UBCK nói gì về giải pháp phát triển và tăng thanh khoản TTCK?

07/06/2014 14:27
07-06-2014 14:27:57+07:00

UBCK nói gì về giải pháp phát triển và tăng thanh khoản TTCK?

Tại buổi hội thảo “Nâng cao tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán” do Sở GDCK TPHCM (HOSE) tổ chức, UBCK trình bày hàng loạt giải pháp giúp phát triển và tăng thanh khoản cho thị trường chứng khoán (TTCK).

Hội thảo “Nâng cao tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán” do Sở GDCK TPHCM (HOSE) tổ chức ngày 06/06.

Thanh khoản thấp: Do có ít cổ phiếu tự do chuyển nhượng?

Suốt một thời gian dài (năm 2013 và 5 tháng đầu năm 2014) thị trường chứng khoán đã có sự bứt phá về thanh khoản, đạt trung bình khoảng 2 nghìn tỷ đồng mỗi phiên. Tuy nhiên, từ nửa cuối tháng 5 trở lại đây, nhất là những phiên giao dịch đầu tháng 6/2014, thanh khoản bình quân ở mức dưới 1 ngàn tỷ.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Sơn – Vụ Trưởng Vụ Phát triển thị trường UBCKNN cho biết ngoài những ảnh hưởng thời gian gần đây về địa chính trị thì TTCK VN vốn cũng đã tồn tại những vấn đề từ trước.

Cụ thể, ông Sơn cho rằng quy mô TTCK Viêt Nam hiện nay khoảng từ 50-55 tỷ USD. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Việt Nam và thị trường quốc tế là phần lớn các doanh nghiệp niêm yết trong nước là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thực hiện IPO có tỷ lệ vốn hóa rất lớn nhưng tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng (free float) lại ở mức rất nhỏ, chiếm từ 10-30%.

Trong khi đó, phần lớn 70-80% được nắm giữ bởi cơ quan quản lý vốn Nhà nước hoặc là các tập đoàn, cơ quan chủ quản của các ngành đó. Chính điều này đã hạn chế đến độ sâu của thị trường cũng như ảnh hưởng lên thanh khoản. Vấn đề hết sức quan trọng này chỉ có cách giải quyết là Nhà nước nên thoái vốn khỏi các doanh nghiệp đã thực hiện IPO, ông Sơn nói thêm.

Cơ chế thoái vốn hiện nay cũng đang trái với nguyên tắc của thị trường khi mà doanh nghiệp muốn thoái vốn mà vẫn bảo toàn vốn đầu tư, tức là không thấp hơn giá trị đầu tư ban đầu. Theo giải thích của ông Sơn, khi đầu tư thì lãi có thể gấp đôi, gấp ba thì không sao. Hoặc thậm chí bán đi một nửa và đã có lãi hơn vốn đầu tư rồi mà vẫn không chấp nhận thoái vốn dưới giá trị đầu tư.

Hiện nay Bộ Tài chính đang hoàn thiện để Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ cơ chế thoái dưới giá vốn đầu tư, dưới mệnh giá”, ông Sơn chia sẻ.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh việc IPO thông qua thúc đẩy cầu đầu tư để hấp thụ số cổ phần chào bán. Việc đưa vào niêm yết 30 ngày sau khi cổ phần hóa cũng cần phải đẩy mạnh để tránh câu chuyện là sau khi IPO thì đến 2, 3 hay 5 năm sau mới đưa vào niêm yết, gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

Tiếp tục chờ… nới room

Ông Sơn cho biết, có hai điểm trong một nội dung trong tờ trình lên Thủ tướng Chính phủ về sửa Quyết định 55. Thứ nhất là nâng room của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty niêm yết và đại chúng; thứ hai là cho phép các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài góp vốn mua cổ phần, nắm giữ đến 100% (từ 49-100%) vốn các CTCK trong nước.

Đối với đề án nới room, ông Sơn cho biết vẫn đang trong giai đoạn chờ đợi. Đối với công ty đại chúng, trên nền cổ phiếu có quyền biểu quyết thì gắn liền với những quy định liên quan các nhóm ngành nghề mà Việt Nam đang đàm phám trong Hiệp định TPP cũng như hiệp định thương mại tự do với EU nên cần có thời gian để xử lý.

