Doanh nghiệp mía đường: Kết quả kinh doanh quý 2 đã hé sáng hơn

10/09/2014 13:29
10-09-2014 13:29:00+07:00

Doanh nghiệp mía đường: Kết quả kinh doanh quý 2 đã hé sáng hơn

Mặc dù còn phải đối mặt nhiều với vấn đề tồn kho, đường lậu, giá bán giảm nhưng nhiều doanh nghiệp mía đường đã có kết quả kinh doanh khả quan hơn trong quý 2/2014.

Tăng quy mô các công ty mía đường

Các doanh nghiệp mía đường niêm yết trên sàn chứng khoán có quy mô vốn tương đối lớn, trong đó CTCP Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh (HOSE: SBT) đứng đầu với vốn điều lệ gần 1,500 tỷ đồng. Chưa kể đơn vị này cũng đang có kế hoạch nhận sáp nhập CTCP Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai (HOSE: SEC) và nếu thành công, vốn điều lệ công ty dự kiến tăng lên hơn 1,800 tỷ đồng (nếu tính theo tỷ lệ hợp nhất 1:1).

Bên cạnh đó, CTCP Đường Biên Hòa (BHS) và CTCP Đường Ninh Hòa (NHS) sau sáp nhập dự kiến cũng có vốn đạt hơn 1,200 tỷ đồng.

Quy mô các doanh nghiệp mía đường niêm yết
Số liệu tại ngày 04/09/2014

Chỉ riêng CTCP Đường Kon Tum (HNX: KTS) và CTCP Mía đường Sơn La (HNX: SLS) có quy mô vốn khá nhỏ ở mức 51 tỷ và 68 tỷ đồng. Tuy nhiên, bù lại SLS có lợi nhuận trên vốn cổ phần (EPS) ở mức cao nhất tới 4,284 đồng. Hay EPS của NHS cũng đạt 2,531 đồng.

Về công suất hoạt động, theo thống kê của Công ty Chứng khoán FPT (FPTS), các nhà máy mía đường Lam Sơn (LSS), An Khê (SEC) và Bourbon Tây Ninh (SBT) có công suất lớn nhất từ 9,800-10,500 (TMN). Trong đó nhà máy Bourbon Tây Ninh (SBT) có tỷ lệ mía/đường cao nhất 11.76.

Tỷ lệ lãi gộp tăng đáng kể

Theo thông tin từ Vinanet, trong tháng 5 giá đường bán buôn RS từ 12,400-13,400 đồng/kg, giá đường RE ở mức 14,200-15,200 đồng/kg, giảm 200-400 đồng/kg so với đầu năm và giảm 1,800 đồng/kg (12%) so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhờ tăng sản lượng bán hàng nên doanh thu và lợi nhuận trong quý 2/2014 của nhiều doanh nghiệp mía đường vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu và lợi nhuận quý 2/2014 của các công ty mía đường niêm yết
ĐVT: tỷ đồng

Trong quý 2/2014, doanh thu của phần lớn các doanh nghiệp mía đường như SBT, BHS, SEC và NHS tăng đáng kể so với đầu năm từ 30-42%. Bên cạnh đó, lợi nhuận mang về của các công ty này cũng bứt phá ấn tượng khi NHS tăng 54% lên 63 tỷ, SEC tăng 87% lên 20 tỷ, BHS lãi 22 tỷ trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 16 tỷ, còn SBT có lãi xấp xỉ cùng kỳ với 38 tỷ đồng.

Đặc biệt, nhờ quản lý tốt chi phí nguyên vật liệu cũng như giá vốn hàng bán giúp tỷ suất lãi gộp của NHS tăng vọt từ 13.6% lên 20.1% và SEC cũng tăng từ 13.8% lên 19.2%. Theo giải trình của NHS, lãi gộp của công ty tăng mạnh nhờ tăng đáng kể doanh thu từ sản phẩm đường, mật, điện so với cùng kỳ năm trước. Riêng BHS và SBT ngoài việc sản xuất đường còn thu mua đường thô và tinh luyện thành đường RE nên biên lãi gộp thấp hơn một số doanh nghiệp khác cùng ngành.

Ở chiều ngược lại, tỷ suất lãi gộp của KTS giảm mạnh từ 10.8% xuống 5.9%, trong khi SLS cũng giảm từ 15.3% xuống 11.9%. Theo giải trình của KTS, trong quý 2/2014, sản lượng đường của công ty giảm 26% xuống 2,750 tấn trong khi giá bán bình quân cũng giảm 11.4% và chỉ ở mức 12,078 đồng/kg. Do đó doanh thu của KTS giảm mạnh và lợi nhuận chỉ vỏn vẹn 25 triệu đồng.

Còn tại SLS, sản lượng đường trong kỳ cũng giảm mạnh 66% và đạt 5,175 tấn. Giá thành sản xuất đường của SLS ở mức 10,584 đồng/kg (giảm 5%) trong khi giá bán bình quân là 12,085 đồng/kg (giảm 10%).

Hàng tồn kho tăng theo chu kỳ mùa vụ

Theo đặc tính riêng của ngành mía đường, hàng tồn kho cuối quý 2 tăng vọt so với đầu năm do vừa kết thúc vụ thu hoạch và ép mía nên trữ lượng thành phẩm lớn tích lũy đẩy ra thị trường vào dịp cao điểm mùa Trung thu và Tết Nguyên đán cuối năm.

