Kinh doanh du lịch đầy thách thức ở Myanmar

25/08/2014 13:52
25-08-2014 13:52:01+07:00

Kinh doanh du lịch đầy thách thức ở Myanmar

Internet chập chờn, bar và nhà hàng không được hoạt động sau 10 giờ tối và giá thuê mặt bằng đắt đỏ đang là thử thách với các doanh nhân đang muốn tìm kiếm cơ hội trong ngành du lịch non trẻ ở Myanmar.

Những năm gần đây, Myanmar thu hút rất nhiều khách du lịch.

Mở cửa trở lại từ năm 2011, Myanmar ngày nay trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế với nhiều thành phố cổ, đền chùa và bãi biển hoang sơ. Bộ Khách sạn và Du lịch nước này ước tính lượng năm nay sẽ đón khoảng 3 triệu người, gấp đôi năm ngoái và gấp 3 lần năm 2012. Sau 49 năm cô lập, ngành du lịch Myanmar sẽ phải rất nỗ lực để đáp ứng nhu cầu của du khách nước ngoài.

Việc này đã mở ra cơ hội cho các doanh nhân trẻ. Min Than Htut (24 tuổi) đang điều hành một công ty du lịch có tên Pro Niti Travel. Anh bắt đầu sự nghiệp bằng công việc phục vụ trong khách sạn, sau đó làm trợ lý cho công ty du lịch, rồi mở công ty riêng ở Yangon một năm trước.

Min đã phải tiết kiệm 200 USD theo học một khóa đào tạo để được cấp giấy phép hướng dẫn du lịch của Chính phủ. "Tôi biết rằng để kinh doanh hợp pháp thì cần có giấy phép. Việc này chỉ mất hai tháng, nhưng sẽ giúp chúng tôi cạnh tranh rất tốt", anh cho biết. Công ty của Min hiện có 4 nhân viên, một tài xế và rất nhiều hướng dẫn viên du lịch trên toàn quốc, hầu hết đều là bạn học của anh.

Ngay từ đầu, Min đã nhận ra tầm quan trọng của việc sử dụng Internet để thu hút khách hàng tiềm năng toàn cầu. Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng, bởi Myanmar là một trong những quốc gia có tỷ lệ truy cập Internet thấp nhất thế giới. Năm 2012, chỉ 1% dân số nước này được tiếp cận mạng thông tin toàn cầu.

Mãi tới gần đây, Min vẫn chưa có kết nối mạng riêng mà phải tới một quán cafe Internet trong thành phố. "Tốc độ rất chậm. Có khi trả lời xong một email cũng mất cả tiếng", anh cho biết trên BBC.

Dù vậy, Min vẫn kiên trì tận dụng các cơ hội trên mạng. Anh bắt đầu bằng việc đưa ra những lời khuyên miễn phí về du lịch Myanmar trên các trang web và diễn đàn, rồi dần dần tìm được những khách hàng đầu tiên.

Còn hiện tại, Min đã có thể lên mạng bằng điện thoại di động và Pro Niti Travel cũng đã có trang web riêng. Min cho biết anh kiếm được rất nhiều khách hàng qua truyền miệng và những phản hồi tích cực trên các trang web du lịch như TripAdvisor. Dù vậy, kết nối Internet tại đây vẫn còn khá chập chờn, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngành du lịch.

Trong khi đó, Ye Man Thu, 25 tuổi, giám đốc một khách sạn hạng trung ở thành phố cổ Bagan, lại quan tâm đến việc làm thế nào để chính quyền địa phương nới lỏng luật giới nghiêm, cho phép quán bar và nhà hàng của anh hoạt động sau 10 giờ tối. Đề xuất này đã không nhận được sự đồng tình trong thành phố bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Phật giáo này.

"Người nước ngoài có văn hóa này đâu. Các doanh nhân sẽ rất vui mừng nếu luật được nới lỏng. Điều này cũng có nghĩa rất nhiều người trẻ sẽ có việc làm nữa", anh cho biết.

Dòng tiền đầu tư ào ạt đổ vào Yangon - thành phố lớn nhất của Myanmar, sau khi lệnh trừng phạt của phương Tây được gỡ bỏ, đã khiến nhiều công trình xây dựng mọc lên như nấm và giá bất động sản tăng mạnh. Việc này đã khiến Bo, một nữ doanh nhân 28 tuổi, gặp nhiều khó khăn trong việc tìm địa điểm để mở nhà hàng đồ ăn Thái.

