Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: JVC – CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật

03/07/2014 13:29
03-07-2014 13:29:45+07:00

Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: JVC – CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật

Do cổ phiếu này đang chuẩn bị test lại vùng hỗ trợ nên việc bắt đáy tại đây đang được ủng hộ. Nhà đầu tư có thể mua vào nếu giá test lại vùng 14,000 – 14,500 với quan điểm nhanh chóng thoát ra nếu vùng này bị phá vỡ hoàn toàn.

TÍN HIỆU KỸ THUẬT QUAN TRỌNG

Dài hạn: Giằng co bên trên vùng hỗ trợ mạnh. Giá đã vượt lên trên vùng 14,000 – 14,500. Đây là vùng hỗ trợ mạnh và có khối lượng tích lũy khá nhiều nên độ tin cậy cao. Vùng này cũng đồng thời là vùng đáy cũ của giai đoạn tháng 08/2012 và tháng 11/2012.

Vùng đỉnh cũ dài hạn vẫn chưa bị phá vỡ. Trong vòng 8 tháng gần đây, giá đã liên tục test vùng 18,500 – 19,700 gần 6 lần nhưng vẫn không thể phá vỡ được vùng này. Điều này cho thấy đà tăng dài hạn của JVC không thực sự mạnh khi mà thanh khoản cũng có dấu hiệu đi xuống từ từ trong nhiều tháng qua.

Ngắn hạn: Giá đang tích lũy và giằng co bên trên đường middle của Bollinger Bands. Dải này hiện đang co thắt khá mạnh nên giá có thể có biến động mạnh trong thời gian tới nếu Bollinger Bands bung nén trở lại.

MACD vượt lên trên đường 0. Chỉ báo MACD đã cho mua trở lại và gia tăng liên tục trong thời gian qua. Bên cạnh đó, chỉ báo này cũng đã vượt lên trên đường 0 nên xu hướng ngắn hạn vẫn khá tích cực.

Các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự đáng chú ý xác định theo Fibonacci:

• Ngưỡng 0% : 11,000

• Ngưỡng 23.6% : 13,000

• Ngưỡng 38.2% : 14,200

• Ngưỡng 50.0% : 15,100

• Ngưỡng 61.8% : 16,100

• Ngưỡng 100.0%: 19,400

Chiến lược trading: Do cổ phiếu này đang chuẩn bị test lại vùng hỗ trợ nên việc bắt đáy tại đây đang được ủng hộ. Nhà đầu tư có thể mua vào nếu giá test lại vùng 14,000 – 14,500 với quan điểm nhanh chóng thoát ra nếu vùng này bị phá vỡ hoàn toàn.

MỘT SỐ THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý

Doanh thu và LNST quý 01/2014 đều tăng hơn 50% so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu đạt 125.5 tỷ đồng tăng 51%, còn LNST đạt gần 11.1 tỷ đồng tăng 56.6% so với quý 01/2013. Điểm chú ý là trong khi lợi nhuận gộp từ hoạt động chính tăng 13.7% và lợi nhuận khác tăng gấp 10 lần so với quý 01/2013, thì hoạt động tài chính tiếp tục lỗ hơn 11 tỷ đồng do gánh nặng chi phí tài chính. JVC không thuyết minh cụ thể khoản lợi nhuận khác.

Kết thúc năm 2013, doanh thu đạt 594 tỷ đồng và LNST đạt gần 41.7 tỷ đồng, giảm lần lượt 22% và 75.5% so với năm 2012. LNST giảm mạnh do lợi nhuận gộp giảm 42%, lỗ nặng từ hoạt động tài chính và hoạt động khác.

Tài sản ngắn hạn tập trung ở phải thu và hàng tồn kho. Cuối quý 01/2014, giá trị tài sản ngắn hạn đạt gần 1,268 tỷ đồng, trong đó các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 47.6%, tương đương 604.1 tỷ đồng, và hàng tồn kho chiếm 45.3%, tương ứng gần 574.4 tỷ đồng.

Phải thu ngắn hạn có cải thiện nhưng vẫn ở mức cao 604 tỷ đồng. Giá trị khoản phải thu ngắn hạn chỉ giảm nhẹ 2.7% so với cuối năm 2013 và đạt 604.1 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn tập trung 68% ở khoản phải thu khách hàng với giá trị hơn 410 tỷ đồng, nhiều nhất là CTCP Đầu tư A1 (71.2 tỷ đồng), các công ty như Công ty TNHH Thiết bị y khoa Đỗ Thân, Công ty TNHH Bệnh viện Quốc tế Hạ Long, Công ty TNHH MTV 16A,… đều nợ JVC từ 20-30 tỷ đồng, và tổng cộng các khách hàng khác là 217.5 tỷ đồng.

Hàng tồn kho tăng mạnh từ giữa năm 2013 do Chính phủ cắt giảm mạnh chi tiêu. Cuối quý 01/2014, giá trị hàng tồn kho của JVC tăng thêm 26% so với cuối năm 2013 lên 574.4 tỷ đồng. Điểm chú ý là khoản hàng tồn kho này có xu hướng tăng mạnh từ quý 02/2013.

Theo giải thích của ông Lê Văn Hướng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, đối với những gói thầu lớn trị giá 40-50 tỷ đồng, JVC thường nhập hàng trước khi thực hiện đấu thầu với mong muốn ký hợp đồng xong doanh nghiệp có thể lắp đặt máy và thu tiền ngay trong tháng đó. Tuy nhiên, cuối năm 2013, do Chính phủ cắt giảm mạnh chi tiêu khiến giá trị hàng tồn kho của JVC đã đội lên.

