Xuất khẩu nông sản hoán đổi ngôi vị

31/07/2014 18:33
31-07-2014 18:33:21+07:00

Xuất khẩu nông sản hoán đổi ngôi vị

Trong khi sắn, cà phê đứng đầu nhóm hàng có tiềm năng xuất khẩu cao thì lúa gạo lại đứng đầu danh sách ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu thấp.

Gạo đứng đầu danh mục ngành hàng xuất khẩu tiềm năng thấp

Xuất khẩu sắn lên ngôi

Báo cáo cấp quốc gia đánh giá tiềm năng xuất khẩu vừa được Bộ Công Thương công bố cho thấy, trong danh mục các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu cao, sắn được xếp đầu bảng. Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Tư vấn Trưởng đánh giá tiềm năng xuất khẩu cho biết sắn là cây trồng dễ thích nghi với điều kiện sống, chủ yếu được trồng ở phía Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc và Đông Nam bộ.

Bà Hằng dẫn chứng, năm 2012, giá trị xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt 1,37 tỷ USD, còn năm 2013 đạt 1,1 tỷ USD. Thị phần của sắn Việt Nam trên thị trường thế giới đạt 27,3%. Điểm đáng mừng là thị trường xuất khẩu của sắn ngày càng được mở rộng, từ con số 59 nước và vùng lãnh thổ năm 2009, đã nhanh chóng tăng lên đến gần 100 vào năm 2012.

Mặc dù vậy, một điểm băn khoăn với các nhà tư vấn chính sách là, dù là nhóm ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu cao, nhưng hiện có tới 85% tổng giá trị xuất khẩu ngành sắn Việt Nam lại thuộc về thị trường Trung Quốc. Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu sắn trong thời gian tới, “Việt Nam cần ưu tiên đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc”, bà Hằng lưu ý.

Muốn đạt mục tiêu trên, bà Hằng cho rằng, ngoài những nỗ lực về xúc tiến thương mại đến các thị trường khác, cần tăng cường hỗ trợ về cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ cho ngành sắn, đặc biệt là cho chế biến tinh bột sắn và các sản phẩm từ sắn. Ngoài ra, để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành sắn, nhà nước và các doanh nghiệp cần chú trọng công tác bảo vệ môi trường, vì ngành này có nguy cơ gây ô nhiễm cao và làm xói mòn đất.

Cà phê đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng này bởi cà phê có khả năng cạnh tranh cao nhờ điều kiện môi trường và khí hậu ưu đãi, chi phí sản xuất thấp, sản lượng thuộc hàng những nước cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, chất lượng cà phê vẫn còn tương đối thấp do trang thiết bị chế biến, sấy khô nghèo nàn, công nghệ thu hoạch lạc hậu.

Bên cạnh đó, cà phê Việt Nam chưa có thương hiệu và các nhà xuất khẩu ở Việt Nam còn hạn chế về kỹ năng marketing. Theo Bộ NN&PTNT, 90% sản phẩm cà phê vẫn là sản phẩm thô, có giá trị gia tăng thấp.

Với những yếu điểm trên, cà phê Việt Nam chỉ chào bán được ở mức giá thấp hơn so với mức giá trung bình của thế giới. Mặc dù vậy, cà phê vẫn được đánh giá là mặt hàng xuất khẩu tiềm năng. Tuy nhiên, để phát triển tiềm năng xuất khẩu của cà phê Việt Nam, cần phải có những thay đổi từ khâu sản xuất, chế biến và quảng bá để nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng cho thương hiệu “cà phê Việt Nam”.

Xuất khẩu gạo tụt thứ hạng

Theo bản báo cáo này, mặc dù lúa gạo là mặt hàng lương thực thiết yếu của Việt Nam, đóng góp quan trọng vào an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm cho một bộ phận lao động lớn của đất nước, tạo thu nhập cho người dân khu vực nông thôn và đóng góp một phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu nông sản của quốc gia nhưng lúa gạo chỉ xếp vào nhóm ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu thấp.

Lý giải cho việc này, bà Hằng cho hay, mặc dù xuất khẩu gạo gia tăng liên tục về sản lượng trong những năm qua, giá trị thu được từ xuất khẩu gạo chưa tăng tương xứng.

Đơn cử, trong năm 2013, dù doanh thu từ xuất khẩu gạo đã giảm nhẹ so với năm 2012, nhưng vẫn đạt mức gần 3 tỷ USD (6,6 triệu tấn). Hiện nay, Chính phủ đang thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp với định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, theo đó các cây trồng khác có lợi nhuận cao và bền vững được khuyến khích đưa vào sản xuất thay vì chỉ tập trung trồng lúa.

Thêm vào đó, thị trường gạo thế giới đang ở mức dư thừa dự trữ cùng với sự có mặt của nhiều nhà cung cấp mới, thị trường xuất khẩu mặt hàng của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong những năm tới. Do đó, dù vẫn tiếp tục xem xuất khẩu gạo là mặt hàng nông sản chiến lược, tiềm năng xuất khẩu gạo vẫn được chuyên gia đánh giá là thấp.

Để giảm thiểu rủi ro và nâng cao lợi nhuận, các chuyên gia nghiên cứu đưa ra báo cáo này khuyến nghị, cần chọn phân khúc thị trường gạo chất lượng cao và đặc sản cho xuất khẩu trong thời gian tới, đồng thời cần chú trọng vào việc chế biến đa dạng hóa các sản phẩm từ lúa gạo.

Đánh giá tiềm năng xuất khẩu là một trong những hoạt động chính trong giai đoạn khởi động (tháng 6-2013 đến tháng 12-2014) của Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu các các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (DNNVV) thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương”.

Đây là dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng nguồn ODA không hoàn lại do Chính phủ Thụy Sĩ tài trợ, Bộ Công Thương quản lý và giao cho Cục Xúc tiến thương mại là đơn vị chủ trì thực hiện theo phương thức Quốc gia điều hành. Hoạt động này nhằm xác định những sản phầm, ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu của quốc gia và khu vực, từ đó Chương trình sẽ tập trung nguồn lực để hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu trong giai đoạn chính (2015- 2017). Báo cáo thực hiện đánh giá tiềm năng xuất khẩu ở 5 ngành hàng là: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, thủ công mỹ nghệ và thủy sản.

Phan Thu

hải quan



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Lý do sầu riêng Việt lên ngôi số 1 tại Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm

Riêng trái sầu riêng tươi, hai tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu đạt 172,227 triệu USD; tăng 198,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Singapore hạn chế nhập khẩu trai nghi nhiễm độc của Malaysia

Phó Cục trưởng DOF Wan Aznan Abdullah đã thông báo xuất hiện loại tảo độc hại khiến trai ở vùng nước Port Dickson bị ô nhiễm, dẫn đến một số trường hợp bị ngộ độc...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98