp bênh, Petrolimex đặt mục tiêu 2024 giảm 27% lợi nhuận

Theo tài liệu ĐHĐCĐ 2024, Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HOSE: PLX) dự báo tình hình năm nay có nhiều yếu tố không thuận lợi. Do đó, dự kiến trình mục tiêu...

ĐHĐCĐ HSC: Mảng IB có thể mang về 200-240 tỷ đồng năm 2024

Chiều ngày 25/04, diễn ra ĐHĐCĐ năm tài chính 2023 của CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC, HOSE: HCM) với mục tiêu lãi trước thuế năm 2024 cao kỷ lục.

ĐHĐCĐ SHB: Lợi nhuận quý 1 khoảng 4,017 tỷ đồng

Chiều 25/04, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HOSE: SHB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận, tăng vốn...

ĐHĐCĐ SSI: Thị phần là một mục tiêu quan trọng để phấn đấu nhưng không phải là duy nhất

Chiều ngày 25/04, CTCP Chứng khoán SSI (HOSE :SSI) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 để thảo luận nhiều nội dung về kế hoạch kinh doanh năm mới. Tại đại hội, Chủ...

ĐHĐCĐ HBC: Cơ bản đã hoàn thành hồ sơ phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức chiều ngày 25/04, bên cạnh kế hoạch kinh doanh, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) còn tiến hành biểu quyết thay đổi...

ĐHĐCĐ DGW: Lãi ròng 92 tỷ đồng trong quý 1, muốn thực hiện 2-3 thương vụ M&A mỗi năm

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Thế Giới Số (Digiworld, HOSE: DGW) diễn ra vào chiều ngày 25/04, nhằm thông qua nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh...

ĐHĐCĐ Vinamilk: Lãi sau thuế quý 1 tăng trưởng gần 16%

Chiều 25/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Vinamilk diễn ra nhằm thông qua kế hoạch doanh thu kỷ lục hơn 63.1 ngàn tỷ đồng; cổ tức năm 2023 bằng tiền dự định nâng lên...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98