"Dịch Ebola đe dọa nghiêm trọng tới các nền kinh tế châu Phi"

02/09/2014 10:31
02-09-2014 10:31:00+07:00

"Dịch Ebola đe dọa nghiêm trọng tới các nền kinh tế châu Phi"

Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) cho biết dịch bệnh Ebola đang trở thành mối đe dọa lớn đối với các nền kinh tế Tây Phi, vì nó làm cạn kiệt dần nguồn ngân sách và có thể khiến tăng trưởng kinh tế của khu vực sụt giảm mạnh do các doanh nghiệp nước ngoài đã lần lượt rời bỏ vùng đất này với nhiều dự án bị bỏ dở.

Trong khi các hãng vận tải đều đang tạm dừng các dịch vụ chở khách đi và đến Tây Phi, giới chức chính phủ một số nước và các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo rằng dịch bệnh Ebola bùng phát tồi tệ có thể xóa sạch những thành tựu kinh tế mà Sierra Leone và Liberia mới đạt được sau các cuộc nội chiến kéo dài.

Hãng hàng không Air France của Pháp đã quyết định đình chỉ các chuyến bay tới Liberia và Sierra Leone, khiến "trung tâm" vùng dịch Ebola này ngày càng bị cách ly với thế giới.

Động thái trên của Air France diễn ra sau khi một loạt các hãng hàng không lớn trên thế giới cũng đưa ra lệnh cấm bay tương tự. Tuy nhiên, Air France xác nhận hãng chưa ngừng các chuyến bay đi và đến Guinea và Nigeria.

Chủ tịch AfDB Donald Kaberuka nói: "Nguồn thu ngân sách giảm, nguồn ngoại tệ cũng sụt giảm, các thị trường tạm đóng cửa, các hãng hàng không hủy bỏ lịch bay, nhiều dự án bị treo và các nhà đầu tư thì rời khỏi khu vực. Đó là điều rất tệ hại."

Mới đây, Liberia đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế nước này trong năm 2014, còn Thứ trưởng Bộ tài nguyên khoáng sản của Sierra Leone Abdul Ignosis Koroma cũng dự báo đất nước có thể không đạt được mục tiêu xuất khẩu 200 triệu USD kim cương trong năm nay, do sự hoành hành của dịch Ebola.

vietnam+



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98