Cổ phiếu nông nghiệp mang lại những món hời lớn cho cổ đông ngoại

07/08/2014 13:29
07-08-2014 13:29:00+07:00

Cổ phiếu nông nghiệp mang lại những món hời lớn cho cổ đông ngoại

Tính đến thời điểm hiện tại, gần chục quỹ đầu tư đang “mở hầu bao” với tổng vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng để trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp niêm yết thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

* Cổ phiếu Nông nghiệp: Hàng không “nóng” nhưng vẫn được “ngóng”

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại nhóm doanh nghiệp nông nghiệp niêm yết thay đổi không nhiều qua các năm, trong đó có nhiều cổ phiếu được duy trì tỷ lệ sở hữu trên 30% như HAG, SSC, NSC, DPR, TRC. Những cổ đông lớn là nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ cổ phiếu nông nghiệp đều là những tổ chức tài chính với chiến lược “chạy đường trường”.

Một điều đáng để nhà đầu tư quan tâm tới cổ phiếu nông nghiệp đó là mức cổ tức khá cao so với mặt bằng chung, trung bình 25%/năm và hầu hết được chia bằng tiền mặt. Trong những năm qua, SSC và NSC vẫn giữ được đà tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ổn định, trong khi nhóm doanh nghiệp cao su như DPR, PHR, TRC, TNC… chịu nhiều thiệt thòi do bị ảnh hưởng bởi giá cao su giảm mạnh.

Trong những năm qua, xu hướng chung của các “ông lớn” đầu tư vào nhóm cổ phiếu nông nghiệp là nắm giữ dài hạn, một số tiếp tục gom mua và một số chọn con đường chốt lời với khoản lợi nhuận “khủng” sau một thời gian dài nắm giữ. Ngoài ra, vẫn có thêm những quỹ đầu tư ngoại khác tiếp tục tìm đến với nông nghiệp như quỹ Halley SICAV - Halley Asian Prosperity, quỹ đầu tư Asia Value Investment Limited…

Sức bền và những món hời lớn

Có tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu ngành trồng trọt cao nhất là Credit Suisse (Hong Kong) Limited với hơn 73 triệu cổ phần của Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG), tương ứng với tỷ lệ 10.21%. Tuy nhiên, hành động mua vào của Credit Suisse vào thời điểm tháng 6/2013 chỉ đơn thuần vì mục đích giao dịch phòng ngừa rủi ro mà Credit Suisse đã ký với các khách hàng nước ngoài.

Xếp vị trí thứ hai về tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu nông nghiệp trên sàn là Vietnam Holding, quỹ này nắm giữ lần lượt 8.1% và 9.9% tại Giống cây trồng Trung Ương (HOSE: NSC) và Giống cây trồng miền Nam (HOSE: SSC). Quỹ Vietnam Holding đã “neo” tỷ lệ nắm giữ hai cổ phiếu này khá lâu từ năm 2011 tới nay. Đặc biệt tại NSC, Vietnam Holding vừa tiếp tục mua thêm gần 500,000 cp để duy trì tỷ lệ nắm giữ khi doanh nghiệp này phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Với mức giá hiện tại xung quanh 78,000 đồng/cp của NSC và của SSC là 63,500 đồng/cp đủ thấy 2 thương vụ này đã mang lại món hời khủng như thế nào cho Vietnam Holding khi giá mua vào của hai mã này chỉ xấp xỉ 20,000 đồng/cp hồi năm 2011.

Diễn biến giá giao dịch của 2 cổ phiếu SSC và NSC

Rõ ràng với mức tăng trưởng lợi nhuận duy trì trên 20% qua các năm của NSC và SSC đã làm mát lòng không ít nhà đầu tư nắm giữ hai cổ phiếu này.

Được biết, trong những năm trở lại đây, quỹ này cũng luôn gặt được nhiều kết quả vượt trội, cụ thể trong giai đoạn năm 2011-2013 tốc độ tăng trưởng NAV của Vietnam Holding lên đến đều tăng từ 25-42%.

Một quỹ đầu tư khác cũng là cổ đông lớn của SSC là PXP Vietnam Fund. Điểm đặc biệt là tổ chức này đã “song hành” với SSC từ những ngày đầu cổ phiếu này được niêm yết trên sàn HOSE vào năm 2006. Tính đến thời điểm cuối năm 2013, quỹ PXP Vietnam Fund sở hữu 1.3 triệu cổ phiếu SSC, tương ứng với tỷ lệ nắm giữ 7.5%.

