Lương 5,4 triệu, ngàn nhân viên Bảo hiểm xã hội bỏ việc?

13/09/2014 13:47
13-09-2014 13:47:00+07:00

Lương 5,4 triệu, ngàn nhân viên Bảo hiểm xã hội bỏ việc?

Lương của Bảo hiểm xã hội gấp 1,8 lần so với chế độ tiền lương cán bộ công chức nhưng nhiều người vẫn bỏ việc vì chế thu nhập thấp. Điều này thật khó hiểu?.

Lương đặc thù, cao gần gấp đôi

Nhân góp ý về Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội đã phản đối mạnh mẽ mức lương hiện nay của ngành này, cho rằng là quá cao, không xứng đáng.

Theo Quyết định của Thủ tướng ngày 7/9/2012, cơ chế thí điểm tiền lương cho cán bộ viên chức ngành bảo hiểm xã hội đã được phê duyệt, triển khai đến năm 2015. Theo đó, cán bộ nhân viên ngành này được hưởng mức chi tiền lương gấp 1,8 lần so với chế độ tiền lương cán bộ công chức, viên chức hiện nay. Nguồn chi lấy từ lợi nhuận đầu tư của Quỹ bảo hiểm xã hội.

Mỗi nhân viên bảo hểm phục vụ 3.380 người.

Theo nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, cần phải khống chế ngay việc chi tiền lương của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, vì cơ quan này làm việc chưa hiệu quả. Chẳng hạn như số nợ bảo hiểm xã hội vẫn đang tăng lên, hoạt động đầu tư của Quỹ bảo hiểm xã hộị chỉ đạt lợi nhuận thấp, thậm chí, nếu so với lạm phát thì coi như thâm vào vốn, theo lời đại biểu Nguyễn Trung Thu.

Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội đánh giá rằng, bảo hiểm xã hội không phải mất nhiều công sức đầu tư, hoạt động không có gì đặc thù nên mức lương gấp 1,8 lần so với lương công chức là phi lý. Thậm chí, đại biểu Đặng Thị Kim Chi còn chỉ trích cơ quan này đang làm chơi, ăn thật.

Việc nhiều, lương thấp?

Trao đổi hôm hôm 12/9, ông Đỗ Văn Sinh, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam nói rằng, mức lương hiện nay trong ngành không cao như nhiều người tưởng.

"Kể cả khi đã được tăng gấp 1,8 lần lương công chức thì bình quân thu nhập của cán bộ chúng tôi cũng chỉ khoảng 5,4 triệu đồng/tháng thôi", ông cho hay.

Ông Sinh cho biết, hiện nay với 63 triệu người tham gia bảo hiểm thì mỗi 1 cán bộ ngành này phải phục vụ 3.380 người, đảm bảo doanh số mỗi năm thu chi là 20,551 tỷ. Con số này gấp đôi ở ngành thuế.

"Một cán bộ thuế chỉ phải tập trung lo phần thu đúng, thu đủ, nhưng một cán bộ nhân viên bảo hiểm xã hội, sẽ phải lo cả phần chi trả bảo hiểm, với việc trả lương hưu ở nhiều địa phương thì còn phải đến tận nơi, vì đối tượng là người già", một chuyên viên của cơ quan này phân tích.

Khối lượng công việc ngày càng gia tăng, kể từ khi 2 Luật Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế đi vào cuộc sống. Nếu giữ mức lương thấp như trước kia thì sẽ không khuyến khích được các cán bộ viên chức trong ngành đảm bảo nhiệm vụ thu, chi. Nhất là khi ngành này đang chịu sức ép phải với số nợ lên tới 11.500 tỷ đồng nợ bảo hiểm xã hội, trong khi, không có thẩm quyền thanh tra, không có công cụ pháp lý để đòi nợ hiệu quả.

Ông Sinh cho biết, trước khi Thủ tướng chấp thuận cơ chế thí điểm này thì việc xin tăng lương như trên đều đã nhận được sự đồng thuận của cả Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Tài chính và các Uỷ ban chuyên trách của Quốc hội.

Theo báo cáo trước đó của hai Bộ trên, mức tăng chi tiền lương trên ở mức trung bình so với chế độ tiền lương, thu nhập ở các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay.

