Ngành mía đường vẫn loay hoay thoát khó

18/08/2014 22:39
18-08-2014 22:39:00+07:00

Ngành mía đường vẫn loay hoay thoát khó

Giá thành sản phẩm cao, tiêu thụ thường xuyên gặp khó khiến lượng đường nằm trong kho ngày càng một lớn. Nhiều niên vụ trước và dự báo ngay cả trong niên vụ mới 2014-2015 này, bức tranh ảm đảm đó vẫn chưa có gì biến chuyển. Theo một số chuyên gia, để thoát khó, quan trọng nhất là ngành mía đường phải hạ được giá thành sản xuất, bắt đầu từ chính cây mía.

Tái cấu trúc lại diện tích trồng kết hợp với tăng cường sản xuất phế phụ phẩm từ cây mía là một trong những hướng gỡ khó cho ngành mía đường

Năng suất nhích lên

Theo Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT): Lượng đường tồn tại kho các nhà máy đến ngày 15-7 là 457.890 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 32.160 tấn. Lượng đường các nhà máy bán ra từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 7 là 91.050 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 13.080 tấn.

Giá bán đường tháng 7 chững lại và có xu hướng giảm so với tháng 6, khu vực miền Trung-Tây Nguyên giảm khoảng 200-300 đ/kg. Cụ thể giá bán đường trắng loại 1 đã có thuế Giá trị gia tăng tại cửa kho nhà máy: Miền Bắc từ 12.500đ - 13.000đ; miền Trung và Tây Nguyên: 12.000đ-13.090đ; miền Nam: 13.000đ. Dự kiến, trong 6 tháng cuối năm, nguồn cung khoảng 926.240 tấn đường, trong đó nhu cầu tiêu thụ chỉ khoảng 675.000 tấn nên lượng đường dư thừa sẽ khoảng 251.240 tấn.

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT: Kết thúc niên vụ 2013-2014 vào giữa tháng 6, sản xuất mía đường hoàn thành kế hoạch đề ra với năng suất, chất lượng mía cao hơn các vụ trước.

Cụ thể, với 309.400 ha mía trên cả nước (tăng hơn so với vụ trước 11.200 ha), năng suất mía bình quân đạt 64,7 tấn/ha (tăng 0,8 tấn/ha so với vụ trước). Sản lượng mía trong niên vụ này đạt 20,02 triệu tấn, với sản lượng đường đạt 1,6 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay.

Tại hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2013-2014 mới đây, ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho biết, do nhiều nhà máy đã thực hiện quy chuẩn quốc gia về chất lượng mía nguyên liệu, cộng với thuận lợi về thời tiết nên chất lượng mía vụ này tiếp tục được nâng cao, chữ đường bình quân của mía đưa vào nhà máy chế biến đạt 10,3-10,5 CCS, cao hơn vụ trước 0,5-0,7 CCS.

Ông Đỗ Thành Liêm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) bổ sung, hiện nay, Việt Nam có tất cả 41 nhà máy đường. Phần lớn các nhà máy đã mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời nâng cấp công nghệ, thiết bị hiện đại. Khả năng sản xuất của các nhà máy có thể đạt 2 triệu tấn đường/vụ. Trong đó, đường luyện chiếm 50% với 2 loại đường luyện hảo hạng RE và đường luyện tiêu chuẩn RS. Về chất lượng, 2 loại sản phẩm chính là đường trắng đồn điền và đường luyện đều bằng và có thể cao hơn tiêu chuẩn quốc tế.

Giá bán đi xuống

Trong niên vụ 2013-2014, lượng đường tiêu thụ trong nước cao hơn hẳn so với niên vụ trước đó. Cụ thể, tính từ đầu vụ 15-8-2013 đến 15-6-2014, tổng lượng đường các nhà máy bán ra là 1.356.530 tấn, tăng 147.990 tấn so với cùng kỳ năm trước. Mức tiêu thụ bình quân trong 10 tháng khoảng 108.880 tấn đường/tháng, cao hơn niên vụ trước 8.880 tấn/tháng.

