Ngân hàng đua kinh doanh bảo hiểm

30/07/2014 15:47
30-07-2014 15:47:05+07:00

Ngân hàng đua kinh doanh bảo hiểm

Doanh thu từ kinh doanh bancassurance ở DN đã đạt trên 100 tỷ đồng. Mức tăng trưởng dự báo của hoạt động này là từ 10 - 25% trong năm 2014.

Thu lợi lớn từ bảo hiểm

Theo TS. Nguyễn Thị Nhung, một chuyên gia trong lĩnh vực NH, tại Agribank Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng và CTCP Bảo hiểm NH Nông nghiệp (ABIC), trong suốt giai đoạn 2007-2011, doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm qua hệ thống phòng giao dịch Agribank ở địa phương này luôn tăng trưởng ở mức rất cao. Nếu như trong năm 2007 mới chỉ đạt 16 tỷ đồng thì đến năm 2008 đã tăng lên mức 132 tỷ đồng, năm 2009 là 250 tỷ đồng và tăng lên mức 373 và 401 tỷ đồng vào 2 năm tiếp theo.

Thống kê của TS. Nhung cũng cho thấy, thông qua hoạt động bán bảo hiểm liên kết qua NH (bancassurance), mức tăng trưởng của thị trường bảo hiểm tại Lâm Đồng trong giai đoạn 2009-2011 luôn ở mức 10-20%. Từ con số ban đầu là 2 đơn vị tham gia kinh doanh bảo hiểm, hiện nay ở Lâm Đồng đã có 14 đơn vị gia nhập thị trường này, trong đó một nửa là các đơn vị trực thuộc các NHTM hoặc có liên kết kinh doanh với các NHTM.

Kết thúc năm tài chính 2013, lần đầu tiên các DN bảo hiểm của Việt Nam tự tin công bố trước cổ đông về doanh thu bancassurance. Theo đó, trong năm 2013, Bảo hiểm Bảo Việt đạt kết quả cao nhất về doanh thu từ bancassurance với con số 180 tỷ đồng. Các DN khác như Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện (PTI), Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIC) cũng đạt các con số ấn tượng lần lượt là 90 tỷ đồng và 55 tỷ đồng.

Ghi nhận tới thời điểm hiện nay, hầu như tất cả các NH lớn trong nước đều quan tâm đến hoạt động này như một kênh kinh doanh mang lại lợi nhuận đều đặn bên cạnh từ tăng trưởng tín dụng. Các phân tích chỉ ra rằng, khi tham gia thị trường bảo hiểm, ngoài doanh thu trực tiếp từ hoa hồng, các NH có cơ hội mở rộng đối tượng khách hàng, mở rộng danh mục sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh nhờ bán chéo sản phẩm, tăng uy tín và vị thế nhờ gắn kết với các công ty bảo hiểm để quảng bá thương hiệu.

Điều này cũng giải thích vì sao trong những năm 2011-2012, các NH đua nhau mở ra các dịch vụ bancassurance, khiến cùng một lúc trên thị trường xuất hiện hàng loạt những thương vụ kết hợp với các DN bảo hiểm như: VIB liên kết với PTI; ABBank hợp tác với Prudential; Maritime Bank với Bảo Việt… Các NH lớn BIDV, Agribank, VietinBank và Techcombank thậm chí còn chủ động đưa ra nhiều gói sản phẩm bảo hiểm đặc thù từ các đơn vị trực thuộc của mình để mang lại doanh thu vài chục tỷ đồng đến vài trăm tỷ đồng mỗi năm cho các TCTD.

Lo ngại khối ngoại lấn lướt

Theo phân tích của một số chuyên gia, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, để gia tăng cơ hội và hiệu quả kinh doanh, các TCTD và các DN kinh doanh bảo hiểm lớn trên thế giới đang đẩy mạnh khai thác hoạt động bancassurance.

Tại Việt Nam hiện nay, mặc dù doanh thu từ kênh bancassurance mới chỉ chiếm khoảng 3% tổng doanh thu toàn ngành bảo hiểm, tuy nhiên mức tăng trưởng của hoạt động này đang ở chiều thẳng đứng. Xem xét 3 đại diện DN bảo hiểm lớn của nước ngoài tại thị trường Việt Nam là Manulife, AIA và Prudential có thể thấy rõ điều đó. Tính trung bình ở cả 3 DN này, năm 2013 mức tăng trưởng doanh thu từ bancassurance đạt 92%, nhưng trong 6 tháng đầu năm 2014, mức tăng trưởng này đã tăng vọt lên 120% và được dự báo còn tiếp tục tăng mạnh trong các tháng cuối năm.