Tại thời điểm năm 2011, cơ chế tiền lương cho cán bộ ngành bảo hiểm xã hội được cho là lạc hậu so với yêu cầu thực tế. Ví dụ như từ năm 2008, cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải bổ sung thêm nhiệm vụ thu, chi, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, yêu cầu giám định chi phí khám chữa bệnh tại tất cả các cơ sở khám bệnh từ cấp trạm y tế, xã, phường. Tại các thành phố lớn, tỉnh đông đối tượng thì các cán bộ ngành này thường xuyên phải làm đêm, thêm giờ, áp lực công việc lớn.

Trong khi đó, bình quân tiền lương ngành này thấp, ít có cơ hội được tăng thu nhập. Ví dụ, năm 2010, tiền lương bình quân của cán bộ ngành bảo hiểm xã hội là 2,2 triệu đồng/tháng, thu nhập bình quân là 3,9 triệu đồng/tháng. Năm 2011, tiền lương tăng lên là 2,7 triệu đồng/tháng và thu nhập là 4,8 triệu đồng/tháng.

Cán bộ ngành này được tăng thu nhập từ nguồn tiết kiệm chi phí quản lý, nhưng nguồn kinh phí giao cho Bảo hiểm xã hội rất hạn hẹp. Tính trung bình, nếu phấn đấu tiết kiệm hàng năm thì bình quân thu nhập cán bộ ngành này cũng chỉ được tăng 0,7 lần, cá biệt đối đa tăng 0,8 lần quỹ lương nhưng cũng không ổn định.

Vì lương thấp nên trong khoảng giai đoạn 2007 đến 2011, đã có 1.353 người xin ra khỏi ngành

Phạm Huyền

VEF



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lo rủi ro nếu để doanh nghiệp quản lý quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung

Bộ Tài chính đề xuất chuyển bảo hiểm hưu trí bổ sung tự nguyện từ các doanh nghiệp tư nhân sang BHXH Việt Nam quản lý để giảm thiểu rủi ro cho người tham gia.

Đề xuất mở rộng đối tượng tham gia, tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ LĐ-TB&XH đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp và tăng mức đóng tối đa 1%.

Bắt nhóm đối tượng làm giả hồ sơ, chiếm đoạt tiền tỷ của nhiều công ty bảo hiểm

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Ninh Bình đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 4 đối tượng về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ...

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Hợp đồng bảo hiểm đã được quy định ngắn gọn và chặt chẽ hơn

Trong phần chất vấn Bộ trưởng Tài chính, đã có rất nhiều câu hỏi dành cho Bộ trưởng Phớc về vấn đề mua và bán bảo hiểm. Đặc biệt là vấn đề quy định về hợp đồng bảo...

Thanh tra bán bảo hiểm qua ngân hàng đối với 2 công ty bảo hiểm lớn

Năm 2024, Bộ Tài chính sẽ thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm; trong đó có thanh tra việc triển khai bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài...

Bảo hiểm xe cơ giới có tỷ lệ bồi thường cao nhất năm 2023

Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, tỷ lệ bồi thường của bảo hiểm xe cơ giới là cao nhất.

‘Doanh nghiệp bảo hiểm tự minh bạch, khách hàng ắt sẽ tin’

Ông Ngô Trung Dũng - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam kỳ vọng năm 2024, thị trường bảo hiểm sẽ có nhiều biến chuyển tích cực.

Đề xuất giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu còn 10 năm được hưởng lương hưu

Cử tri đề xuất giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu xuống 10 năm được hưởng lương hưu. Các chuyên gia cho rằng, thời gian đóng BHXH ngắn có lương hưu vẫn hơn những...

Trên 93% dân số Việt Nam được bảo vệ sức khỏe từ nguồn Bảo hiểm Y tế

Năm 2022 chỉ có hơn 150 triệu lượt khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế thì đến năm 2023, con số này đã tăng lên tới gần 175 triệu lượt, tăng trên 23,4 triệu lượt so với...

Bảo hiểm Xuân Thành đổi tên thành Bảo hiểm LPBank

Từ ngày 01/02/2024, Tổng CTCP Bảo hiểm Xuân Thành chính thức đổi tên thành Tổng CTCP Bảo hiểm LPBank. Nhận diện thương hiệu và địa chỉ trụ sở chính cũng sẽ được...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98