Đàm phán về dệt may trong TPP: Nhiều ẩn số

19/08/2014 08:37
19-08-2014 08:37:35+07:00

Đàm phán về dệt may trong TPP: Nhiều ẩn số

Quy tắc xuất xứ, biện pháp tự vệ, mô hình giảm thuế vẫn đang là những ẩn số trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Dù kết quả cuối cùng thế nào, tất cả đều phải hướng tới lợi ích cốt lõi cho DN dệt may và cả nền kinh tế Việt Nam.

Muốn phát triển bền vững, ngành dệt may phải nâng cao giá trị gia tăng

Từ quy tắc xuất xứ…

Trong đàm phán TPP, các thành viên đã đề nghị quy tắc xuất xứ rất chặt chẽ với ngành dệt may, tức là tất cả các khâu từ sợi cho đến vải, cắt, may đều phải được thực hiện trong các nước TPP, khi đó sản phẩm dệt may mới hưởng ưu đãi về thuế nhâp khẩu.

Cho tới thời điểm này, tỷ lệ vải nhập khẩu dùng cho hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu tương đối nhiều (khoảng hơn 70% từ Trung Quốc). Vậy với quy tắc xuất xứ đó, dệt may Việt Nam có thể có lợi ích khi tham gia TPP?

Phía Hoa Kỳ đã đưa ra sáng kiến giúp Việt Nam, như: Chấp nhận về hình thức và linh hoạt về mặt nội dung. Nghĩa là đề nghị Việt Nam chấp nhận quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi; đối với loại vải mà các nước TPP không có, Việt Nam cần có một danh mục vải nhập khẩu để làm ra sản phẩm may và sản phẩm vẫn được coi là có xuất xứ Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh - Trưởng đoàn đàm phán TPP:

Để bảo đảm sự phát triển bền vững cho ngành dệt may, không còn cách nào khác là phải nâng cao giá trị gia tăng và chủ động được cả về sợi, dệt, nhuộm và vải.

Dù vậy, các chuyên gia nhận định, nếu một quy tắc xuất xứ đơn giản được chấp nhận, các DN Việt Nam sẽ không bao giờ nghĩ đến chuyện đầu tư thêm vốn và công nghệ để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tạo thêm khả năng cạnh tranh cho hàng hóa. “Sẽ không DN nào chịu đầu tư vào sợi, dệt và vải để gia tăng hàm lượng công nghệ cao cho sản phẩm, nếu như chỉ dựng lên một xưởng may, nhập vải về, cắt, may là có thể kiếm được lợi nhuận từ xuất khẩu. Do vậy, chừng nào còn chấp nhận quy tắc xuất xứ đơn giản, chúng ta chỉ có thể tiếp tục đi làm gia công”- chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định.

Quy tắc xuất xứ từ sợi mới nghe có vẻ rất khó và chặt chẽ, nhưng để hưởng được ưu đãi trong TPP, các DN phải đầu tư vào làm vải. Nếu các DN đầu tư được vào vải thì chẳng những tăng lợi nhuận hàng xuất khẩu mà còn giúp Việt Nam nâng cao kỹ năng tay nghề người lao động, tạo thêm giá trị gia tăng cho nền kinh tế.

Đến biện pháp tự vệ

Bên cạnh quy tắc xuất xứ khắt khe, các nước thành viên TPP đang đề xuất biện pháp tự vệ riêng với hàng dệt may nhập khẩu.

Khi đàm phán để giảm thuế nhập khẩu với hàng dệt may, các nước cũng đàm phán một điều khoản tự vệ, tức là một quốc gia đồng ý giảm thuế cho các thành viên khác nhưng nếu hàng hóa của quốc gia đó sau khi được giảm thuế sẽ tăng lên một mức đột biến (khoảng 20- 30%), khiến cho sản xuất tại các nước khác gặp khó khăn, thì các quốc gia có quyền đưa thuế trở lại mức cũ nhưng sẽ đền bù bằng một mặt hàng khác.

Mấu chốt ở đây là các quốc gia có thể “bóp cò” biện pháp tự vệ đó vào thời điểm nào với mức độ gia tăng hàng nhập như thế nào? Ở một khía cạnh nào đó, biện pháp này cũng gây bất lợi cho Việt Nam bởi Việt Nam là quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới và việc gia tăng xuất khẩu nằm trong mục tiêu phát triển dài hạn của các DN.

Hùng Cường

Công thương





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 1/2024 đạt hơn 1.537 triệu tỷ đồng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung quý 1/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8.2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:...

Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện '6 hơn' trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ...

Trong quý 1/2024, số DN tạm ngừng kinh doanh nhiều hơn 14.1 ngàn so với số DN đăng ký thành lập mới

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, so sánh giữa số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong...

Du lịch hàng không đón tin vui: Lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đã vượt mức trước dịch

Lượng khách quốc tế đổ về Việt Nam đã vượt mốc trước đại dịch COVID-19, đạt hơn 4.6 triệu lượt người trong quý 1/2024.

Việt Nam xuất siêu 8.08 tỷ USD trong quý 1/2024 nhưng chủ yếu đến từ doanh nghiệp FDI

Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35.6% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý...

Hơn 80% doanh nghiệp sản xuất kỳ vọng quý 2 sẽ ổn định hoặc tốt hơn quý 1

Dữ liệu mới công bố mang lại cái nhìn tích cực hơn về nền kinh tế trong quý 2/2024. Theo đó, hơn 80% doanh nghiệp trong ngành sản xuất, đặc biệt là ngành công...

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý 1/2024 ước đạt gần 614 ngàn tỷ đồng

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong quý 1/2024 theo giá hiện hành tăng 5.2% so với cùng kỳ năm trước đã phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong nước có xu...

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2024 tăng 6.18% so với cùng kỳ năm trước

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp trong quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6.18% so với cùng kỳ năm...

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn làm Cục trưởng Cục Hải quan TP HCM

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Nguyên Vụ Trưởng Vụ tổ chức cán bộ Tổng Cục Hải quan, giữ chức Cục Trưởng Cục Hải quan TP HCM từ ngày 2-4.

Giám đốc Sở Tài chính được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình

Ông Bùi Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Hòa Bình được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98