Nhân viên ngân hàng sai sót, bỗng dưng khách hàng nhận được 4 tỉ đồng

21/08/2014 22:48
21-08-2014 22:48:41+07:00

Nhân viên ngân hàng sai sót, bỗng dưng khách hàng nhận được 4 tỉ đồng

Ngay sau khi biết mình chuyển nhầm 4 tỉ đồng vào tài khoản khác, nhân viên giao dịch ngân hàng TMCP Tiên Phong (TpBank) tự ý huỷ lệnh, “quên” không báo cho khách hàng.

Tự ý rút tiền chuyển nhầm là bất hợp pháp

Theo phản ánh của chị N.T.H (Hà Nội), sáng sớm 19.8 đang ngồi tại văn phòng thấy điện thoại reo hai tiếng “ting ting”. Mở máy đọc tin nhắn, chị giật mình khi nhìn thấy tài khoản của mình báo có 4 tỉ đồng. Không buôn nhà, bán xe, làm ăn gì mà bỗng nhiên một “cục” tiền lớn rơi xuống, nghĩ mình hoa mắt nên chị H. thử kiểm tra lại một lần nữa thì thấy nội dung tin nhắn rõ mồn một: “HKM Tiếp quỹ LNH”.

Ngân hàng chuyển nhầm 4 tỉ đồng vào tài khoản của khách hàng

Chưa hiểu chuyện gì, tiền của ai, ở đâu đến nên chị H. cũng không biết làm thế nào, không dám rút ra tiêu. Đến buổi chiều, điện thoại của chị lại tiếp tục đổ chuông, lần này tin nhắn trên điện thoại thông báo tài khoản của chị tự động bị trừ 4 tỉ đồng với nội dung “Điều chỉnh bút toán”.

Bỗng dưng tài khoản báo có rồi lại bỗng dưng báo trừ tiền, khiến chị H. lo lắng không hiểu chuyện gì xảy ra bởi mã pin, mật khẩu vẫn luôn được chị bảo mật cẩn thận, không có người thứ hai biết. Mãi đến tận cuối buổi chiều, một nhân viên của TienphongBank mới gọi điện thoại thông báo do chuyển tiền nhầm tài khoản nên đã tự động chuyển lại, nhưng vì quá bận nên không thông báo ngay cho khách hàng.

Trao đổi với PV Thanh Niên Online, đại diện của ngân hàng TienphongBank xác nhận đã có sự cố chuyển tiền nhầm trong ngày 19.8 tại một chi nhánh trên địa bàn Hà Nội, khi nhân viên sơ suất gửi 4 tỉ đồng vào một chủ tài khoản tên H. Sau khi nhận ra, nhân viên này đã huỷ lệnh giao dịch nhưng lại không thông báo với khách hàng, khiến khách hàng bức xúc. “Do bận việc quá nên nhân viên giao dịch thanh toán không liên lạc lại ngay mà để đến chiều mới gọi lại nên khách hàng mới phản ứng như vậy”, đại diện TienphongBank nói.

Nghe qua câu chuyện trên, lãnh đạo một ngân hàng lớn bình luận, khi giao dịch khó có thể tránh được nhầm lẫn, đó là rủi ro trong tác nghiệp. Trường hợp này nhân viên ngân hàng chỉ cần thông báo ngay cho khách hàng để phối hợp hoàn làm thủ tục hoàn lại tiền. “Lẽ ra nhân viên này phải gọi điện lại cho khách hàng xin lỗi, hẹn gặp để khách hàng viết giấy chuyển tiền lại rồi ký tên. Như vậy mới đầy đủ về mặt pháp lý”.

Theo luật sư Trương Thanh Đức, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế ngân hàng (Hiệp hội Ngân hàng nhà nước), nếu ngân hàng vừa chuyển mà tài khoản của khách hàng chưa báo có, giao dịch chưa hoàn thành thì có thể huỷ lệnh trên hệ thống – trường hợp này thì không vấn đề gì. Tuy nhiên, trong trường hợp của TienphongBank do giao dịch đã hoàn thành, tiền về tài khoản nhưng ngân hàng không liên lạc với khách hàng đề nghị hoàn tiền, lại tự ý “nhảy” vào tài khoản của khách hàng để giao dịch là bất hợp pháp.

Trong khi đó, trao đổi với PV Thanh Niên Online, một lãnh đạo Ngân hàng nhà nước cho biết, những sự cố như trên vốn khó tránh khỏi, bởi tác nghiệp khó tránh được rủi ro, nhầm lẫn. Nhưng việc tự ý huỷ lệnh như vậy là một vi phạm nghiêm trọng. “Chỉ là chuyển nhầm thì phải liên hệ lại với khách hàng xin lỗi và đề nghị khách hàng thực hiện lại giao dịch là xong”, lãnh đạo này nói và cho biết, sẽ trao đổi thêm để chấn chỉnh lại hoạt động của ngân hàng này.

Tiêu rồi có đòi được không?