Theo Bộ NN&PTNT, kết thúc niên vụ 2013-2014 vào giữa tháng 6, cả nước trồng được 309,400 ha mía (tăng 11,200 ha so với vụ trước), năng suất mía bình quân đạt 64.7 tấn/ha (tăng 0.8 tấn/ha). Sản lượng mía đạt 20 triệu tấn tương ứng sản lượng đường 1.6 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay với chữ đường bình quân của mía đạt 10.3-10.5 CCS, cao hơn vụ trước 0.5-0.7 CCS.

Lượng hàng tồn kho của các DN mía đường niêm yết tính đến cuối quý 2/2014
ĐVT: tỷ đồng

Trong đó, tồn kho của NHS cao gấp 3.8 lần so với đầu năm và ở mức 356 tỷ đồng. Tại SBT và BHS, hàng tồn kho cũng cao gấp 2.6 lần 2.3 lần đầu năm, lần lượt đạt mức 613 tỷ và 784 tỷ đồng.

Vòng quay hàng tồn kho của các DN mía đường niêm yết
ĐVT: tỷ đồng, lần

Bên cạnh đó, vòng quay hàng tồn kho (số lần hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ) của nhiều doanh nghiệp mía đường đã tăng so với cùng kỳ năm trước cũng là tín hiệu tốt giúp giảm số ngày trong kỳ chuyển đổi hàng tồn kho của các công ty này.

So với các doanh nghiệp trong ngành, vòng quay hàng tồn kho của NHS, SEC và SLS khá cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên, vòng quay hàng tồn kho của SLS lại giảm mạnh từ 7.58 lần xuống 3.85 lần. Trong khi đó, vòng quay hàng tồn kho của NHS tăng từ 2.55 lần lên 3.3 lần, giúp kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (khoảng thời gian cần thiết để công ty có thể thanh lý được hết số lượng hàng tồn kho) của công ty giảm đáng kể từ 143 ngày xuống 111 ngày.

Kỳ chuyển đổi hàng tồn kho của BHS giảm mạnh từ 315 ngày xuống còn 190 ngày và SBT cũng giảm từ 266 ngày xuống 172 ngày. Còn SEC có kỳ chuyển đổi hàng tồn kho khá thấp và chỉ ở mức 108 ngày.

Theo Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT), dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2014, nguồn cung đường khoảng 926,000 tấn trong khi nhu cầu tiêu thụ chỉ khoảng 675,000 tấn nên lượng đường dư thừa sẽ ở mức 251,000 tấn.

Minh Hằng







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (5)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ 2024 Tracodi: Đặt kế hoạch doanh thu 1,920 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 230.5 tỷ

Ngày 17/4, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi, HOSE: TCD) - một thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital (HOSE: BCG) – đã tổ chức thành...

FPT Retail lên kế hoạch chào bán riêng lẻ cổ phần chuỗi dược phẩm Long Châu

Chiều ngày 17/4/2024, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HOSE: FRT) đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 tại Tp. Hồ Chí Minh.

Capitaland Tower lỗ gần 2,700 tỷ đồng năm 2023, âm vốn chủ

Năm 2023, Capitaland Tower tiếp tục báo lỗ sau thuế gần 2,700 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu âm gần 762 tỷ đồng, phát sinh khoản nợ trái phiếu hơn 12,200 tỷ đồng.

Chủ tịch HĐQT Chứng khoán DNSE: Tỷ lệ khách hàng rời bỏ dịch vụ phái sinh của DNSE gần như bằng 0

Trả lời cổ đông tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 diễn ra vào 16/4, Ban lãnh đạo DNSE cho biết dự tính lợi nhuận Quý I, kế hoạch sử dụng vốn sau IPO, giải...

Huy động nhiệt điện tăng, PPC lãi gấp 4 lần cùng kỳ

Theo BCTC quý 1/2024, CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HOSE: PPC) có một kỳ kinh doanh tăng trưởng lớn về cả doanh thu lẫn lợi nhuận.

ĐHĐCĐ FPT Retail: Muốn thành công ty healthcare, đóng tiếp cửa hàng không hiệu quả

Đó là chia sẻ của Chủ tịch HĐQT CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, HOSE: FRT) tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 được tổ chức chiều ngày 17/04.

Chứng khoán Yuanta báo lãi quý 1 gần gấp đôi, dư nợ cho vay tăng 27%

Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 thể hiện kết quả khả quan với lãi sau thuế tăng 92%, đạt 37 tỷ đồng.

Một công ty thép thực hiện 50% kế hoạch lãi năm 2024 sau 1 quý

Sau khoảng thời gian lỗ kéo dài, CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco, UPCoM: TIS) đã trở lại mạch báo lãi quen thuộc trong 2 quý gần nhất.

PGBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 58%, tăng vốn lên 5,000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, UPCoM: PGB) vừa công bố tài liệu chuẩn bị cho ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào ngày 20/04 tới.

D2D báo lãi quý 1 giảm 84%, nhưng dự kiến lãi gần 800 tỷ từ khu dân cư Lộc An giai đoạn 2

Ngay quý đầu năm 2024, CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (HOSE: D2D) đã ghi nhận lãi sau thuế giảm 84% so với cùng kỳ. Cùng với đó, lượng tiền mặt giảm gần...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98