Ông Đoàn Xuân Hòa đánh giá, lượng đường tiêu thụ trong nước tăng chủ yếu là do công tác chống buôn lậu tốt hơn nên lượng đường nhập lậu giảm. Tuy nhiên, đáng chú ý là tiêu thụ đường có tăng lên nhưng giá bán lại theo chiều đi xuống. Cụ thể, từ tháng 8-2013 đến tháng 2-2014, giá bán đường liên tục giảm. Từ tháng 3-2014, do công tác chống buôn lậu biên giới Tây Nam có chuyển biến tích cực nên giá đường mới chững lại. Mới đây nhất, giá bán đường trong tháng 7 lại có xu hướng giảm hơn so với tháng 6.

Cũng theo ông Đoàn Xuân Hòa, năng lực cạnh tranh của các DN ngành mía đường kém, mấu chốt là do chi phí sản xuất gần như cao nhất thế giới. Điều này xuất phát từ thực tế quy hoạch cho các nhà máy đường hiện nay còn nhiều bất cập. Đặc biệt khu vực miền Bắc và miền Trung, các nhà máy có diện tích trồng mía thường ở trên cao, khó áp dụng cơ giới hóa và không có nước tưới. Một trong những điểm yếu nữa khiến DN mía đường ngày càng “tụt dốc không phanh” là quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ chưa được các DN quan tâm đúng mức. Điều đó thấy khá rõ thông qua việc, hiện nay chỉ có một số DN có ký kết hợp đồng với các hộ tiêu thụ lớn, còn lại đều phụ thuộc vào sức mua của thị trường.

Phải đột phá từ cây mía

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, để “cứu” ngành mía đường, mấu chốt là các nhà máy chế biến mía đường phải cải tổ lại sản xuất nhằm giảm giá thành. Đây không phải việc có thể thực hiện trong ngày một, ngày hai nhưng cần bắt tay vào làm nhanh chóng và nghiêm túc. Trước hết cần rà soát lại quy hoạch, bước đầu hình thành các vùng sản xuất lớn, tập trung đã gắn với các nhà máy chế biến; đồng thời rà soát lại các diện tích lúa gần nhà máy đường đang canh tác không đạt hiệu quả cao mà phù hợp với sản xuất mía sẽ chuyển dịch sang trồng mía. Ngoài ra, ngành cũng định hướng chuyển những diện tích mía ở trên đồi cao (diện tích trồng mía tận dụng, không có khả năng cơ giới hóa) sang trồng loại cây trồng khác hiệu quả hơn.

Theo một số chuyên gia, tính cạnh tranh kém của ngành mía đường Việt Nam chính là ở phần cây mía nguyên liệu, chứ không phải ở nhà máy. Bởi hiện nay các nhà máy đường phần lớn đã đầu tư bài bản về thiết bị, công nghệ không thua kém các nước tiên tiến. Do đó, để ngành mía đường phát triển bền vững, cần cấu trúc lại diện tích trồng mía, thâm canh theo hướng hiện đại; sử dụng giống mía tốt, sạch bệnh dựa trên nền tảng nghiên cứu chọn tạo bài bản. Trong chế biến, cần tăng cường sản xuất phế phụ phẩm từ cây mía.

Trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ thực hiện rà soát, quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 cho phù hợp với thực tiễn, trên cơ sở phân tích khoa học về tiềm năng, năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam và thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, các viện, trung tâm nghiên cứu tiếp tục khảo nghiệm, công bố các bộ giống mía phù hợp, cũng như xây dựng các quy trình thâm canh cho từng giống mía phù hợp với từng địa phương để các nhà máy áp dụng.

