Khơi thông thị trường cho nông sản

21/07/2014 13:55
21-07-2014 13:55:14+07:00

Khơi thông thị trường cho nông sản

Theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, VN đang có cơ hội để đa dạng thị trường nông sản, đảm bảo thu nhập bền vững cho nông dân.

Trả lời phỏng vấn của Thanh Niên, TS Tuấn nói:

Câu chuyện “được mùa, mất giá” là nỗi đau cứ lặp đi lặp lại trong nhiều năm qua, không chỉ khiến nông dân thua lỗ mà nền kinh tế cũng bị thiệt hại đáng kể.

Làm thế nào để phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường, thưa ông?

Điều đầu tiên là phải hiểu rõ thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu vì VN là nước xuất khẩu nông sản lớn. Có thông tin thị trường, bao gồm về quy mô, giá cả, xu hướng, thị hiếu của người dân, kênh phân phối, luật lệ quy định... thì mới đưa ra được những định hướng phát triển các ngành hàng nông sản có khả năng cạnh tranh của VN, đáp ứng đúng đòi hỏi của thị trường.

Thứ hai, chúng ta phải khơi thông được thị trường hiện đang bị tắc, ví dụ như chưa có thỏa thuận về tiêu chuẩn kỹ thuật, chưa có tổ chức phát triển thị trường chuyên nghiệp, chưa có đội ngũ cán bộ có khả năng đàm phán, xử lý tranh chấp và bảo vệ quyền lợi của nông dân mình, của đất nước mình. Trong bối cảnh hiện nay, đa dạng hóa thị trường cho nông sản, giảm sự lệ thuộc quá lớn vào một thị trường là một trong những việc cần làm ngay. Các thị trường như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản... cũng rất rộng mở, được giá, nhưng yêu cầu cao hơn về chất lượng nông sản. Đây là cơ hội để chúng ta thay đổi công nghệ, tái cơ cấu chuỗi giá trị nông nghiệp.

Vậy làm thế nào tín hiệu thị trường quay lại được với người nông dân? Đó chính là vai trò của doanh nghiệp (DN). DN “bắt” được tín hiệu thị trường tốt nhất, lại có vốn, có điều kiện để áp dụng khoa học công nghệ vào đồng ruộng và giúp nông dân sản xuất theo đúng tín hiệu thị trường. Khi nông dân và DN tìm được tiếng nói chung, chúng ta có cơ hội giành thắng lợi cao hơn rất nhiều lần. Một cách làm khác cũng có thể tạo ra hiệu quả thiết thực là triển khai kết nối giữa nhà nước, DN và nông dân thông qua các hiệp hội và ban điều phối ngành hàng.

Nhưng một khi nông dân còn sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và giữ tập quán canh tác truyền thống thì chúng ta khó có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh, khai thông và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản?

Đúng vậy. Chúng ta phải đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, đưa DN vào nông nghiệp và từng bước tạo ra đội ngũ nông dân chuyên nghiệp thì mới có sản xuất hàng hóa lớn, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh, xâm nhập các thị trường mới, kể cả với các thị trường được cho là khó tính.

Xin cảm ơn ông!

Phải xây dựng được thương hiệu cho nông sản

Lâu nay chúng ta cứ tính chuyện xuất nông sản sang Trung Quốc vì thị trường này tương đối dễ tính, không đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Khi người ta không mua hàng với khối lượng lớn nữa, là chúng ta bị kẹt. Việc mở rộng thị trường đã được đặt ra, nhưng bán nông sản đi các nước khác lại đang gặp khó vì đây là các thị trường khó tính, yêu cầu khắt khe về chất lượng và xuất xứ hàng hóa.

Theo tôi, để khai thông thị trường cho nông sản Việt, ngoài việc làm tốt khâu quy hoạch sản xuất, các DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cần phải thay đổi cách làm, xây dựng các vùng nguyên liệu đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà nước, DN và nông dân cần nỗ lực xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt thì các sản phẩm của chúng ta mới có được chỗ đứng vững chắc ở các thị trường. Có làm được như vậy thì nông dân mình mới bớt khổ.

GS Võ Tòng Xuân, (nguyên Hiệu trưởng Trường đại học An Giang)


Quang Duẩn (thực hiện)

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ có thể bị đặt cọc thuế chống trợ cấp sơ bộ

Đối với tôm, Hoa Kỳ yêu cầu đặt cọc thuế chống trợ cấp sơ bộ sẽ là 2,84% đối với Stapimex, 196,41% đối với Thông Thuận và 2,84% đối với tất cả các nhà cung cấp Việt...

3 loại hạt bình dân được doanh nghiệp Việt chi 1,22 tỷ USD gom mua

Trong vòng 75 ngày, các doanh nghiệp của Việt Nam đã chi hơn 1,22 tỷ USD để gom mua ba loại hạt bình dân. Theo đó, hơn 4 triệu tấn hàng ồ ạt về nước ta.

Mỹ tăng nhẹ thuế CBPG cá tra Việt Nam

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn nguồn từ Undercurrent News cho biết, Mỹ đã nâng nhẹ mức thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với các doanh...

Găm lúa gạo để đẩy giá: Coi chừng mất thị trường

Các chuyên gia cảnh báo tình trạng thu gom lúa nhưng găm trữ hàng không bán ra, đợi giá tăng cao như năm 2023 để kiếm lợi lớn.

Vì sao 30 lô sầu riêng xuất khẩu bị Trung Quốc cảnh báo?

Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu các doanh nghiệp bị cảnh báo báo cáo kết quả thực hiện truy xuất và các biện pháp khắc phục trước ngày 1-4.

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ tăng mạnh

Xuất khẩu tôm Việt Nam 2 tháng đầu năm nay đạt 415 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Mỹ ghi nhận tăng trưởng lần...

Kiếm tiền triệu từ trái cây giải nhiệt mùa nóng

Nắng nóng, oi bức kéo dài trong những ngày qua đã làm nhu cầu sử dụng trái cây và một số nông sản giải nhiệt tại TP HCM tăng cao. Nhiều loại trái cây trong nước giá...

Cách nào giữ vị thế tôm Việt Nam trị giá 4 tỷ USD?

Hiện, xuất khẩu tôm mang về tổng giá trị khoảng 4 tỷ USD mỗi năm, dù gặp khó khăn nhất thời từ các thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam. Để tiếp tục giữ vị thế này...

375 triệu USD xây dựng sản xuất gạo carbon thấp tại ĐBSCL

Ngày 19/03, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị với các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL về ý tưởng đề xuất Dự án hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa carbon thấp. Dự kiến tổng vốn đầu...

Nghịch lý xuất khẩu cà phê, hồ tiêu

Cà phê Robusta và hồ tiêu là 2 mặt hàng xuất khẩu Việt Nam dẫn đầu thế giới nhưng thị phần lại đang rơi vào tay nhiều doanh nghiệp nước ngoài.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98