Đánh giá về khả năng tham gia của các TCTD trong nước vào hoạt động bancassurance, TS. Võ Thị Pha (Học viện Tài chính) cho rằng, đến thời điểm hiện tại, việc tham gia của các NH nội địa vào thị trường bảo hiểm vẫn chỉ dừng lại ở mức tiềm năng. Đa số các NH vẫn chỉ coi việc bán sản phẩm bảo hiểm như một hình thức có thêm thu nhập phụ. Vì thế, kể cả các mô hình bancassurance đã thực hiện được nhiều năm thì cũng có ít sản phẩm được thiết kế chuyên biệt để bán qua NH, thậm chí một số sản phẩm bảo hiểm của các DN bảo hiểm gần như tương tự với các sản phẩm tiết kiệm NH. Do vậy, khả năng thuyết phục khách hàng là rất yếu.

Từ góc độ của khách hàng, nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Nhung tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng chỉ ra rằng, trong tổng số gần 300 khách hàng được hỏi, chỉ có 100 khách hàng đồng ý với chất lượng dịch vụ mà ABIC đưa ra. Số còn lại mức độ hài lòng thấp.

Chính vì vậy, nếu các NH trong nước không chủ động xây dựng chiến lược phân phối các sản phẩm và phối hợp với các DN bảo hiểm để thiết kế những sản phẩm bảo hiểm phù hợp, nâng cao khả năng đáp ứng và năng lực phục vụ thì sẽ khó cạnh tranh được với các NH khối ngoại như HSBC, CitiBank, ANZ... vì các TCTD này từ thời điểm những năm 2000, khi hoạt động bancassurance mới manh nha ở Việt Nam thì họ đã bắt đầu triển khai phối hợp với các DN bảo hiểm lớn như Chartis, AIA, Manulife để chiếm lĩnh thị phần và khai thác thành công ở nhiều phân khúc khách hàng.

Nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động bancassurance, NHNN và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN (TTLT 86) hướng dẫn hoạt động này. Theo TTLT 86, tất cả các TCTD tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải có nhân viên trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm được đào tạo và cấp chứng theo quy định.

Các TCTD cũng chỉ được phép làm đại lý cho 1 DN bảo hiểm (nếu không được sự cho phép của DN bảo hiểm thì không được làm đại lý cho DN thứ 2). Ngoài ra, TTLT 86 cũng quy định bắt buộc các bên tham gia liên kết phải đảm bảo việc giao kết hợp đồng bảo hiểm tách biệt với các giao kết khác của TCTD với khách hàng. Các chế độ về phí hoa hồng, bảo mật thông tin cũng được quy định chi tiết tại thông tư. TTLT 86 sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9.


Hà Minh

thời báo ngân hàng



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Rút BHXH một lần: 'Mất nhiều hơn được'

Không ít người lao động vì giải quyết khó khăn trước mắt đã rút BHXH một lần, nhưng về sau lại khó khăn đủ đường.

Dự thảo thông tư mới của NHNN đề xuất cấm ngân hàng bán bảo hiểm liên kết đầu tư

Dự thảo thông tư mới của NHNN dự kiến cho phép tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm với các sản phẩm theo quy định, trừ sản phẩm bảo hiểm liên kết...

Cần giải pháp hợp lý cho thị trường bảo hiểm nhân thọ

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo một thông tư và nó có thể ảnh hưởng lớn đến thị trường bảo hiểm nhân thọ (BHNT). Dự thảo thông tư này quy định rằng ngân hàng...

Gần 60% khoản bảo hiểm AIA bán qua ngân hàng bị hủy sau năm đầu

Bộ Tài chính cho biết, 57% khoản bảo hiểm AIA bán qua ngân hàng bị hủy sau năm đầu, một số nhân viên chưa đủ điều kiện nhưng vẫn bán bảo hiểm.

BVH: Hoạt động kinh doanh 2023 có nhiều dấu ấn tích cực, thể hiện sự phát triển bền vững

Ngày 29/03/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán). Trong đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh...

Lo rủi ro nếu để doanh nghiệp quản lý quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung

Bộ Tài chính đề xuất chuyển bảo hiểm hưu trí bổ sung tự nguyện từ các doanh nghiệp tư nhân sang BHXH Việt Nam quản lý để giảm thiểu rủi ro cho người tham gia.

Đề xuất mở rộng đối tượng tham gia, tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ LĐ-TB&XH đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp và tăng mức đóng tối đa 1%.

Bắt nhóm đối tượng làm giả hồ sơ, chiếm đoạt tiền tỷ của nhiều công ty bảo hiểm

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Ninh Bình đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 4 đối tượng về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ...

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Hợp đồng bảo hiểm đã được quy định ngắn gọn và chặt chẽ hơn

Trong phần chất vấn Bộ trưởng Tài chính, đã có rất nhiều câu hỏi dành cho Bộ trưởng Phớc về vấn đề mua và bán bảo hiểm. Đặc biệt là vấn đề quy định về hợp đồng bảo...

Thanh tra bán bảo hiểm qua ngân hàng đối với 2 công ty bảo hiểm lớn

Năm 2024, Bộ Tài chính sẽ thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm; trong đó có thanh tra việc triển khai bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98