Ông Đỗ Thành Liêm- Phó Chủ tịch VSSA:

Cần linh hoạt trong XK đường thừa

Cung cầu đường thế giới niên vụ 2014-2015 được dự báo là cân bằng và giá đường thế giới có triển vọng nhích lên, giá đường trong nước cũng có thể theo chiều hướng này. Tuy nhiên, trong nửa cuối năm 2014 và nửa đầu năm 2015, thị trường trong nước tiếp tục dư thừa đường do nguồn cung lớn, đặc biệt là lượng đường nhập lậu. Do đó, VSSA kiến nghị cần thực hiện việc XK linh hoạt số lượng đường thừa, không hạn chế về thời gian và chủng loại đường. Bên cạnh đó, phải thực hiện việc đấu thầu đường NK theo hạn ngạch thuế quan, phần chênh lệch giá đưa vào ngân sách Nhà nước, khuyến khích nhập đường thô về để các nhà máy đường trong nước tinh luyện thay cho việc nhập đường kính trắng. Ngoài ra, cần triệt phá các đầu nậu buôn lậu và các hiện tượng DN tiếp tay cho đường lậu hợp thức hóa bằng các chứng từ, nhãn mác để tiêu thụ trong nước...


Uyển Như

hải quan



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tận dụng hơn nữa các ưu đãi từ CPTPP để gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào Canada

Ước tính khoảng 4 tỷ USD hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Canada không khai thác được lợi ích từ CPTPP, nghĩa là hàng hóa Việt Nam đang bị đắt hơn so với các đối...

Tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ có thể bị đặt cọc thuế chống trợ cấp sơ bộ

Đối với tôm, Hoa Kỳ yêu cầu đặt cọc thuế chống trợ cấp sơ bộ sẽ là 2,84% đối với Stapimex, 196,41% đối với Thông Thuận và 2,84% đối với tất cả các nhà cung cấp Việt...

3 loại hạt bình dân được doanh nghiệp Việt chi 1,22 tỷ USD gom mua

Trong vòng 75 ngày, các doanh nghiệp của Việt Nam đã chi hơn 1,22 tỷ USD để gom mua ba loại hạt bình dân. Theo đó, hơn 4 triệu tấn hàng ồ ạt về nước ta.

Mỹ tăng nhẹ thuế CBPG cá tra Việt Nam

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn nguồn từ Undercurrent News cho biết, Mỹ đã nâng nhẹ mức thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với các doanh...

Găm lúa gạo để đẩy giá: Coi chừng mất thị trường

Các chuyên gia cảnh báo tình trạng thu gom lúa nhưng găm trữ hàng không bán ra, đợi giá tăng cao như năm 2023 để kiếm lợi lớn.

Vì sao 30 lô sầu riêng xuất khẩu bị Trung Quốc cảnh báo?

Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu các doanh nghiệp bị cảnh báo báo cáo kết quả thực hiện truy xuất và các biện pháp khắc phục trước ngày 1-4.

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ tăng mạnh

Xuất khẩu tôm Việt Nam 2 tháng đầu năm nay đạt 415 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Mỹ ghi nhận tăng trưởng lần...

Kiếm tiền triệu từ trái cây giải nhiệt mùa nóng

Nắng nóng, oi bức kéo dài trong những ngày qua đã làm nhu cầu sử dụng trái cây và một số nông sản giải nhiệt tại TP HCM tăng cao. Nhiều loại trái cây trong nước giá...

Cách nào giữ vị thế tôm Việt Nam trị giá 4 tỷ USD?

Hiện, xuất khẩu tôm mang về tổng giá trị khoảng 4 tỷ USD mỗi năm, dù gặp khó khăn nhất thời từ các thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam. Để tiếp tục giữ vị thế này...

375 triệu USD xây dựng sản xuất gạo carbon thấp tại ĐBSCL

Ngày 19/03, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị với các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL về ý tưởng đề xuất Dự án hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa carbon thấp. Dự kiến tổng vốn đầu...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98