Đừng vội thỏa mãn!

16/09/2014 16:16
16-09-2014 16:16:56+07:00

Đừng vội thỏa mãn!

Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới, vị trí xếp hàng chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã tăng lên 2 bậc. Cụ thể, từ vị trí 70/148 (năm 2013) và 75/144 (năm 2012) lên vị trí 68/144. Đây là năm thứ 2 liên tiếp trong xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu Việt Nam được cải thiện.

"Điểm cộng” của Việt Nam trong việc xếp hạng dựa vào kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường lao động dồi dào. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ lưỡng thì vấn đề chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Bởi vì theo Diễn đàn Kinh tế thế giới, trong Asean Việt Nam được xếp vào nhóm kém phát triển nhất của khu vực khi đứng cùng với Campuchia, Lào, Myanmar trong khi các nước láng giềng khách đều ở thứ hạng cao. Theo đó, Thái Lan tăng 6 hạng xếp thứ 31, Indonesia tăng 4 hạng xếp thứ 34, Philippines tăng 7 hạng ở vị trí 52. Riêng Sigapore và Malaysia thì ở nấc thang phát triển cao hơn hẳn.

Nguyên nhân của việc thứ hạng thấp của Việt Nam được quy về việc một nền kinh tế chỉ dựa vào hoạt động năng suất thấp và lao động giá rẻ cho nên giá trị gia tăng cho sản phẩm không đạt yêu cầu; thị trường tài chính và công nghệ yếu kém… Thực tế cho thấy, suốt mấy năm liền ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên nền kinh tế trong nước cũng lâm vào khó khăn. 9 tháng đầu năm, thể trạng của kinh tế có vẻ phục hồi và ổn định hơn song dấu hiệu mệt mỏi sau thời gian dài mất sức của DN vẫn chưa thật sự hồi sinh. Mong muốn tạo môi trường kinh doanh có sức hút lớn nhằm đuổi kịp các nước trong khu vực, vì vậy Nghị Quyết 19 đặt ra mong muốn đưa Việt Nam vươn lên phát triển ở mức trung bình trong Asean - 6. Hơn thế, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh hợp tác và hội nhập sâu hơn thị trường thế giới với những hiệp định song phương, đa phương như: Asean, Việt Nam - EU, TPP. Chính vì lẽ đó, đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi và cải cách. Song mọi sự cải cách về thuế, hải quan, đất đai… chỉ là vạn sự cho một cuộc khởi đầu. Vấn đề cốt lõi ở đây, năng suất lao động, hiệu quả trong sản xuất, đặc biệt là tính minh bạch của nền kinh tế vẫn chưa được thay đổi mạnh mẽ. Bởi vì, tính minh bạch đang thể hiện sự yếu kém trong việc chống tham nhũng.

Rõ ràng, bảng xếp hạng môi trường kinh doanh không thể hiện hết các khía cạnh của môi trường đầu tư. Thứ hạng môi trường kinh doanh cao không có nghĩa là nước đó có được môi trường pháp lý và thể chế tốt tạo điều kiện thuận lợi cho DN. Chạy đua theo các nước để giành thứ hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh không kém phần quan trọng, nhưng việc mấu chốt cần làm ngay chính là nên nhìn thẳng vào những yếu kém trong môi trường đầu tư và kinh doanh để có sự cải tiến thật sự. Song song đó, doanh nghiệp cũng cần phải có kế hoạch kinh doanh trung và dài hạn. Đồng thời, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp gắn với thương hiệu uy tín, chất lượng.

Thanh Giang

đại đoàn kết



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98