Tuy nhiên, vào tháng 5/2014 quỹ này cùng 2 tổ chức liên quan đã “dứt tình” khi rút hết 12% vốn tại SSC. Dường như với khoản tiền thu về hơn 100 tỷ đồng từ việc thoái vốn khỏi SSC sau gần chục năm trời gắn bó đã “thỏa lòng” được quỹ đầu tư ngoại này và đưa đến quyết định hiện thực hóa khoản lợi nhuận trong năm nay.

PXP Vietnam Fund là một trong 3 quỹ đầu tư vào Việt Nam do công ty quản lý quỹ PXP Vietnam Asset Management quản lý và được thành lập vào tháng 10/2012. Tổng giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ PXP Vietnam Fund đã tăng 42.7%, gần 21 triệu USD trong năm tài chính 2013 (từ tháng 9/2012 đến tháng 9/2013), đạt 70.16 triệu USD tại thời điểm kết thúc năm tài chính (30/9/2013).

Trong khi Vietnam Holding và PXP Vietnam Fund tập trung chiến lược nắm giữ dài hạn, nhóm đầu tư nước ngoài FTIF (Frankling Templeton Investment Funds), trong đó có quỹ Templeton Frontier Markets Fund đã “tranh thủ lướt sóng”. Nhiều đợt bán ra mua vào được thực hiện trong năm 2012, 2013 và tính đến cuối năm 2013, quỹ Templeton Frontier Markets Fund vẫn là cổ đông lớn khi sở hữu 12.5% DPR và 5.9% TRC.

Tuy nhiên qua năm 2014, tổ chức này đã bán mạnh hai cổ phiếu cao su, không còn là cổ đông lớn, chỉ còn nắm giữ gần 1.4 triệu cổ phiếu TRC (tương đương 4.8% vốn) và 260,000 cổ phiếu DPR (0.62%) vào cuối quý 1. Được biết, quỹ Templeton Frontier Markets Fund đầu tư mạnh vào cổ phiếu cao su từ năm 2011 – thời điểm các doanh nghiệp ngành cao su tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận.

Tiếp tục sức hút mới

Bên cạnh những tổ chức kỳ cựu trên, cổ phiếu nông nghiệp tiếp tục thu hút được những cổ đông ngoại mới trong những năm gần đây. Từ đầu năm đến nay, quỹ Halley SICAV - Halley Asian Prosperity đã để lại không ít ấn tượng cho nhà đầu tư khi liên tục gom mua nhiều mã chứng khoán lớn như DPR, SBT, VIP, KHP… trên cả 2 sàn. Nếu xét thêm thời điểm cuối năm 2013, tổ chức này đã trở thành cổ đông lớn của hai doanh nghiệp “làm nông” là DPR và PHR. Halley SICAV - Halley Asian Prosperity là quỹ mở được thành lập từ năm 2012 tại Luxembourg, chịu sự quản lý của Samarang LLP. Halley SICAV - Halley Asian Prosperity chuyên đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết của khu vực châu Á – Thái Bình Dương và chỉ triển khai các chiến lược đầu tư dài hạn.

Kế đến là quỹ Mutual Fund Elite (Non-Ucits) cũng trở thành cổ đông lớn của DPR vào tháng 10/2013, nguyên nhân do tổ chức này đã sáp nhập với quỹ đầu tư Mutual Fund Populuas, do đó tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu DPR từ 2.7% lên 5.02%. Vào đầu tháng 3 năm nay, quỹ Mutual Fund Elite (Non-Ucits) tiếp tục nâng sở hữu DPR lên 2.5 triệu cổ phiếu, ứng với tỷ lệ nắm giữ 6%.

Mutual Fund Elite là quỹ đầu tư đến từ Phần Lan, được quản lý bởi PYM Management. Theo các thông tin được công bố, Mutual Fund Elite đã giải ngân vào hơn 30 doanh nghiệp niêm yết với giá trị thị trường đạt ít nhất là 2,600 tỷ đồng. Các khoản đầu tư lớn nhất là vào PVD, Gemadept Pan Pacific, VNDirect…

Cùng “chung chạ” với quỹ Halley Asian Prosperity ở cổ phiếu DPR là quỹ đầu tư Asia Value Investment Limited. Trở thành cổ đông lớn với tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu DPR là 6.2% từ tháng 3/2013, tuy nhiên khác với quỹ Halley vì từ thời điểm trở thành cổ đông lớn đến nay, quỹ này vẫn duy trì tỷ lệ sở hữu trên và chưa có động thái mua bán nào.

