Phát hiện thêm hàng loạt sai phạm tại 3 dự án đường sắt

21/08/2014 15:49
21-08-2014 15:49:23+07:00

Phát hiện thêm hàng loạt sai phạm tại 3 dự án đường sắt

Cả ba dự án đầu tư hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt đều có tổng mức đầu tư điều chỉnh cao hơn gần gấp 2 lần so với thực tế làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả dự án.

* Vì sao Tổng Công ty Đường sắt bị tước dự án ODA?

* Khởi tố, bắt giam Trưởng ban Quản lý dự án Đường sắt

* Sẽ thanh tra toàn diện Tổng công ty Đường sắt

Thời gian gần đây các dự án ngành đường sắt liên tiếp bị phát hiện các vấn đề sai phạm

Đây là kết luận mới nhất của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sau khi kiểm tra ba dự án đầu tư hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt, do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VRN) làm chủ đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA. Ba dự án này nằm trong số 18 dự án mới được Bộ GTVT "thu về" hôm 13-8.

Cụ thể, ba dự án phát hiện có sai phạm gồm dự án hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Thái Nguyên và khu đầu mối Hà Nội, đầu tư bằng nguồn vốn ODA Trung Quốc (Dự án 3+1); dự án hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt đoạn Vinh - Sài Gòn, tuyến đường sắt Thống Nhất (giai đoạn 1) bằng nguồn vốn ODA Trung Quốc (VSG); dự án thứ 3 là đầu tư hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt đoạn Hà Nội – Vinh (HNV - giai đoạn 2) bằng nguồn vốn ODA của Pháp.

Sau khi kiểm tra, Bộ GTVT kết luận cả 3 dự án này đều thực hiện chậm. Trong đó, dự án 3+1 chậm 6 năm, dự án VSG chậm 7 năm và dự án HNV - giai đoạn 2 chậm 4 năm.

Kết luận của Bộ GTVT cũng nêu rõ công tác lập, thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh của các dự án này cao hơn gần gấp 2 lần so với thực tế. Trong đó, tổng mức đầu tư điều chỉnh dự án 3+1 (giai đoạn 1) tăng 1.052 tỉ đồng, tại dự án này chi phí xây dựng tăng 402,3 tỉ đồng và chi phí thiết bị tăng 105,2 tỉ đồng... Ở Dự án VSG (giai đoạn 1) tăng 1.102 tỉ đồng, trong đó chi phí xây dựng tăng 243,2 tỉ đồng và chi phí thiết bị tăng 61,2 tỉ đồng...

Nguyên nhân làm tăng mức đầu tư là do tư vấn tính không đúng suất đầu tư đối với hệ thống liên khóa tín hiệu và chi phí nhân công, tư vấn đã tính định mức cao cho công việc chính, còn công việc phụ chưa liệt kê được bằng 10% trên giá trị công việc chính.

Bên cạnh đó, hệ thống điện khí áp dụng đối với hệ thống điều khiển tín hiệu ga đường sắt tại ba dự án không đồng bộ về công nghệ. Một sai phạm nữa là việc khảo sát, thiết kế hệ thống tổng đài chưa sát thực tế.

Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư cao gấp gần 2 lần đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả dự án, không tận dụng được hết nguồn vốn vay ưu đãi, phải cắt giảm nhiều hạng mục đầu tư, kéo dài thời gian dự án do phải đàm phán ký lại hiệp định vay vốn.

Kết luận do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông ký đã yêu cầu VNR thu hồi kinh phí khảo sát thiết kế, lập tổng mức đầu tư điều chỉnh dự án với tổng số tiền gần 460 triệu đồng, tương ứng với giá trị lập tổng mức đầu tư sai.

Đồng thời, Bộ GTVT nghiêm khắc phê bình lãnh đạo VNR, Ban Chuẩn bị đầu tư, Ban Quản lý Dự án đường sắt (RPMU) và cảnh cáo Công ty Tư vấn đầu tư và xây dựng GTVT (TRICC), trừ điểm trong đánh giá xếp hạng.

Bộ GTVT cũng trừ điểm trong đánh giá xếp hạng và đăng tải các vi phạm trên website của Bộ và trang thông tin điện tử về đấu thầu đối với Công ty Cổ phần hữu hạn Viễn thông Trung Hưng (ZTE - Trung Quốc), Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc (CRSG).

Hôm 19-8, Bộ GTVT đã bàn bạc việc chuyển giao các dự án từ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam về Bộ GTVT. Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, khi bàn giao phải xác định rõ trách nhiệm của cơ quan bàn giao và cơ quan nhận dự án từ thời điểm chuyển giao trở đi.

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam vẫn phải phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ GTVT trong quá trình thực hiện các dự án này. Ông Đông yêu cầu, chậm nhất đến ngày 30-9 mọi công tác bàn giao các dự án từ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam về Bộ GTVT phải hoàn thành.

Động thái này của Bộ GTVT nhằm chấn chỉnh một loạt các sai phạm liên quan đến các dự án đầu tư đường sắt trong thời gian qua. Trong một động thái khác, mới đây Bộ GTVT đã kiến nghị Chính phủ kể từ năm 2015 toàn bộ phần vốn ngân sách xây dựng cơ bản hàng năm thay vì chuyển cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam thì chuyển cho Bộ GTVT, sau đó bộ này sẽ xây dựng và triển khai vốn cho các dự án đường sắt trong kế hoạch bố trí vốn hàng năm.

Trước đó, một loạt các vấn đề tham nhũng tại các dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông, dự án đường sắt trên cao Ngọc Hồi - Yên Viên (giai đoạn 1) cũng được phát hiện.

Lê Anh

Tbktsg





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.

Tín chỉ carbon rừng: Nên bán hay để dành?

Có chuyên gia cho rằng nên bán tín chỉ carbon thay vì dự trữ bởi có thời hạn sử dụng, nhưng cũng có ý kiến đề xuất nên thành lập quỹ để có thể mua sớm những tín chỉ...

Ông lớn bán lẻ 190 năm của Nhật sắp mở trung tâm thương mại ở Hà Nội

Takashimaya, ông lớn bán lẻ có tuổi đời hơn 190 năm của Nhật Bản, lên kế hoạch đầu tư 13 triệu USD để xây dựng một trung tâm thương mại tại Hà Nội vào năm 2026.

Loạt đề xuất mới về kiểm kê khí nhà kính, giảm phát thải

Trong giai đoạn đầu, các cơ sở có mức phát thải lớn thuộc 3 lĩnh vực: nhiệt điện, sản xuất sắt thép, sản xuất xi măng sẽ được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98