TIS: Chính phủ chỉ đạo SCIC rót vốn cho Thép Thái Nguyên

28/08/2014 17:13
28-08-2014 17:13:03+07:00

TIS: Chính phủ chỉ đạo SCIC rót vốn cho Thép Thái Nguyên

Sau 7 năm đầu tư, dự án “Cải tạo và mở rộng gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2” vẫn chưa thể đi vào vận hành và Chính phủ đã phải giải cứu cho dự án này.

Đối tác CH Pháp thăm và bàn cơ hội hợp tác với Công ty Thép Thái Nguyên. Ảnh Tisco

Cụ thể, Chính phủ đã chỉ đạo Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) rót vốn dưới hình thức góp cổ phần, đồng thời chỉ đạo các ngân hàng lớn cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp.

Theo văn bản chỉ đạo của Thủ tướng ban hành cách đây vài ngày, Thủ tướng đồng ý tiếp tục triển khai dự án này theo đề xuất của Bộ Công Thương.

Theo đó, Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam cơ cấu lại các khoản nợ, hay nói khác đi là đảo nợ cho Công ty Thép Thái Nguyên. Đồng thời, Chính phủ chỉ đạo SCIC xây dựng phương án tham gia góp vốn ít nhất là 1.000 tỉ đồng vào đây với tư cách là cổ đông nhà nước. Nguồn vốn lấy từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp.

Từ nhiều năm nay, ngoài số vốn hiện có của nhà nước tại một số doanh nghiệp thép là doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trước đây, nhà nước không còn rót vốn vào ngành này. Sự cạnh tranh, phát triển của ngành thép đến từ khối doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) .

Sau 7 năm khởi công đến nay, dự án cải tạo và mở rộng gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 không thể đi vào hoạt động, vì đã bị đội vốn gấp đôi. Từ tổng mức đầu tư phê duyệt ban đầu là 3.843 tỉ đồng đã được điều chỉnh lên đến 8.104 tỉ. Song giá trị đầu tư dang dở đến nay là 4.330 tỉ (Theo báo cáo tài chính bán niên 2014 của CTCP Gang thép Thái Nguyên), và bị tắc lại từ cuối năm 2013 vì các ngân hàng ngừng cho vay. Đây cũng là lần thứ hai trong vòng 7 năm dự án bị ngừng lại vì thiếu vốn.

Tính đến hết 30/6/2014, Thép Thái Nguyên đang nợ ngân hàng và các nguồn khác 7.541 tỉ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu là 1.717 tỉ đồng. Trong số này có xấp xỉ 2.000 tỉ đồng phải trả tại thời điểm 30/6. Do không có vốn, giai đoạn II phải ngừng lại chờ chỉ đạo của Bộ Công Thương và Chính phủ.

Tuy thông qua phương án tiếp tục bơm tiền để doanh nghiệp hoàn thành dự án, song Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương và Tổng công ty Thép Việt Nam (công ty mẹ của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên) cùng các ngân hàng phải rà soát và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu và nội dung về hiệu quả dự án, cũng như đánh giá tính khả thi của phương án vay vốn.

Dự án giai đoạn II của thép Thái Nguyên được phê duyệt từ năm 2005 với công suất mở rộng 500.000 tấn phôi/năm và 500.000 tấn thép cán/năm, được xếp vào dự án nhóm A với các nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ.

Tại thời điểm phê duyệt dự án, ngành thép đang phải nhập khẩu cả phôi thép và thép xây dựng, dẫn đến các dự án đầu tư vào ngành thép gia tăng. Song tại thời điểm hiện nay, khi dự án mở rộng của thép Thái Nguyên bị chậm nhiều năm, thì năng lực sản xuất của ngành thép đã gấp đôi nhu cầu và các nhà máy thường phải chạy chưa đến 50% công suất để tránh tồn kho.

Do vậy, Bộ Công Thương chỉ đạo Thép Thái nguyên chỉ thực hiện đến phân kỳ đầu tư ra gang lỏng và phôi thép rồi từ đó tính toán tiếp có đầu tư tiếp hay không. Với mức điều chỉnh này thì coi như dự án chỉ đi hết một nửa chặng đường đầu tư, trong khi tổng mức đầu tư đã điều chỉnh lên gấp đôi.

Lan Nhi

tbktsg



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ HSC: Mảng IB có thể mang về 200-240 tỷ đồng năm 2024

Chiều ngày 25/04, diễn ra ĐHĐCĐ năm tài chính 2023 của CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC, HOSE: HCM) với mục tiêu lãi trước thuế năm 2024 cao kỷ lục.

ĐHĐCĐ SHB: "Lì xì" tiền mặt cho gần 1.4 ngàn cổ đông tham dự Đại hội

Chiều 25/04, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HOSE: SHB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận, tăng vốn...

ĐHĐCĐ SSI: Thị phần là một mục tiêu quan trọng để phấn đấu nhưng không phải là duy nhất

Chiều ngày 25/04, CTCP Chứng khoán SSI (HOSE :SSI) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 để thảo luận nhiều nội dung về kế hoạch kinh doanh năm mới.

ĐHĐCĐ HBC: Quý 1/2024 đã trúng thầu gần 53 triệu USD dự án ở nước ngoài

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức chiều ngày 25/04, bên cạnh kế hoạch kinh doanh, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) còn tiến hành biểu quyết thay đổi...

ĐHĐCĐ DGW: Lãi ròng 92 tỷ đồng trong quý 1, muốn thực hiện 2-3 thương vụ M&A mỗi năm

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Thế Giới Số (Digiworld, HOSE: DGW) diễn ra vào chiều ngày 25/04, nhằm thông qua nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh...

ĐHĐCĐ Vinamilk: Lãi sau thuế quý 1 tăng trưởng gần 16%

Chiều 25/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Vinamilk diễn ra nhằm thông qua kế hoạch doanh thu kỷ lục hơn 63.1 ngàn tỷ đồng; cổ tức năm 2023 bằng tiền dự định nâng lên...

ĐHĐCĐ Novaland: Đã hoàn thành cơ cấu phần lớn các khoản nợ

Ngày 25/04/2024, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua tình hình hoạt động năm 2023, mục tiêu kinh...

Chủ tịch Đặng Tuấn Tú (SGN): “Sân bay Long Thành sẽ quyết định tương lai của Công ty”

Triển vọng ngành hàng không năm 2024 và vấn đề đấu thầu tại Cảng Hàng không Quốc tế (HKQT) Long Thành là những điểm nóng được bàn luận tại ĐHĐCĐ thường niên 2024...

ĐHĐCĐ SHP: Khả năng M&A nếu đầu tư nhà máy mới, quý 1 lỗ 6 tỷ đồng

Lãnh đạo SHP cho biết Công ty đang tìm cơ hội và nếu có đầu tư thêm thì nhiều khả năng thực hiện thông qua mua bán, sáp nhập bởi đầu tư mới nhà máy thủy điện hiện...

ĐHĐCĐ MSN: WinCommerce đặt mục tiêu đạt 30 triệu hội viên WIN trong 5 năm tới

Sáng 25/04, CTCP Tập đoàn Masan - Masan Group (HOSE: MSN) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 để bàn về kế hoạch kinh doanh và phát hành cổ phiếu tỷ lệ tối đa 10%...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98