Trong khi đó, nhóm Amersham Industries - tổ chức được quản lý bởi Dragon Capital sau khi bán hơn 26,000 cổ phiếu, hiện vẫn đang nắm giữ hơn 1.7 triệu cổ phiếu TRC (tương đương 6% lượng cổ phiếu đang lưu hành). Ngoài ra, nhóm này trong những ngày gần đây đã tiếp tục gom mạnh 2 cổ phiếu “họ” cao su là Cao su Miền Nam (HOSE: CSM) và Cao su Đà Nẵng (HOSE: DRC).

Có thể thấy, xét về khía cạnh của doanh nghiệp vẫn có những hạn chế, tuy có khá nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đang nắm giữ lượng lớn cổ phiếu nông nghiệp nhưng các tổ chức này đơn thuần là đầu tư tài chính. Họ chưa đóng vai trò cổ đông chiến lược, theo đó cũng không “xắn tay áo” tham gia sâu vào chiến lược, điều hành hay hỗ trợ công nghệ, kỹ thuật… cho doanh nghiệp theo chia sẻ của hai chuyên gia phân tích lĩnh vực nông nghiệp tại công ty chứng khoán.

Đức Phương







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (14)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cổ đông BCG có cơ hội nhận 1 lượng vàng khi tham dự ĐHĐCĐ thường niên

Trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức ngày 27/04, CTCP Tập đoàn Bamboo Capital (HOSE: BCG) bất ngờ thông báo chương trình quà tặng cho cổ đông tham dự Đại hội.

Chủ chuỗi G Chicken ngược dòng lãi hơn 437 tỷ năm 2023 sau nửa đầu năm thua lỗ

Nửa đầu năm 2023, CTCP GREENFEED Việt Nam (Greenfeed) báo lỗ. Nhưng kết năm, Doanh nghiệp ngược dòng báo lãi khủng, thậm chí tăng so với cùng kỳ.

ĐHĐCĐ Saigontel: Kế hoạch lãi trước thuế 450 tỷ, không chia cổ tức

Sáng ngày 19/04, CTCP Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn (Saigontel, HOSE: SGT) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, thông qua nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch...

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí 1/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực...

Nhận định ngành xi măng vẫn gặp khó, CQT lỗ trong quý đầu năm 

Xi măng Quán Triều cho biết ngành xi măng năm 2024 vẫn được xem là chịu nhiều khó khăn, không tiêu thụ được xi măng và clinker. Nhận định này cũng phản ánh kết quả...

Lợi nhuận HTI tăng nhẹ trong quý đầu năm

CTCP Đầu tư Phát triển Hạ tầng IDICO (HOSE: HTI) công bố BCTC quý 1/2024 với kết quả lãi sau thuế tăng 7% so với cùng kỳ, đạt gần 15 tỷ đồng.

Vì sao Comeco đặt kế hoạch lợi nhuận 2024 giảm hơn nửa?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 sáng 19/04 của Comeco (HOSE: COM) thông qua mục tiêu đi lùi về doanh thu và lợi nhuận.

Chứng khoán LPBank lỗ quý 1, hoàn tất tăng vốn điều lệ lên gần 3,900 tỷ

Trên BCTC quý 1/2024, CTCP Chứng khoán LPBank (LPBS) có doanh thu hoạt động gần 4 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Song, lỗ sau thuế gần 640 triệu đồng.

SSI lãi trước thuế 900 tỷ trong quý 1, mã VPB chiếm hơn nửa danh mục tự doanh cổ phiếu

Các mảng tự doanh, môi giới và cho vay có kết quả tốt đã giúp SSI báo lãi tăng hơn 50% trong quý 1.

Sonadezi Châu Đức lãi quý 1 bằng lần, gần 1,300 tỷ đồng cất ngân hàng

CTCP Sonadezi Châu Đức (HOSE: SZC) công bố BCTC quý 1/2024 với lãi ròng hơn 65 tỷ đồng, gấp 5.5 lần cùng kỳ, thực hiện được 29% chỉ tiêu lợi nhuận năm. Đáng chú ý...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98