Trong bối cảnh đó, một giải pháp mới được đưa ra là phát triển sản phẩm NVDR (cổ phiếu không có quyền biểu quyết) nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng vẫn đảm bảo khả năng kiểm soát doanh nghiệp bởi nhà đầu tư trong nước hoặc chính người điều hành công ty.

Về nguyên tắc thì đây là một giải pháp hữu dụng, tuy nhiên điều này lại gặp trở ngại về hành lang pháp lý. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam, các vấn đề liên quan đến việc triệu tập ĐHĐCĐ hay biểu quyết sẽ bị phá vỡ nếu tỷ lệ NVDR chiếm khoảng 20-30%, ông Sơn chia sẻ.

Vấn đề thứ hai theo ông Sơn là sau thời gian tăng trưởng nóng của thị trường, các công ty chứng khoán (CTCK) trong nước dù có số lượng khá lớn nhưng hầu hết đều có quy mô tài chính, quản trị rủi ro hay năng lực chống đỡ rủi ro còn yếu kém. Do đó, cần tổ chức triệt để tái cấu trúc các CTCK trên cơ sở hợp nhất, giải thể, đặc biệt khi cho các tổ chức nước ngoài vào để mua lại 100% vốn và chuyển thành công ty 100% vốn nước ngoài. Sau này, những tổ chức này sẽ được lựa chọn để tham gia thị trường chứng khoán phái sinh.

Liên quan đến việc tổ chức tài chính giải thể, phá sản, UBCK đang nghiên cứu xây dựng quỹ bảo vệ nhà đầu tư.

Ngoài ra, ông Sơn còn cho biết đề án hợp nhất hai Sở GDCK sẽ được trình Chính phủ trong tháng 6 năm nay nhằm phát triển phân định các khu vực của thị trường gồm thị trường cổ phiếu, trái phiếu và thị trường phái sinh để nâng cao vị thế của Sở trong khu vực ASEAN.

Sanh Tín

Công Lý







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thao túng giá cổ phiếu DST, một cá nhân bị xử phạt hơn nửa tỷ

Ngày 15/04, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có quyết định xử phạt đối với ông Giang Tuấn Anh về hành vi thao túng giá cổ phiếu DST của CTCP Đầu tư Sao Thăng...

Nghỉ lễ 30/04 - 01/05, chứng khoán giao dịch bù vào thứ 7? 

Các sở giao dịch sẽ thực hiện hoán đổi ngày nghỉ lễ trong kỳ nghỉ lễ 30/04 - 01/05 sắp tới, dẫn tới việc nghỉ giao dịch vào ngày 29/04.

Theo dấu dòng tiền cá mập 17/04: Tự doanh và khối ngoại thay đổi động thái

Phiên giao dịch ngày 17/04, cả tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại đều có động thái trái ngược so với phiên 16/04.

PSH bất ngờ tăng trần sau chuỗi 5 phiên “lau sàn”, gần 20 triệu cp khớp lệnh

Phiên sáng ngày 17/04, cổ phiếu PSH của “đại gia xăng dầu miền Tây” CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu bất ngờ tăng giá “bật trần”, với gần 20 triệu cp...

Hàng trăm cổ phiếu lập kỷ lục mới dù VN-Index chưa vượt đỉnh cũ

Trong những tháng gần đây, VN-Index đã có những bước tiến nhanh chóng và thanh khoản cũng bùng nổ. Sự sôi động này gợi lại những kỷ niệm tươi đẹp của thị trường...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 17/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

17/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

​Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 16/04: Tự doanh mua ròng hơn 1.4 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 16/04, tự doanh và khối ngoại giao dịch cùng chiều, mua ròng lần lượt 1,422 tỷ đồng và 191 tỷ đồng.

Góc nhìn 17/04: Tiếp tục điều chỉnh?

CTCK Beta nhận định, trong giai đoạn hiện nay, nhiều khả năng áp lực rung lắc/điều chỉnh vẫn sẽ duy trì ở mức cao.

Lỗ nặng năm 2023, vốn chủ sở hữu VNECO 8 còn 1 tỷ đồng, cổ phiếu tiếp tục bị cảnh báo

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây quyết định duy trì diện bị cảnh báo đối với cổ phiếu CTCP Xây dựng Điện VNECO 8 (HNX: VE8) do lợi nhuận sau thuế chưa...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98