Đổi cách tiếp cận để không lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc

16/07/2014 22:00
16-07-2014 22:00:00+07:00

Đổi cách tiếp cận để không lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc

Sự xuất hiện của sự kiện Biển Đông khiến nền kinh tế có thêm biến số mới. Tìm lời giải cho thách thức này là đầu bài mà ban tổ chức tọa đàm "Kinh tế VN 6 tháng đầu năm và những thách thức mới" đặt ra cho các chuyên gia.

Chia sẻ nhận định với những ý kiến trước đó, tại buổi tọa đàm tổ chức cùng Ban Kinh tế Trung ương chiều 16/7, GS Nguyễn Thọ Đạt, Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế cho rằng kết quả tích cực của kinh tế Việt Nam 4 tháng đầu năm đã bị ảnh hưởng lớn bởi sự kiện hạ đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc. “Không thể không nói đến Biển Đông bởi sự xuất hiện của vấn đề này khiến nền kinh tế có thêm biến số mới”, chuyên gia này bày tỏ.

Phó ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Ngọc Bảo chủ trì buổi tọa đàm

Đồng chỉ trì tọa đàm, TS Mai Xuân Hùng, Phó chủ nhiệm ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng mong muốn các chuyên gia tập trung bàn vào “nút thắt Biển Đông” với những câu hỏi cụ thể như: Làm thế nào để giảm lệ thuộc Trung Quốc? Sự lệ thuộc này chỉ có hại hay có cả lợi ích trong đó?

"Quan hệ với Trung Quốc là tất yếu và không thể dừng”, GS Hoàng Đức Thân nhìn nhận. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, phải tiếp cận từ góc độ để làm sao khai thác được càng nhiều lợi ích, cũng như giảm bất ổn, rủi ro. Ông Thân dẫn chứng: 25% đầu vào của nền kinh tế liên quan đến thị trường này, trong đó nhiều ngành như dệt may, tỷ lệ lên tới 70-80%. Ngược lại, Trung Quốc mới tự túc được 50% lương thực; nhu cầu nông sản của họ yêu cầu chất lượng không cao, giá cả vừa phải, phù hợp với trình độ năng lực sản xuất của Việt Nam. "Đây là cơ hội chúng ta phải tận dụng”, GS Thân nói.

Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng cảnh báo, nếu xét trên số liệu thuần túy thì quy mô đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam không lớn, song lại nằm ở những vị trí chiến lược, ở những ngành có tính trọng yếu, tạo ra động lực tăng trưởng của nền kinh tế chúng ta mà rõ nhất là các dự án năng lượng. “Đừng để Trung Quốc buộc chúng ta phải lệ thuộc khi quan hệ kinh tế với họ”, GS Thân bày tỏ.

“Muốn thoát khỏi lệ thuộc thì cần thay đổi cách tiếp cận”, PGS Tạ Lợi nhấn mạnh. Ông minh họa: Thay vì tham vọng sản xuất ô tô “made in Vietnam” để làm ra một chiếc xe hoàn chỉnh thì trước tiên hãy đặt mục tiêu liên kết với các nhà sản xuất lốp hàng đầu như để tham gia vào vài một công đoạn trong một chiéc lốp xe đua công thức một. Khi ấy, PGS Lợi tin rằng, Việt Nam sẽ giảm được việc xuất mủ cao su sang Trung Quốc rồi nhập trở lại lốp xe của họ. “Tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất ôtô, Việt Nam cần chấp nhận bước đầu chỉ được chi 1-2% lợi nhuận, nhưng khi trình độ sản xuất cao hơn, ta sẽ có cơ hội nâng lợi lên khi làm được những linh kiện khác cho ngành nhựa, cơ khí về sau”, vị PGS nói.

Tham gia vào chuỗi giá trị được nhiều chuyên gia đồng tình là giải pháp để giảm sự lệ thuộc vào một thị trường. Tuy nhiên, GS Đỗ Đức Bình lưu ý, muốn tham gia chuỗi thì phải “chơi” với các tập đoàn đa quốc gia. Trong khi, theo TS Đào Quang Minh các nhà quản lý Việt Nam quá chú trọng thỏa thuận song phương và đa phương nhưng chưa đánh giá đúng mức đối tác chiến lược là các tập đoàn này.

Ông dẫn chứng, việc một số tập đoàn điện tử chọn Việt Nam làm cứ điểm vẫn mang tính “tự phát” chứ chưa mang đậm có bàn tay của chiến lược quốc gia. “Hay với nông nghiệp, nếu lôi kéo được các tập đoàn thì chúng ta có đủ sức để lãnh đạo trong chuỗi giá trị ấy như với ngành cà phê, vải thiều. Song thực tế, cơ quan quản lý đang đặt lên vai nông dân quá nhiều sức nặng trong khi họ lại gầy gò”, TS Minh chia sẻ.

Đánh giá cao khuyến nghị của các chuyên gia ĐH Kinh tế trong cách tiếp cận để giảm phụ thuộc khi làm ăn với Trung Quốc, nhưng Phó ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng, để chuyển đổi thị trường không phải là chuyện một sớm một chiều. Ông Bảo thừa nhận, hiện nay, với tư cách là “một công xưởng của thế giới” về công nghệ, hàng tiêu dùng... Trung Quốc đủ sức “hút” nhiều quốc gia vào làm ăn và lệ thuộc thị trường này.

“Nhưng trong mối quan hệ kinh tế này cả hai bên cùng có lợi. Các tổ tổ chức quốc tế cũng nhìn nhận, biến số Biển Đông là nhân tố ngắn hạn, không quá bi quan với nền kinh tế Việt Nam”, ông Bảo trấn an và cho rằng, ngoại trừ chỉ tiêu về GDP ( 5,8%), hầu hết các chỉ tiêu khác được đặt ra từ đầu năm sẽ cán đích.

Chí Hiếu

vnexpress



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98