Đàm phán thất bại, Argentina vỡ nợ lần thứ 2 trong 13 năm

31/07/2014 13:59
31-07-2014 13:59:28+07:00

Đàm phán thất bại, Argentina vỡ nợ lần thứ 2 trong 13 năm

Theo dự báo, tác động của lần vỡ nợ này đối với nền kinh tế Argentina sẽ không giống như lần vỡ nợ năm 2001 khi hàng chục người bị giết chết trong các cuộc biểu tình đường phố và các nhà chức trách phải đóng băng tài khoản của người gửi tiền để ngăn chặn tình trạng rút vốn ồ ạt khỏi các ngân hàng.

* Standard & Poor's tuyên bố Argentina vỡ nợ một phần

* Argentina đứng bên bờ vực vỡ nợ

* Argentina cận kề vỡ nợ, IMF xem xét cải tiến tái cơ cấu nợ quốc gia

 

Argentina vừa vỡ nợ lần thứ hai trong 13 năm sau khi các cuộc đàm phán vào phút chót tại New York với một nhóm chủ nợ bị thất bại vào ngày thứ Năm.

Các nhà đầu tư được xem là các “quỹ kền kền” này đã yêu cầu Argentina thanh toán đủ 1.3 tỷ USD cho số trái phiếu mà họ đang nắm giữ.

Tuy nhiên, Argentina cho biết không thể đáp ứng được yêu cầu này và đã tố cáo các “quỹ kền kền” về việc lợi dụng vấn đề nợ nần của nước này để thu lãi lớn.

Một tòa án của Mỹ đã đặt ra thời hạn chót vào lúc 4h giờ GMT (tức 11h theo giờ Việt Nam) ngày thứ Năm để hai bên đạt được thỏa thuận.

Tuy nhiên cho đến khuya ngày thứ Tư, Bộ trưởng Kinh tế Argentina – Axel Kicillof – cho biết nhà đầu tư đã từ chối đề nghị mới nhất của Chính phủ. Phát biểu tại cuộc họp báo ở New York, ông Kicillof cho biết Argentina không làm gì bất hợp pháp.

Hôm thứ Tư (30/07), Standard & Poor’s (S&P) đã hạ xếp hạng tín nhiệm của Argentina xuống mức “vỡ nợ một phần”. Động thái của S&P có thể gia tăng chi phí vay mượn của Argentina cũng như gia tăng sức ép lên nền kinh tế vốn đã yếu kém của nước này.

S&P cho biết có thể điều chỉnh xếp hạng tín nhiệm của Argentina nếu nước này tìm được cách để thanh toán nợ nần. Được biết, cuộc khủng hoảng hiện nay xuất phát từ lần vỡ nợ vào năm 2001 của Argentina.

Phước Phạm (Theo BBC)





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.

Các ngân hàng trung ương châu Á chật vật 'chế ngự' đô la

Các ngân hàng trung ương châu Á đang chuẩn bị ứng phó nhiều bất ổn hơn từ sự trỗi dậy của đồng đô la Mỹ khi triển vọng giảm lãi suất không chắc chắn của Mỹ trong...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98