Mỹ sắp áp thuế CBPG ống thép nhập từ VN

07/07/2014 22:57
07-07-2014 22:57:00+07:00

Mỹ sắp áp thuế CBPG ống thép nhập từ VN

Ống thép hàn chịu lực không gỉ (welded stainless pressure pipe) nhập khẩu từ Việt Nam, Malaysia, Thái Lan sẽ chính thức bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá trong năm nay sau một biểu quyết mới đây của Uỷ ban Thương mại quốc tế Mỹ (USITC)

Theo Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương hôm 7-7, USITC hôm 24-6 biểu quyết và ban hành kết luận cuối cùng khẳng định sản phẩm ống thép nhập khẩu từ ba nước này đã gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành công nghiệp nội địa sản xuất sản phẩm tương tự của Mỹ.

Sau kết luận này, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sẽ ban hành lệnh áp thuế chống bán phá giá (CBPG) với sản phẩm trên, với thời hạn ban hành lệnh áp thuế dự kiến là ngày 13-7-2014.

Trước đó, DOC hôm 23-5 ra kết luận điều tra cuối cùng, theo đó biên độ bán phá giá đối với ống thép hàn chịu lực không gỉ của Việt Nam từ mức sơ bộ 17,72%-53,91% xuống còn 16,25%. So với các bị đơn khác trong vụ kiện này là Malaysia và Thái Lan, Việt Nam có biên độ thấp hơn. Biên độ phá giá đối với các doanh nghiệp Malaysia là 22,07%-167,11% và Thái Lan là 23,89%-24,01%.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, các bên còn đợi kết quả biểu quyết của USITC. Nếu kết luận của USITC là việc nhập khẩu sản phẩm trên từ Malaysia, Thái Lan và Việt Nam gây thiệt hại hoặc đe dọa cho ngành sản xuất nội địa của Mỹ, DOC sẽ ban hành lệnh áp thuế CBPG. Nếu không, sản phẩm này sẽ không bị áp thuế CBPG.

Theo một nguồn tin từ Cục Quản lý cạnh tranh, thông thường, tại thị trường Mỹ, biên độ phá giá trong kết luận điều tra cuối cùng của DOC cũng là mức thuế phạt (CBPG) được chính thức áp dụng. Trong khi đó, tại nhiều nước, mức thuế phạt này thường thấp hơn biên độ phá giá trong kết luận cuối cùng.

Cũng theo thông tin của Cục Quản lý cạnh tranh, trong năm 2013, tổng giá trị ống thép hàn chịu lực không gỉ nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ ước tính đạt 10,3 triệu đô la Mỹ, từ Malaysia là 11,9 triệu đô la Mỹ và từ Thái Lan là 16,9 triệu đô la Mỹ.

Tính từ năm 2011, đây là sản phẩm thép thứ tư của Việt Nam bị kiện tại thị trường Mỹ. Trước đó là các mặt hàng ống thép hàn cacbon, mắc áo bằng thép, ống thép dẫn dầu.

Theo một doanh nghiệp thép Việt Nam, việc cạnh tranh về giá trên thị trường thép khá khốc liệt, nên chỉ cần bị đánh thuế thêm vài phần trăm, doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh nổi. Nếu bị áp thuế cao tại thị trường Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ không bao giờ có thể quay lại được thị trường này.

tbktsg



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc yêu cầu Mỹ dừng tăng thuế với các sản phẩm thép và nhôm của nước này

Sau khi Tổng thống Joe Biden kêu gọi tăng thuế mạnh đối với các sản phẩm kim loại của Trung Quốc, Bộ Thương mại Trung Quốc đã lên tiếng phản đối, kêu gọi Mỹ ngay...

Tổng thống Mỹ Biden kêu gọi tăng gấp 3 lần thuế đối với thép và nhôm Trung Quốc

Nhà Trắng khẳng định việc tăng thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm Trung Quốc là điều cần thiết cho an ninh quốc gia bởi lĩnh vực sản xuất thép là "xương sống" của...

Trung Quốc: Xuất khẩu thép quý 1 đạt gần 26 triệu tấn, tăng hơn 30% so với cùng kỳ

Trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản vẫn còn tiếp diễn và nhu cầu nội địa không hồi phục mạnh như dự báo, xuất khẩu các sản phẩm thép của Trung Quốc đạt mức cao...

Nhu cầu thép toàn cầu dự kiến tăng trở lại và ổn định trong năm 2024

Hiệp hội Thép Thế giới cho biết nhu cầu thép toàn cầu dự kiến sẽ tăng khoảng 1,7% lên 1,793 tỷ tấn trong năm 2024, và tăng 1,2% lên 1,815 tỷ tấn trong năm 2025.

Yêu cầu bổ sung thông tin hồ sơ chống bán phá giá với sản phẩm thép cán nóng

Sau khi doanh nghiệp bổ sung thông tin theo yêu cầu, Cục Phòng vệ Thương mại xem xét hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm thép cán...

Giá thép xây dựng giảm lần thứ 3 từ đầu năm

Các doanh nghiệp thép xây dựng lại tiếp “bài ca” giảm giá, với đợt điều chỉnh khoảng 100,000 đồng/tấn.

Cạnh tranh với Trung Quốc, Hòa Phát hạ giá bán thép HRC xuống 550 USD/tấn

Mới đây, hãng thép Hòa Phát (HOSE: HPG) đã hạ mạnh giá bán thép cuộn cán nóng (HRC) trong bối cảnh nhu cầu yếu và áp lực phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc.

Giá quặng sắt xuống đáy 10 tháng vì bất động sản Trung Quốc khủng hoảng

Giá quặng sắt rơi xuống mức thấp nhất trong 10 tháng khi hoạt động xây dựng của Trung Quốc vẫn rất ảm đạm, trong khi nguồn cung quặng sắt lại tăng vọt.

Vì sao 9 đơn vị kiến nghị xem xét lại việc điều tra bán phá giá thép HRC nhập?

Trong đơn kiến nghị, 9 doanh nghiệp thép cho rằng nếu khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu sẽ gây ra hậu quả tiêu cực không chỉ với...

Thép Trung Quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam, đe dọa sản xuất trong nước

Lượng thép nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc, liên tục tràn vào Việt Nam. Điều này đã gây áp lực rất lớn đến các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98