Có thể nói, với hàng triệu tài khoản toàn hệ thống ngân hàng, việc chuyển nhầm là khó tránh khỏi. Trước đó, phản ánh với Thanh Niên Online, chị T. làm kế toán tại một công ty du lịch Hà Nội khóc dở mếu dở khi chuyển nhầm tiền. Số là, đoàn khách của công ty chị đặt tour du lịch đi Cát Bà, Hải Phòng. Công ty bố trí cho khách ăn uống tại nhà hàng Lan Rừng (Hải Phòng), chi phí phải thanh toán là hơn 38 triệu đồng. Ngày 15.7, chị T. ra một chi nhánh của Vietcombank tại Hà Nội chuyển khoản cho Lan Rừng, nội dung chuyển tiền ghi rõ "Chuyển tiền thanh toán công nợ đoàn khách du lịch tháng 6 cho nhà hàng Lan Rừng”, nhưng do sơ suất lại điền nhầm cả tên và tài khoản sang nhà hàng T.L có tài khoản tại VietinBank, chi nhánh Lê Chân, Hải Phòng. Ngay sau khi phát hiện mình chuyển sai, chị T. lập tức gọi điện cho nhân viên tại VietinBank chi nhánh Lê Chân, Hải Phòng nhờ chuyển trả lại. Tuy nhiên, nhân viên ngân hàng sau đó thông báo do nhà hàng T.L đang nợ ngân hàng, nên số tiền chuyển nhầm đã bị VietinBank Lê Chân “xiết” ngay khi thấy báo tiền trên tài khoản.

Cũng có những trường hợp chuyển nhầm tiền sau đó bị người nhận tiêu hết khiến cả người gửi và ngân hàng méo mặt. Ngay trên thế giới cũng liên tiếp xảy ra tình trạng này như trường hợp mới đây một giao dịch viên ngân hàng ở Hy Lạp bất cẩn đã chuyển số tiền lớn trị giá 31.000 USD vào tài khoản của một nam thanh niên 18 tuổi. Người thanh niên này sau đó đã rút và tiêu hết 25.000 USD chỉ trong 10 ngày.

Dẫn những quy định pháp luật, luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, trong trường hợp khách hàng chuyển nhầm tiền phải báo ngay lập tức cho ngân hàng yêu cầu hỗ trợ. Khi đó ngân hàng sẽ tiến hành phong toả tài khoản của người nhận, phối hợp hoàn lại tiền. “Còn trường hợp bị rút rồi thì chủ yếu phải làm việc với bên nhận tiền đưa ra bằng chứng rõ ràng yêu cầu người ta trả lại. Vì tiền của người nhận là tiền thu lợi không có căn cứ. Nếu không hoàn lại, nhờ công an can thiệp có thể khởi tố theo tội danh chiếm giữ tài sản trái phép”, ông Đức nói.

Vẫn theo vị luật sư này, ngay tại luật Dân sự 2005 cũng quy định, người nhận cũng không được phép sở hữu, sử dụng số tiền đó. Bởi khoản 1 Điều 599 quy định phải hoàn trả cho người chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp. Trường hợp không tìm được chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong trường hợp cố ý không trả thì theo điều 141, Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009: “Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Anh Vũ

thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm 

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

Bank of America: Châu Á bước vào kỷ nguyên tiền tệ hỗn loạn, dự báo tỷ giá VND lên 25,600 vào cuối quý 2

Bank of America (BofA) tỏ ra bi quan về hàng loạt đồng tiền châu Á, cho rằng đây là điểm khởi đầu của “kỷ nguyên hỗn loạn”. Đáng chú ý, họ dự báo tỷ giá USD/VND sẽ...

Giá USD tự do lao dốc, về mốc 25.700 đồng

Giá USD trên thị trường tự do hôm nay tiếp đà giảm. Giá USD bán ra đã giảm về mốc 25.700 đồng/USD. Giá USD trên thị trường chính thức cũng hạ nhiệt.

Thêm doanh nghiệp xăng dầu bị ngân hàng rao bán nợ

Một loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu bị ngân hàng rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu. Vừa có thêm một doanh nghiệp...

NHNN bơm ròng mạnh nhất trong hơn một năm

NHNN đã bơm ròng 25,550 tỷ đồng trong phiên 23/04, mức cao nhất kể từ cuối tháng 2/2023. Trong đó, nhà điều hành đã cho 9 thành viên vay tổng cộng gần 36,000 tỷ...

Tăng cường đảm bảo an toàn trong mua, bán ngoại tệ

Ngày 23/04/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM vừa có văn bản về việc phối hợp tuyên truyền đến người dân quy định về hoạt động mua bán ngoại tệ.

LPBank triển khai ngay Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 về việc tăng vốn điều lệ

LPBank vừa thông qua Nghị quyết Hội đồng Quản trị (HĐQT) về việc triển khai phương án tăng vốn điều lệ năm 2024.

TPBank đặt kế hoạch lợi nhuận 7,500 tỷ tăng 34% năm 2024, kết quả tích cực ngay từ quý đầu

Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đã tổ chức thành công Đại hội Cổ Đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023...

Lạm phát và câu chuyện đánh đổi trong điều hành chính sách tiền tệ

Lạm phát và chính sách điều hành lãi suất từ Fed là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia...

Tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do vẫn nóng

Sức nóng của USD trên thị trường quốc tế duy trì ở mức cao khiến tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do tiếp tục leo dốc dù Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo sẵn...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98