Sinh ra tại Myanmar, Bo đã sống 14 năm tại Thái Lan trước khi trở về năm 2013 để kinh doanh. Bo đã đi xem tới 100 địa điểm đều có giá cắt cổ, trước khi thuê được nơi phù hợp, dù vẫn cảm thấy khá đắt. "Không ngờ thuê mặt bằng lại tốn kém thế này. Tôi còn không biết sẽ phải trả trước tiền thuê một năm. Tôi cứ nghĩ chỉ phải đặt cọc và trả tiền hàng tháng thôi", cô nói.

Cuối cùng Bo đã phải vay tiền từ gia đình để trả khoản thuê đầu tiên. Sau 8 tháng khai trương, nhà hàng của cô thu hút được khá nhiều du khách nước ngoài và cả người dân địa phương.

Tuy nhiên, dù phải đối mặt với những thách thức, Min Than Htut vẫn tự tin nền du lịch Myanmar sẽ phát triển về lâu dài. "Rất nhiều người chỉ nghĩ tới du lịch trong ngắn hạn. Chúng ta cần phải nghĩ xa hơn. Đây mới chỉ là bước chuyển mình ban đầu", anh nói.

Hà Tường

vnexpress





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tháo chạy khỏi Campuchia, DN bất động sản Trung Quốc bỏ lại 500 toà nhà ‘ma’

Cuộc tháo chạy của các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc đã bỏ lại thành phố ven biển Campuchia hàng trăm toà nhà xây dựng dang dở.

Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh Funan Techo của Campuchia

Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh Funan Techo và đề nghị phía Campuchia chia sẻ thông tin và đánh giá tác động của công trình này đối với tài nguyên nước và môi...

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Việt Nam muốn Lào hạ giá thành bán than

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết nhu cầu nhập khẩu than của Việt Nam đang rất cao và đẩy mạnh xuất khẩu than cũng là mong muốn của nước bạn Lào nhưng quan trọng...

Việt Nam đầu tư trên 3,7 tỷ USD vào Tam giác phát triển thuộc Lào và Campuchia

Trong khu vực Tam giác phát triển thuộc Lào và Campuchia, Việt Nam có 110 dự án với số vốn đăng ký đầu tư hơn 3,7 tỷ USD (chiếm hơn 24% tổng số dự án và hơn 44% vốn...

Campuchia mong thu hút khách du lịch và nhà đầu tư từ Trung Quốc

Nhiều người dân Campuchia tỏ ra rất vui mừng khi chứng kiến sự kiện ra mắt “Năm giao lưu nhân văn Trung quốc - Campuchia 2024” diễn ra hồi cuối tuần trước. Họ hy...

Nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản ngân hàng tại Lào để giao dịch tài chính

Chính phủ Lào đang nỗ lực đảm bảo có nhiều ngoại tệ hơn được đưa vào hệ thống ngân hàng, giúp nước này có thêm nguồn lực để đối phó với tình trạng mất cân bằng...

Campuchia thu hút 268 dự án FDI, tạo hơn 307,000 việc làm trong năm 2023

Campuchia đã thu hút 4.92 tỷ USD đầu tư tài sản cố định trong năm 2023, tăng 22% so với mức 4.03 tỷ USD hồi năm 2022, Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC) cho biết...

Lào nâng cấp sân bay do Việt Nam tài trợ và xây dựng thành sân bay quốc tế

Tờ Vientiane Times nhận định sân bay Nongkhang đi vào hoạt động là cột mốc quan trọng trong hợp tác Lào-Việt, đáp ứng mong đợi của người dân tỉnh Huaphanh và mang...

Campuchia đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất ngoài ngành may mặc

Tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất ngoài may mặc trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Campuchia đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Điều này cho thấy sản xuất...

Lào tham vọng trở thành nguồn cung cấp điện năng của Đông Nam Á

Trong năm 2022, xuất khẩu điện đã đem lại nguồn thu trên 2,3 tỷ USD cho Lào, trong khi nước này chỉ phải chi hơn 40 triệu USD cho việc nhập khẩu điện.

Chứng khoán thế giới


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98