CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh

22/07/2014 14:52
22-07-2014 14:52:17+07:00

CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh

Cục thống kê Tp.HCM vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2014 của thành phố đã tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 5,47% so với cùng tháng năm trước. Như vậy, tính từ đầu năm, CPI đã tăng 1,22%, cao hơn gấp đôi mức tăng của năm 2013 (0,66%).

* CPI tháng 7 tại Hà Nội tăng 0,18%

Trong tháng, có 6 nhóm hàng tăng giá trong khi chỉ có 4 nhóm hàng giảm giá và 1 nhóm hàng giá không đổi so với tháng trước.

Trong tháng 7, hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng đáng kể 0,25% so với tháng trước trong đó lương thực giảm 0,18%, thực phẩm tăng 0,55% và ăn uống ngoài gia đình không đổi so với tháng trước

Tăng mạnh nhất trong tháng là nhóm giao thông với mức tăng 0,4% so với tháng trước. Trong thời gian tính giá CPI của tháng 7, giá xăng và dầu diesel đã được điều chỉnh tăng 2 lần với tổng mức tăng lần lượt là 740 đồng/lít và 290 đồng/lít.

Đây là nguyên nhân chính, trực tiếp khiến chỉ số giá nhóm giao thông tăng cao nhất trong tháng.

Hàng ăn và dịch vụ ăn uống cũng có mức tăng đáng kể 0,25% so với tháng trước trong đó lương thực giảm 0,18%, thực phẩm tăng 0,55% và ăn uống ngoài gia đình không đổi.

Nguồn cung lương thực từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ổn định trong khi cầu tiêu thụ trong và ngoài nước chưa có dấu hiệu phục hồi là nguyên nhân chính khiến giá các mặt hàng lương thực tiếp tục giảm so với tháng trước.

Trái ngược với diễn biến của giá lương thực, giá các mặt hàng thực phẩm đã tăng liên tục trong 3 tháng qua với mức tăng đáng kể so với tháng trước.

Đúng như nhận định trong tháng trước, khi nhu cầu cho các lễ hội từ thị trường Campuchia qua đi và với nguồn cung kịp thời từ miền Bắc, giá thịt lợn tại các chợ của Tp.HCM đã ổn định và giảm đáng kể so với tháng trước.

Ngược lại, khi dịch cúm gia cầm đã được kiểm soát, giá các mặt hàng như thịt gia cầm, trứng các loại đã tăng trở lại khoảng 2-3%. Ngoài ra, do ảnh hưởng của thời tiết, các mặt hàng rau xanh cũng tăng đáng kể trên 4% so với tháng trước.

Tháng này, giá cả các mặt hàng ăn uống ngoài gia đình giá ổn định, không đổi so với tháng trước mặc dù có các kỳ thi đại học - cao đẳng diễn ra trên địa bàn thành phố khiến lượng phụ huynh và thí sinh các tỉnh đổ về thành phố đông hơn ngày thường.

Ở phía các nhóm hàng giảm giá, mức giảm mạnh nhất thuộc về nhóm văn hóa, giải trí và du lịch khi giảm 0,34% so với tháng trước. Kinh tế khó khăn, chi tiêu cũng người dân thành phố cũng phải thắt chặt hơn khiến các mặt hàng vui chơi khó có cơ hội tăng giá trong thời điểm hiện nay.

Chỉ số giá nhóm giáo dục giảm 0,12% do giá các đồ dùng học tập như giấy, vở, bút…giảm giá nhẹ so với tháng trước trong khi nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, điện, nước và chất đốt giảm 0,07% do hiện nay đang là mùa mưa, không phải mùa xây dựng nên giá các mặt hàng vật liệu xây dựng giảm nhẹ.

Trong tháng, hai mặt hàng đặc biệt là vàng và đô la Mỹ cùng tăng giá so với tháng trước ở các mức tương ứng 0,82% và 0,03%.

Thái Hà

vneconomy





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...

UOB: Triển vọng vẫn tích cực trong năm 2024

Kết quả khả quan vào đầu 2024 tạo ra tín hiệu tích cực cho thời gian còn lại của năm nay, sau năm 2023 đầy thử thách - theo nhận định trong Báo cáo tăng trưởng kinh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98