FPT kỳ vọng doanh thu 80 triệu USD với RWE

23/06/2014 14:34
23-06-2014 14:34:55+07:00

FPT kỳ vọng doanh thu 80 triệu USD với RWE

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho rằng mua lại công ty công nghệ thông tin của Slovakia sẽ giúp rút ngắn thời gian thâm nhập thị trường nước ngoài và đạt tăng trưởng doanh thu cao.

FPT vừa công bố hoàn tất mua Công ty RWE IT Slovakia, thành viên Tập đoàn RWE – doanh nghiệp hàng đầu châu Âu trong lĩnh vực hạ tầng (điện và gas). Sau sự kiện này, Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Trương Gia Bình đã chia sẻ về thương vụ tạo ra bước ngoặt tại thị trường châu Âu và trên sân chơi toàn cầu.

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đã có buổi nói chuyện với các nhân viên của RWE IT Slovakia.

- Ông có thể chia sẻ những suy nghĩ sau khi hoàn tất thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) đầu tiên của FPT?

- Việc FPT mua RWE IT Slovakia được xem là minh chứng cho thấy doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng thâu tóm công ty ngoại. Tôi rất hạnh phúc khi hoàn tất hợp đồng với RWE, thương vụ đánh dấu giai đoạn mới trong chiến lược toàn cầu hóa của tập đoàn là tiến ra ngoài biên giới bằng M&A .

Thương vụ cũng mở ra mô hình cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin mới của FPT, đó là kết hợp cùng lúc nguồn lực tại Việt Nam và ở địa phương.

- Tại sao M&A lại là bước đi quan trọng trong chiến lược toàn cầu hóa của tập đoàn?

- Không chỉ mua một công ty, FPT còn sở hữu thêm năng lực công nghệ khi có hơn 400 chuyên gia Slovakia và một khách hàng hàng đầu châu Âu trong lĩnh vực hạ tầng có doanh thu 70 tỷ USD, chi tiêu cho IT hàng năm gần một tỷ USD. Ngoài ra, tập đoàn cũng có cơ hội tham gia cung cấp dịch vụ cho lĩnh vực mới là hạ tầng (Utilities) gồm điện, nước, gas…, không những tại châu Âu mà còn tại các thị trường khác trên toàn cầu như Mỹ, Nhật. Đây là ngành rất rộng, đang có nhiều thay đổi trong ứng dụng công nghệ tiên tiến và chắn chắn là thị trường tốt để đào sâu nếu FPT có năng lực tốt.

M&A còn có thể giúp FPT rút ngắn thời gian thâm nhập và tạo vị thế tại thị trường nước ngoài, nâng cao năng lực tư vấn các giải pháp quản trị nguồn lực doanh nghiệp SAP cho các công ty hạ tầng.

Bên cạnh đó, thương vụ sẽ đem lại những hợp đồng mà FPT đang vươn tới: cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin tổng thể dài hạn với giá trị hàng chục triệu USD, tức là cung cấp dịch vụ từ khâu tư vấn, triển khai đến bảo trì, bảo dưỡng trong thời gian ít nhất là 5 năm.

Đây là cơ hội tốt để FPT đạt mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững từ thị trường nước ngoài. Trước đây, FPT cung cấp dịch vụ xuất khẩu phần mềm theo dự án thì nay chúng tôi cung cấp dịch vụ theo hợp đồng dài hạn. Ngày trước FPT chỉ cung cấp dịch vụ cho công ty trong lĩnh vực hạ tầng ở những nước đang phát triển, giờ sẽ cung cấp dịch vụ cho những công ty hạ tầng ở những nước phát triển.

- Nguyên nhân nào khiến FPT chọn M&A ở châu Âu trước trong khi so với các thị trường khác, doanh thu từ đây đang khá nhỏ?

- Chiến lược M&A là một khát vọng mạnh mẽ nhưng thực hiện thành công các thương vụ M&A ở thị trường hay với công ty nào còn phụ thuộc vào cái duyên. Và cái duyên ấy đến đầu tiên từ châu Âu.

Giám đốc FPT tại châu Âu Uwe Schlager từng nói với tôi: "FPT muốn phát triển thì phải chuyển hợp đồng theo dự án sang các hợp đồng dài hạn". Tôi kỳ vọng thị trường châu Âu sẽ có những bước tăng trưởng ấn tượng trong thời gian tới.

- FPT đặt mục tiêu ra sao sau thương vụ M&A này?

- M&A được xem là một bước đi quan trọng để FPT đạt được mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu từ thị trường nước ngoài. Thỏa thuận với RWE không chỉ đơn thuần là FPT có thêm một công ty con và một khoản doanh thu kỳ vọng 80 triệu USD trong vòng 5 năm, mà còn là cơ hội có được những khách hàng trong lĩnh vực hạ tầng tại châu Âu và các quốc gia khác như Nhật, Mỹ.

Với chiến lược toàn cầu hóa, FPT xác định phát triển theo cả hai hướng là tự thân (organic growth) và thông qua M&A. Chúng tôi đặt mục tiêu doanh thu toàn cầu hóa toàn cầu hóa đạt 340 triệu USD vào năm 2016.

