Thịt nhập “đè” ngành chăn nuôi

12/08/2014 06:40
12-08-2014 06:40:19+07:00

Thịt nhập “đè” ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi trong nước phải tăng liên kết, gia công theo hướng giảm giá thành sản xuất mới mong tồn tại.

Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cho biết chỉ mới nửa đầu năm 2014, lượng bò Úc nhập về nước ta đã ở mức hơn 72.000 con, nhiều hơn 6.000 con so với lượng bò nhập khẩu cả năm 2013. Các mặt hàng thịt heo, gà và các loại phụ phẩm nội tạng đều đang được nhập về Việt Nam với số lượng lớn hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Thịt ngoại nhập tăng nhanh đột biến

Ông Vang cho biết ngoài bò sống từ Úc, Việt Nam còn nhập khẩu số lượng lớn thịt bò đông lạnh, trong đó thịt trâu, bò không xương là 301 tấn, thịt trâu bò có xương là 14.532 tấn. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay Việt Nam cũng nhập khẩu gần 2.000 con trâu sống từ Úc qua đường chính ngạch để phục vụ cho việc giết mổ, bán thịt trên thị trường nội địa.

Bảy tháng đầu năm 2014, lượng thịt heo nhập khẩu cũng tăng mạnh đạt 1.600 tấn, phần lớn nhập từ Mỹ. Việt Nam cũng nhập hơn 45.000 tấn thịt gà chủ yếu là gà loại thải, đùi, cánh, chân gà và các loại phụ phẩm gan, mề. Dự báo thịt gà nhập khẩu có thể chiếm đến 6%-7% tổng lượng thịt trong nước.

Thịt ngoại nhập tăng nhanh khiến DN chăn nuôi trong nước gặp khó. Ảnh: HTD

Đại diện Lotte Mart cho hay ngoài thịt bò, heo, gà nhập tại siêu thị còn có thịt cừu nhập khẩu. Giá các mặt hàng này tăng 5% so với năm ngoái. Siêu thị đang phải hạn chế tốc độ tăng nhập lượng thịt ngoại để đẩy mạnh hàng nội địa.

Theo ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty Vissan, đáng lẽ lượng bò Úc nhập về còn cao hơn nhiều. Phía Úc ước định năm nay cung cấp cho thị trường Việt Nam 200.000 con nhưng do nửa đầu năm các nước Indonesia, Malaysia, Philippines cũng “ăn” thịt bò Úc nhiều nên nguồn cung giảm. Từ đầu tháng 7 đến nay công ty phải tiết giảm lượng giết mổ để phân ra cho đủ.

Mặc dù các doanh nghiệp (DN) thực phẩm, bán lẻ không tiết lộ con số cụ thể về tình hình tiêu thụ thịt bò Úc nhưng ghi nhận thị trường cho thấy tại khu vực thịt ngoại nhập ở trong các siêu thị lớn, cửa hàng thực phẩm luôn thu hút nhiều người tiêu dùng đến mua sắm. Giá thịt bò Úc cao hơn 5%-7% so với thịt bò Việt Nam nhưng vẫn được người tiêu dùng chọn mua vì thịt mềm, ngọt hơn.

Bên cạnh đó, nhiều nhà hàng, khách sạn, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh cũng tăng lượng thịt bò, gà ngoại nhập. Đại diện chuỗi nhà hàng Coca Suki cho hay so với cùng kỳ năm ngoái lượng bò Úc nhà hàng nhập về tăng gấp đôi, trung bình một tháng là 450 kg. Với chất lượng ngon cùng giá thành không cao bao nhiêu nên phần lớn thực khách vẫn lựa chọn.

Nên liên kết, gia công cho DN lớn, DN nước ngoài

Với tốc độ nhập thịt ngoại ngày càng nhiều khiến ngành chăn nuôi trong nước lâm vào khốn đốn, thua lỗ vì rớt giá. Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cho biết chỉ trong vòng hai năm ngành chăn nuôi nước ta đã thua lỗ tới 27.000 tỉ đồng, trong khi lượng thịt ngoại tràn vào nhiều.

Theo ông Vang, chăn nuôi nội sẽ phải chấp nhận một thực tế là trong những năm tới thịt nhập khẩu sẽ ngày càng nhiều. Vì vậy, DN trong nước cần có những giải pháp liên kết hoặc gia công để tồn tại, phát triển cạnh tranh với thịt ngoại. Đa phần trang trại chăn nuôi Việt Nam cứ nghĩ chăn nuôi là làm thuê cho DN ngoại bóc lột. Đấy là cách nghĩ hoàn toàn sai. Ở Mỹ, Canada 100% ngành chăn nuôi họ là gia công theo hệ thống chuỗi liên kết từ sản xuất thức ăn, giống, nuôi, chế biến và phân phối ra thị trường.

“Ở nước ta nhiều trang trại đã thành công nhờ khởi đầu từ nuôi gia công cho DN nước ngoài. Một loạt trang trại ở Sơn Tây (Hà Nội) ban đầu nuôi gia công 80%, họ được DN nước ngoài hỗ trợ con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc và hướng dẫn kỹ thuật. Nhờ vậy các trang trại này thoát rủi ro thua lỗ vì rớt giá, vẫn đảm bảo có lợi nhuận” - ông Vang nói.

Đồng tình với ông Vang, anh Nguyễn Văn Sáng, chủ trại gà ở Thống Nhất - Đồng Nai, cho hay dù hiện nay giá gà, giá trứng có tăng, tính ra có lợi nhuận nhưng mức giá này phải kéo dài đến hết năm 2014 thì mới bù lại được khoản lỗ quá lớn từ cuối năm 2013.

Anh Sáng cho biết: “Trang trại tôi cũng như một số trang trại khác thu được lợi nhuận trong mấy năm qua là nhờ nuôi gia công cho DN lớn. Dù giá thịt có rớt thì trang trại vẫn đảm bảo có lợi nhuận vì DN đã ký hợp đồng gia công mua với mức giá cố định. Nhờ nuôi gia công trang trại nhỏ ít vốn, ít kinh nghiệm sản xuất vẫn có thể phát triển nhờ DN lớn hỗ trợ con giống, kỹ thuật và thức ăn. Sau khi đã có vốn, nắm tốt kỹ thuật, tôi đã bắt đầu tự mình nuôi”.

Quang Huy - Tú Uyên

pháp luật tphcm



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Lý do sầu riêng Việt lên ngôi số 1 tại Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm

Riêng trái sầu riêng tươi, hai tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu đạt 172,227 triệu USD; tăng 198,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Singapore hạn chế nhập khẩu trai nghi nhiễm độc của Malaysia

Phó Cục trưởng DOF Wan Aznan Abdullah đã thông báo xuất hiện loại tảo độc hại khiến trai ở vùng nước Port Dickson bị ô nhiễm, dẫn đến một số trường hợp bị ngộ độc...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98