Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: KLS - CTCP Chứng Khoán Kim Long

15/07/2014 13:24
15-07-2014 13:24:44+07:00

Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: KLS - CTCP Chứng Khoán Kim Long

Do cổ phiếu này đang duy trì bên trên SMA100 (tương đương vùng 11,500 – 12,000) nên việc mua vào khi giá test lại vùng này đang được ủng hộ, với quan điểm cần nhanh chóng bán ra nếu vùng này bị thủng hoàn toàn.

TÍN HIỆU KỸ THUẬT QUAN TRỌNG

Dài hạn: Nhóm MA dài hạn vẫn đang trụ vững. Mặc dù nhóm MA dài hạn bị phá vỡ trong đợt điều chỉnh tháng 05/2014 nhưng ngay sau đó giá đã tăng trưởng mạnh trở lại và vượt lên trên nhóm này.

Hiện tại, SMA 100 đang duy trì trong vùng 11,500 – 12,000. Đây sẽ là vùng hỗ trợ mạnh cho KLS trong đợt điều chỉnh sắp tới (nếu có).

Khó vượt vùng đỉnh cũ. Giá đang ở khá gần vùng đỉnh cũ của tháng 04/2014 (tương đương vùng 13,500 – 15,000) nên khả năng test lại vùng này rất cao. Đây là vùng kháng cự mạnh và có khối lượng tích lũy khá nhiều nên độ tin cậy cao. Dự kiến KLS sẽ khó vượt qua được vùng này trong ngắn hạn.

Ngắn hạn: Khối lượng khớp lệnh giảm sút trong những phiên giao dịch gần đây và hiện đang ở bên dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất (tương đương 3.7 triệu đơn vị) nên đà tăng khó có thể duy trì được lâu.

Stochastic Oscillator đã cho bán trở lại. Chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho bán trở lại trong vùng overbought nên khả năng điều chỉnh đang tăng lên trong ngắn hạn.

Các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự đáng chú ý xác định theo Fibonacci:

• Ngưỡng 0% : 7,700

• Ngưỡng 23.6% : 9,400

• Ngưỡng 38.2% : 10,400

• Ngưỡng 50.0% : 11,300

• Ngưỡng 61.8% : 12,200

• Ngưỡng 100.0%: 14,900

Chiến lược trading: Do cổ phiếu này đang duy trì bên trên SMA100 (tương đương vùng 11,500 – 12,000) nên việc mua vào khi giá test lại vùng này đang được ủng hộ, với quan điểm cần nhanh chóng bán ra nếu vùng này bị thủng hoàn toàn.

MỘT SỐ THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý

Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh, nhưng lợi thế hoàn nhập dự phòng đã giảm. Kết thúc quý 1/2014, tổng doanh thu của KLS đạt 113.24 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ở mức 91.6 tỷ đồng, tăng lần lượt gần 228% và 79.73% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu của KLS tăng trưởng mạnh chủ yếu nhờ vào: (1) Doanh thu hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn trong kỳ đạt 79.69 tỷ đồng, tăng 12 lần so với quý 1/2013. (2) Doanh thu khác đạt 30.35 tỷ đồng, tăng17.8%.

Mặc dù vậy, chi phí trực tiếp kinh doanh chỉ còn âm 9 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái âm 36 tỷ đồng đã khiến cho mức tăng LNST của KLS chỉ đạt 79.73% thấp hơn nhiều so với mức tăng của tổng doanh thu lên tới 228%. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán quý 1/2014 giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn gần 23 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lên đến 124 tỷ đồng.

Tiền mặt tăng mạnh gần 51% so với đầu năm. Tính đến cuối quý 1/2014, lượng tiền mặt của KLS đạt 1,283 tỷ đồng, tăng mạnh gần 51% so với đầu năm; trong đó, tiền gửi của nhà đầu tư chỉ gần 195 tỷ đồng. Tiền mặt hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tải sản của KLS với 45.7%.

Chưa đánh giá lại khoản mục đầu tư dài hạn. Tổng giá trị đầu tư của KLS là 1,477 tỷ đồng vào cuối quý 1/2014, giảm nhe 5.9% so với cuối năm 2013; trong đó đầu tư ngắn hạn là 1,176 tỷ đồng và đầu tư dài hạn là 301 tỷ đồng.

Trong kỳ, KLS giảm mạnh lượng cổ phiếu thương mại (cổ phiếu niêm yết) từ 25.6 triệu cổ phiếu đầu kỳ xuống chỉ còn 5.6 triệu; giá trị cổ phiếu giảm tương ứng từ 284.5 tỷ đồng xuống còn 81.1 tỷ đồng. Giá trị đầu tư tập trung lớn nhất vào PHR 12.5 tỷ đồng, NTL (7.6 tỷ), LCG (7.5 tỷ), TNC (6.9 tỷ), PVE (6.8 tỷ), ITC (6.7 tỷ), VIS (6.1 tỷ) …

Trong khi đó, KLS gia tăng hoạt động đầu tư ngắn hạn khác từ 980 tỷ đồng đầu kỳ lên 1,095 tỷ đồng cuối kỳ.

Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn chỉ còn 10 tỷ đồng giảm so với con số 32 tỷ đồng cuối năm 2013. Trong khi đó, KLS vẫn chưa đánh giá lại danh mục đầu tư chứng khoán dài hạn (chủ yếu là cổ phiếu chưa niêm yết) của mình do chưa xác định được giá.

Hoạt động hỗ trợ margin vẫn sôi động. Hai khoản mục đáng chú ý trong phải thu ngắn hạn là khoản phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán và các khoản phải thu khác chỉ có vỏn vẹn 12.3 tỷ đồng và 26 tỷ đồng. Tuy nhiên, các hoạt động của KLS vẫn diễn ra khá sôi động trong kỳ khi tăng/giảm khoản phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán lên tới 704/692 tỷ đồng và tăng/giảm khoản mục phải thu khác là 329/320 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ KLS vẫn đang cung ứng dịch vụ margin khá tích cực.

Không có số liệu về kế hoạch năm 2014. KLS không công bố số liệu cụ thể kế hoạch kinh doanh năm 2014. Đây không phải điều mới mẻ khi từ năm 2010 đến nay, công ty đã không công bố cho cổ đông biết kế hoạch kinh doanh trong năm sẽ thực hiện doanh thu và lợi nhuận cụ thể bao nhiêu.

Tuy nhiên, với việc TTCK Việt Nam được dự đoán sẽ duy trì tích cực trong năm 2014 thì triển vọng kinh doanh của KLS tiếp tục sáng sủa, với lợi thế của người giữ nhiều tiền mặt.

Nâng room khối ngoại. Năm 2014, ĐHCĐ đã thông qua việc nâng room khối ngoại của KLS lên 65% (trong trường hợp pháp luật cho phép), tức KLS sẽ sẵn sàng bán 65% vốn tại công ty cho đối tác ngoại nếu pháp luật cho phép. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại thì việc nâng room cho khối ngoại ở các CTCK vẫn chưa được Chính phủ thông qua.

Tính đến 31/10/2013, cổ đông lớn của KLS chiếm 13.57%, cá nhân là 70.23% (cá nhân nước ngoài chỉ 2.89%), tổ chức là 6.2% (tổ chức nước ngoài chiếm 2.69%) và cổ phiếu quỹ chiếm 10%. Như vậy, có thể thấy room còn lại của KLS vẫn khá lớn và nếu quy định nới room được Chính phủ thông qua thì sức ảnh hưởng của thông tin này lên cầu cổ phiếu KLS sẽ không quá mạnh mẽ.

Giao dịch và Định giá. Cổ phiếu KLS đang được giao dịch sôi động và có khối lượng trung bình phiên 52 tuần đạt gần 3.3 triệu đơn vị; và có mức P/B chỉ 1.1 lần tuy nhiên mức P/E khá cao 15.85 lần.

Bảng: Kết quả kinh doanh và Chỉ số tài chính tóm tắt của KLS (Nguồn: VietstockFinance)

Phòng Nghiên cứu Vietstock



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (7)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 19/04: Sắc đỏ tiếp tục duy trì trên diện rộng

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm đồng thời xuất hiện các mẫu hình nến khá tiêu cực kèm khối lượng giao dịch có sự gia tăng mạnh trong phiên sáng cho thấy...

Ngày 19/04/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BVH, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VPB.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 17/04: Tâm lý thận trọng đang hiện hữu

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm cùng với thanh khoản có sự sụt giảm mạnh trong phiên sáng cho thấy tâm của các nhà đầu tư đang khá cẩn trọng trong giao...

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 16/04: Sắc đỏ bao trùm thị trường

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm trong bối cảnh MACD tiếp tục suy yếu và cắt xuống mức 0 cùng với khối lượng giao dịch có sự gia tăng trong phiên sáng cho...

Ngày 16/04/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VPB.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 15/04: Trạng thái giằng co chi phối thị trường

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm cùng với khối lượng giao dịch có sự gia tăng trong phiên sáng cho thấy tâm lý giao dịch của các nhà đầu tư đang khá phân...

Tuần 15-19/04/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VPB.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 15-19/04/2024

Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 12/04: Tiếp tục trạng thái tăng giảm đan xen

VN-Index và HNX-Index đồng loạt tăng điểm nhẹ cùng với khối lượng giao dịch có sự sụt giảm trong phiên sáng cho thấy tâm lý giao dịch của các nhà đầu tư tiếp tục...

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 11/04: Tiếp diễn trạng thái phân hóa

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm với các tín hiệu tiêu cực của chỉ báo MACD cho thấy triển vọng phục hồi mạnh trong ngắn hạn vẫn chưa quay lại.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98