Kết thúc 5 tháng, doanh thu của toàn tập đoàn đạt 12.230 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ và hoàn thành 110% kế hoạch. Trong đó, doanh thu từ toàn cầu hóa đạt 1.100 tỷ đồng (khoảng 50 triệu USD), tăng 19%.

- Mô hình hoạt động của FPT sẽ như thế nào sau khi có thêm FPT Slovakia?

- Thương vụ này sẽ hình thành mô hình cung cấp dịch vụ mới cho FPT. Tập đoàn có thể cùng lúc sử dụng nguồn lực tại các trung tâm ở Việt Nam và ngay tại châu Âu để cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Đây cũng là lần đầu tiên trong 26 năm phát triển, FPT có hàng trăm kỹ sư người Slovakia và nhiều lãnh đạo người Đức. Điều này sẽ đặt ra những thách thức lớn về quản trị đa văn hóa. Nếu FPT không làm được, tập đoàn sẽ khó có thể trở thành công ty toàn cầu .

Trong chuyến công tác tại châu Âu, tôi đã gặp các nhân viên ở đây và chào mừng họ gia nhập FPT. Tôi muốn nhấn mạnh rằng từ nay, các chuyên gia của RWE IT Slovakia sẽ không chỉ triển khai dự án cho một khách hàng mà họ có cơ hội được tham gia vào các dự án với nhiều khách hàng lớn không chỉ tại Đức mà còn ở châu Âu, Mỹ và Nhật.

Điều quan trọng nhất của mỗi người là có công ăn việc làm. Ngày hôm nay, nó trở nên không dễ dàng ở châu Âu. FPT và họ cùng trên con thuyền và cùng chiến đấu để đảm bảo công ăn việc làm cho tất cả. Tôi cần các chuyên gia Slovakia sang Việt Nam và chuyên gia Việt Nam sang Slovakia để tạo ra những nhóm làm việc không biên giới và chứng minh mô hình "best shore" cho các công ty khác.

Tôi cũng thăm các trường đại học ở Slovakia, nơi cung cấp dịch vụ nguồn nhân lực toàn cầu. Chúng tôi chờ đợi các trường đại học ở Slovakia sẽ phối hợp cùng FPT.

Kỳ Duyên

vnexpress



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

SGN báo lãi quý 1 tăng 12% nhờ thị trường quốc tế trở lại và khách hàng mới

Nếu không phải trích lập thêm nợ khó đòi của Bamboo Airways và Vietravel Airlines, khoản lãi ròng của CTCP Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (HOSE: SGN) đã không dừng lại ở...

ĐHĐCĐ HT1: Giá bán xi măng rất chua chát

Chủ tịch HT1 nhận định đây là thời điểm khó khăn đối với ngành xi măng Việt Nam và Vicem Hà Tiên. Tổng Giám đốc thì cho rằng chưa biết khi nào thị trường xi măng sẽ...

ĐHĐCĐ LGC: Chuẩn bị gì cho kế hoạch kỷ lục và 5 dự án PPP mục tiêu thời gian tới?

ĐHĐCĐ thường niên năm tài chính 2023 của CTCP Đầu tư Cầu đường CII (HOSE: LGC) đã thông qua kế hoạch cao kỷ lục trong 18 năm qua, cổ tức tỷ lệ 32%. Doanh nghiệp cho...

ĐHĐCĐ Vinasun: Vốn đầu tư thêm 700 xe hybrid khoảng 630-650 tỷ đồng

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra vào sáng ngày 24/04, CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun, HOSE: VNS) dự báo tình hình năm nay gặp nhiều khó khăn trong quá trình...

ĐHĐCĐ PV Drilling: Các giàn khoan sở hữu đã ký hợp đồng, có việc làm ổn định suốt 2024 và 2025

Sáng ngày 24/04/2024, Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling, HOSE: PVD) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phân phối...

ĐHĐCĐ BMI: Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi tác động đến doanh thu trong ngắn hạn

Sáng ngày 24/04/2024, Tổng CTCP Bảo Minh (HOSE: BMI) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 theo hình thức trực tuyến nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức...

Chủ tịch Đào Ngọc Thanh chia sẻ về 3 trụ cột kinh doanh chính của Vinaconex

Sáng 24/04, Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HOSE: VCG) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh...

BCR đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 gấp 3 lần, tăng vốn điều lệ thêm gần 3 ngàn tỷ 

Tại ĐHĐCĐ thường niên sắp tới, bên cạnh kế hoạch kinh doanh 2024, CTCP BCG Land (UPCoM: BCR) còn đưa ra mục tiêu cần đạt được trong giai đoạn 2024-2028.

Lãi quý 1 của Vĩnh Sơn - Sông Hinh “bốc hơi” theo dòng nước

Lượng nước về hồ giảm mạnh cùng chi phí tài chính neo cao là nguyên nhân khiến lợi nhuận quý 1 của Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (HOSE: VSH) giảm tới hơn 99%.

Doanh thu tháng 3 của VHC tăng 5%

CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) báo cáo doanh thu tháng 3 đạt 1,089 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả sau 3 tháng đầu năm tăng 25%.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98