Miền Trung cần tiền 'mồi' của Nhà nước

18/08/2014 06:26
18-08-2014 06:26:29+07:00

Miền Trung cần tiền 'mồi' của Nhà nước

Thời tiết khắc nghiệt, hạ tầng yếu kém, thiếu kết nối cả vùng, miền Trung rất cần sự mạnh dạn đầu tư ban đầu của Nhà nước để tạo cú hích, thu hút cộng đồng doanh nghiệp tham gia, theo chuyên gia Trần Du Lịch.

Ông Trần Du Lịch hiện là Trưởng nhóm tư vấn hợp tác phát triển vùng duyên hải miền Trung. Bên lề Diễn đàn Kinh tế miền Trung cuối tuần qua, ông chia sẻ quan điểm sau 3 năm lăn lộn, tìm hiểu về vùng đất nghèo khó này.

Ông Trần Du Lịch hiện là Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội. Ông tham gia Diễn đàn Kinh tế miền Trung do Ban Kinh tế Trung ương và Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức cuối tuần qua trên cương vị Trưởng nhóm tư vấn hợp tác phát triển vùng duyên hải miền Trung.

- Theo ông lý do nào khiến miền Trung từ bao lâu nay vẫn nghèo?

- Đất nước ta sau đổi mới nơi nào cũng nghèo, không chỉ miền Trung. Dĩ nhiên Miền Trung nghèo hơn, một phần do hậu quả chiến tranh và thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng lý do lớn nhất là thiếu kết nối, thiếu tác nhân tạo động lực chung cho cả vùng.

Đông Nam bộ phát triển được là nhờ lợi thế của một trung tâm đi trước, đó là Sài Gòn cũ, đóng vai trò hậu cần cho các tỉnh lân cận. Ở phía Bắc, Hà Nội phát triển trước và có lợi thế thủ đô, nên cũng đóng vai trò hậu cần cho các tỉnh như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên.

Miền Trung xuất phát điểm khó khăn, đã vậy lại thiếu một tác nhân tạo động lực vùng. May có sự năng động, đi trước của Đà Nẵng đã tạo được một số lợi thế và cũng phần nào đóng vai trò động lực cho vùng. Nhưng do hạ tầng yếu kém, thiếu sự kết nối và tầm nhìn chiến lược cho cả vùng, nên miền Trung vẫn khó khăn. Thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, lũ lụt triền miên, sản xuất nông nghiệp theo kiểu tự cấp tự túc. Những lợi thế giá trị cao như du lịch, cảng, biển thì do trình độ hạn chế nên chưa thể khai thác được. Lợi thế quan trọng của miền Trung là biển, nhưng bao đời nay vẫn chủ yếu đánh bắt ven bờ, chỉ đủ nuôi sống, không thể làm giàu cho cả vùng, không có tích luỹ để phát triển giàu mạnh.

- Vậy phải làm gì để giúp miền Trung thoát nghèo và phát triển giàu mạnh như ông nói?

- Ở Đông Nam bộ người ta thường nói "cho tôi cơ chế, không cần cho tôi tiền". Nhưng vùng duyên hải miền Trung thực sự cần tiền, cần sự đột phá của Nhà nước trong đầu tư, nhằm tạo cú hích phát triển. Mà trong các loại đầu tư thì hạ tầng giao thông và xử lý khắc nghiệt của thiên tai rất quan trọng. Tại sao Đà Nẵng phát triển được? Đà Nẵng đã cực kỳ đúng khi đi trước phát triển về giao thông. Nếu Đà Nẵng không đi trước về giao thông thì làm sao phát triển du lịch ven biển như ngày nay.

Sau 3 năm lăn lộn ở vùng này, tôi cho rằng miền Trung có 3 thế mạnh lớn nhất đó là ngư nghiệp, du lịch biển đảo gắn với văn hoá và lợi thế cảng biển gắn với các ngành công nghiệp đóng tàu. Muốn khai thác 3 thế mạnh đó và đi vào hướng hiện đại, Nhà nước phải tạo cú hích đầu tiên. Trước mắt Nhà nước sẽ tốn tiền, nhưng tôi tin rằng sự đầu tư đó sau 5-10 năm sẽ mang lại nguồn lợi lớn, là con gà đẻ trứng vàng cho quốc gia về sau. Vấn đề ở chỗ chúng ta có mạnh dạn đầu tư ban đầu hay không.

Câu chuyện doanh nghiệp ôtô Trường Hải chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế miền Trung rất đáng chú ý. Đầu tư vào Quảng Nam, Trường Hải không chỉ tập trung làm ra sản phẩm, mà còn phải lo làm đường, làm cảng, làm tàu để chở hàng hoá của mình. Đáng lý việc đó Nhà nước phải làm, không nên để doanh nghiệp một mình cáng đáng.

Tôi nói như vậy không có nghĩa miền Trung luôn coi Nhà nước như con bò sữa và mãi lệ thuộc vào nguồn tiền từ ngân sách. Nhà nước có thể bỏ vốn đầu tư ban đầu, và tham gia theo từng giai đoạn, nhưng phải đầu tư đến nơi đến chốn. Sẽ tới lúc khoản đầu tư này trở thành con gà đẻ trứng vàng, tạo nguồn thu cho Nhà nước để tiếp tục làm lĩnh vực khác.

