2 “đại gia” Vinafood 1 và Vinafood 2 thua thầu: Nên vui!

29/08/2014 22:11
29-08-2014 22:11:23+07:00

2 “đại gia” Vinafood 1 và Vinafood 2 thua thầu: Nên vui!

Phiên đấu thầu cung cấp cho Philippines 500.000 tấn gạo ngày 27.8 cuối cùng đã kết thúc với sự thất bại của 2 “đại gia” Vinafood 1 và Vinafood 2.

Dù 2 “đại gia” đã bỏ thầu với mức giá thấp nhất trong số các nước tham gia đấu thầu (460 USD/tấn), nhưng vẫn cao hơn mức giá trần mà Philippines đưa ra là 3,4 USD.

Sở dĩ nói, đây là thất bại của riêng 2 đại gia 1 và 2 kể trên, mà không phải thất bại của Việt Nam, vì đó là mức giá mà họ tự đưa ra, không đại diện cho quyền lợi của hàng chục triệu người trồng lúa cả nước.

Giả dụ, nếu chúng ta thắng được gói thầu trên với mức giá mà 2 doanh nghiệp đưa ra, đồng nghĩa với việc mỗi kg gạo xuất khẩu (chở thẳng đến kho của nước nhập khẩu), chỉ có giá 9.756 đồng/kg (tương đương 4.880 đồng/kg lúa), trong khi theo tính toán giá bán ra của người nông dân phải đạt ít nhất 5.000 đồng/kg lúa trở lên mới đảm bảo lãi 30%.

Vậy vì sao, 2 doanh nghiệp trên lại đi đấu thầu với cái mức giá còn thấp hơn cả giá sản xuất, họ lấy tiền đâu để bù lỗ? Tất nhiên, họ sẽ không lấy 1 đồng xu nào từ túi mình ra, mà họ lấy từ chính… túi của người nông dân bằng cách mua lúa với giá rẻ, ép nông dân bằng mọi cách phải bán với giá rẻ.

Theo một điều tra độc lập của Tổ chức Oxfram, từ năm 2006 trở lại đây, trong chuỗi giá trị sản xuất- kinh doanh lúa gạo, lợi nhuận của người nông dân đã giảm từ 70% xuống còn 10%. Ngược lại, lợi nhuận của khâu thương mại (buôn bán, xuất khẩu) chiếm 40%, còn lại là các khâu cung ứng vật tư, nhân công…

Như vậy, đồng nghĩa với việc bất biết giá đắt rẻ thế nào, cứ mỗi kg gạo xuất khẩu được, đương nhiên các doanh nghiệp sẽ thu về 40%, bởi bản chất của “con buôn” là nước nổi, thuyền nổi, giá cao hay thấp họ cũng sẽ được hưởng bằng một mức ăn chia lợi nhuận cố định.

Quay trở lại câu chuyện đấu thầu 500.000 tấn gạo ngày 27.8, nếu mức giá 460 USD mà trúng thầu thì đồng nghĩa với việc người nông dân chỉ được hưởng 1.000 đồng/kg gạo. Với năng suất hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long là 6,1 tấn/ha (tương đương khoảng 3,1 tấn gạo) thì có nghĩa mỗi ha người trồng lúa chỉ thu được vỏn vẹn có 3,1 triệu đồng (cho 4 tháng cày cấy, canh tác, thu hoạch).

Đây là một sự thật không thể chua chát hơn. Chưa kể, trước đó, cũng chính 2 doanh nghiệp trên đã bỏ 2 gói thầu cung cấp 800.000 tấn gạo cho Philippines với giá còn thấp hơn, 436 - 441,25 USD/tấn, thấp hơn so với các nhà thầu khác từ 28,06 USD đến 32,81 USD/tấn, thì lợi nhuận của người trồng lúa còn thấp hơn nữa.

Nói như vậy để khẳng định chúng ta nên vui vì lần này đã thua thầu. Từ cái thua này, nhiều sự thực mới được phơi bày. Người nông dân cần chấp nhận đau đớn một lần để nhìn lại, đã đến lúc không thể cứ cặm cụi làm ra hạt lúa nhưng lại bị kẻ khác “ăn”, thậm chí bóc lột ngay trên lưng của mình.

Từ đó, bà con xác định lại cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống… để rồi có được thế chủ động của mình, đó là tự chủ về sản xuất, chủ động về giá cả. Về mặt nhà nước, hơn lúc nào hết chúng ta cần đại phẫu lại ngành lúa gạo theo hướng không thể và không chấp nhập việc độc quyền của bất cứ doanh nghiệp nào, lợi ích phải đảm bảo được chia đều, ai làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít.

Lê Hân

Dân Việt



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Lý do sầu riêng Việt lên ngôi số 1 tại Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm

Riêng trái sầu riêng tươi, hai tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu đạt 172,227 triệu USD; tăng 198,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Singapore hạn chế nhập khẩu trai nghi nhiễm độc của Malaysia

Phó Cục trưởng DOF Wan Aznan Abdullah đã thông báo xuất hiện loại tảo độc hại khiến trai ở vùng nước Port Dickson bị ô nhiễm, dẫn đến một số trường hợp bị ngộ độc...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98