JVC đã dùng gần 223.7 tỷ đồng trong khoản mục hàng hóa trị giá 541 tỷ đồng để thế chấp cho các khoản vay ngân hàng.

Tỷ lệ nợ không cao, nhưng áp lực trả nợ lớn do tài sản thanh khoản thấp. Cuối quý 01/2014, nợ phải trả của JVC gần 774 tỷ đồng, tăng 14% so với cuối năm 2013. Tỷ lệ nợ/Tổng tài sản của JVC hiện đang ở mức 45% - đây cũng là tỷ lệ nợ bình quân của JVC tính từ năm 2010.

Tổng vay và nợ của JVC hiện đang là 425.3 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với cuối năm 2013, trong đó nợ vay ngắn hạn chiếm 89.6%, tức khoảng 381.1 tỷ đồng. tăng 3%, trong khi đó nợ vay dài hạn tăng thêm 33% lên 44.1 tỷ đồng. Với lượng tiền mặt chỉ vỏn vẹn hơn 59 tỷ đồng, phải thu ngắn hạn cải thiện không đáng kể, hàng tồn kho tăng cao sẽ khiến cho JVC gặp không ít khó khăn trong việc trả nợ trong năm nay.

JVC chỉ phân ra các khoản vay ở mỗi ngân hàng nhưng lại không thuyết minh rõ tên các ngân hàng này. Theo đó, khoản vay lớn nhất trị giá gần 266 tỷ đồng là của một ngân hàng, trong khi các ngân hàng còn lại đều có khoản vay từ 20-35 tỷ đồng.

Thay đổi niện độ kế toán từ năm 2015 để giảm áp lực doanh thu. Theo đó, niên độ kế toán mới của JVC sẽ bắt đầu từ ngày 01/04 đến 31/03 năm sau. Nguyên nhân chủ yếu, theo JVC, là do doanh thu của công ty thường tập trung vào quý 04 nên công ty đã phải chịu áp lực rất lớn để chạy kịp doanh thu trong tháng 12. Như vậy, việc thay đổi này sẽ giúp công ty tạo dấu ấn về thành tích kinh doanh tốt hơn đối với nhà đầu tư.

Điểm đặc biệt về năm tài chính đầu tiên của JVC là sẽ gộp cả quý 01/2014 nhưng kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trong năm nay đặt ra trên cơ sở 12 tháng, bắt đầu từ 01/04/2014 đến 30/3/2015. Như vậy, nhiều khả năng kết quả kinh doanh năm tài chính 2014 sẽ vượt mạnh so với kế hoạch.

Kỳ vọng về sự bứt phá trong KQKD năm 2014? Kế hoạch LNST năm 2014 được JVC đặt ra ở mức 135 tỷ đồng, cao gấp 3 lần năm 2013, trong khi doanh thu đạt 700 tỷ đồng, tăng 18%. Cơ sở cho việc đề ra chỉ tiêu này gồm: mô hình xử lý nước thải trong năm đầu tư thứ 3 sẽ triển khai đến 12 tỉnh thành mang lại lợi nhuận gần 25 tỷ đồng, phát triển 130 xe khám bệnh lưu động đóng góp gần 200 tỷ doanh thu,…

Trong 6 tháng đầu năm 2014, JVC cho biết doanh thu đạt trên 300 tỷ đồng và LNST đạt 40 tỷ đồng. Như vậy, LNST 6 tháng đầu năm đã đạt 96% cả năm 2013 và bằng 30% kế hoạch năm 2014.

Trở ngại lớn nhất lúc này đối với hoạt động kinh doanh của JVC là tình hình kinh tế nhìn chung vẫn chưa có nhiều cải thiện, chi tiêu công cho lĩnh vực y tế sẽ tiếp tục bị quản lý chặt chẽ và lượng hàng tồn kho chưa thể được giải phóng một sớm một chiều.

Giao dịch và Định giá. Cổ phiếu JVC hiện có khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình phiên 52 tuần đạt gần 98 ngàn đơn vị; với mức P/B chỉ 0.89 lần và P/E lên đến 17.7 lần.

Bảng: Kết quả kinh doanh và Chỉ số tài chính tóm tắt của JVC (Nguồn: VietstockFinance)

Phòng Nghiên cứu Vietstock



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 29/03: Áp lực chốt lời vẫn còn

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm trong bối cảnh chỉ báo Stochastic Oscillator đang xuất hiện những tín hiệu kém lạc quan cho thấy áp lực chốt lời ngắn hạn...

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 28/03: Tâm lý thận trọng kéo tụt thanh khoản

Trong phiên giao dịch sáng ngày 28/03/2024, đà tăng của VN-Index đã bị thu hẹp đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Gravestone Doji cho thấy áp lực bán đang hiện diện...

Ngày 28/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 27/03: Áp lực chốt lời ngắn hạn xuất hiện

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm nhẹ trong khi chỉ báo Stochastic Oscillator đều đã vào lại vùng quá mua (overbought). Nếu tín hiệu bán xuất hiện trở lại...

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 26/03: Tâm lý thận trọng quay trở lại

Trong phiên giao dịch sáng ngày 26/03/2024, VN-Index tăng điểm tích cực đồng thời test lại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,270-1,295 điểm). Tuy nhiên, khối...

Ngày 26/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 25/03: Thị trường vẫn chưa thể bứt phá

VN-Index tiếp tục diễn biến giằng co đồng thời xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle tại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,275-1,295 điểm) cho thấy tâm lý...

Tuần 25-29/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, DPM, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 25-29/03/2024

Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/03: Giao dịch sôi động

VN-Index hình thành mẫu hình nến High Wave Candle kèm theo khối lượng giao dịch tăng mạnh trong phiên sáng thế hiện sự giao dịch sôi động của nhà đầu tư.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98