- Các tỉnh miền Trung thời gian qua cũng rất năng động, tích cực tìm vốn và đưa ra nhiều ưu đãi để cạnh tranh thu hút đầu tư, nhưng tại sao chưa thành công?

- Thực ra trong quá trình phát triển vừa rồi các địa phương tự chòi đạp, tự vươn lên, tự tranh thủ từng chút của Trung ương nên đâm ra manh mún và không đồng bộ. Nơi nào cũng phải làm khu công nghiệp, trong khi điều kiện môi trường để thu hút khu công nghiệp lại không có. Xét từng địa phương chúng ta không trách họ được, địa phương nào cũng có trách nhiệm với dân của họ. Nếu có tư duy phát triển vùng và với tầm phát triển của quốc gia thì tôi tin rằng các địa phương sẽ hiểu và làm theo cái chung.

Vấn đề lớn nhất lúc này là điều chỉnh quy hoạch toàn vùng. Các khu công nghiệp, khu kinh tế, cảng đều phải xem xét lại trên cơ sở tính toán vị thế của vùng. Từ đó chúng ta sẽ tính toán chiến lược đầu tư, xem Nhà nước tham gia ở đâu, ở đâu chào gọi nhà đầu tư.

Hiện nay chúng ta vừa muốn làm quốc lộ 1A, vừa muốn làm đường ven biển. Nhưng theo tôi ưu tiên số một phải là đường cao tốc trên cao, nối Đà Nẵng thành hậu cần cho cả khu vực. Nếu có đường cao tốc, Dung Quất và Chu Lai sẽ phát triển rất nhanh. Đà Nẵng đã sẵn làm hậu cần. Có đường cao tốc, người nước ngoài có thể ở Đà Nẵng và đến Chu Lai, Dung Quất làm việc một cách thuận tiện.

Hơn nữa, đường cao tốc làm nổi mới tránh được lũ, còn quốc lộ mở rộng cỡ nào đến mùa lũ vẫn chịu thua. Đường ven biển thì các địa phương lâu nay vẫn tranh thủ các nguồn vốn để làm phục vụ du lịch, nhưng theo tôi không phải ưu tiên số một.

- Theo ông Nhà nước nên quan tâm tới những lĩnh vực nào và phần nào sẽ dành để mời gọi các nhà đầu tư?

- Nhà nước nên quan tâm trước hết tới hạ tầng, mà ở đây chính là hệ thống cảng biển và đường giao thông. Thứ hai là tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và thứ ba là cải cách hành chính. Nhà nước phải thực sự đồng hành với doanh nghiệp, hành chính công phải xác định như một dịch vụ phục vụ doanh nghiệp. Hiện nay miền Trung có rất nhiều dự án có thể đầu tư nhưng vì thiếu điều kiện hạ tầng, môi trường kinh doanh nên doanh nghiệp chưa thấy hấp dẫn.

Kinh nghiệm phát triển vùng cho thấy cần tư duy đầu tư đúng của Nhà nước và kêu gọi được sự tham gia của các doanh nghiệp đầu đàn, mà tôi gọi là những con sếu đầu đàn. Ví dụ Nha Trang hàng trăm năm thuỳ dương cát trắng vẫn chưa phát triển tầm cỡ, nhưng khi có khu nghỉ dưỡng Vinpearl là thay đổi ngay. Đà Nẵng phát triển như ngày nay với hệ thống hạ tầng và hàng loạt khách sạn, khu nghỉ dưỡng năm sao phát triển bậc nhất đất nước là nhờ các doanh nghiệp lớn. Phải tạo thương hiệu như vậy, nhờ vai trò đầu tư hạ tầng của Nhà nước và cộng lực với các doanh nghiệp tầm cỡ.

- Theo ông nên đặt mức độ ưu tiên thế nào với chiến lược phát triển kinh tế miền Trung?

- Chính phủ nên coi đây là chương trình quốc gia, tính toán nguồn lực, cơ chế và báo cáo Quốc hội. Đây không phải một đề án bình thường, phải có tầm cỡ của một chương trình quốc gia thì miền Trung mới phát triển đột phá được.

Thực ra nguồn tiền đòi hỏi Nhà nước đầu tư không quá lớn. Chúng ta có thể tính làm xã hội hoá cũng được hoặc Nhà nước đầu tư vào từng giai đoạn, từng phần đặc biệt. Nếu nhà nước bỏ ra đúng chỗ thì đồng tiền của nhà nước sau đó sẽ thu hút nguồn vốn đầu tư rất lớn của tư nhân.

Vùng duyên hải miền Trung gồm 5 tỉnh Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và 4 tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ gồm Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận, với diện tích tự nhiên 49.409,7 km2, chiếm 14,93% diện tích cả nước. Dân số khu vực này theo thống kê năm 2012 là 10,09 triệu người, chiếm 11,36% dân số cả nước.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 của vùng là 310.213,4 tỷ đồng, chiếm 9,56% so với GDP của cả nước. Hầu hết các tỉnh đều có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 10%/năm giai đoạn 2009 - 2012, cao hơn nhiều so với mức bình quân cả nước (5,96%).

Song Linh

Vnexpress



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98