Mất hàng chục tấn ngô giống chỉ vì kiểm dịch thực vật?

19/09/2014 10:31
19-09-2014 10:31:28+07:00

Mất hàng chục tấn ngô giống chỉ vì kiểm dịch thực vật?

Hàng chục tấn ngô giống của 1 DN nhập khẩu (NK) từ Ấn Độ có tỉ lệ nẩy mầm từ 90% trở lên theo chứng nhận của cơ quan chức năng nước sở tại, nhưng khi hàng về đến Việt Nam và sau quá trình khử trùng để kiểm dịch thực vật của cơ quan Bảo vệ thực vật lô hàng chỉ còn có tỉ lệ hạt nẩy mầm trên 30%, không đủ điều kiện để NK. DN bị mất trắng hàng chục tấn ngô giống trị giá hàng trăm nghìn USD, cộng thêm nhiều hệ lụy.

“Tiệt đường nẩy nở”

Đại diện DN (DN không muốn đề cập danh tính) cho biết, đầu năm 2014, DN làm thủ tục NK một lô hàng 60 tấn ngô giống từ Ấn Độ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực I. Theo kết quả kiểm tra của cơ quan quản lí chuyên ngành tại Ấn Độ lô hàng này có tỉ lệ nẩy mầm từ 90% đến 93%. Sau khi lô hàng về đến cảng Hải Phòng, Chi cục Bảo vệ thực vật Vùng I (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xử lí kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông trùng với thuốc Mathyl Bromide (CH3Br) với liều lượng cao 100 g/m3 trong 72 giờ.

Sau khi hoàn thành công tác kiểm dịch theo phương pháp trên, DN gửi mẫu đi kiểm nghiệm tại Trung tâm khảo nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia. Theo kết quả kiểm định của Trung tâm, tỉ hạt nẩy mầm thành cây bình thường chỉ đạt 31 cây, trong khi đó có tới 65 hạt chết và 4 hạt thành cây mầm không bình thường. Tỉ lệ nẩy mầm này không đạt tiêu chuẩn theo quy chuẩn kĩ thuật QCVN01-53:2011/BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Và nghiễm nhiên lô hàng của DN không được phép NK.

Theo đại diện DN, dù chưa có kết luận về nguyên nhân khiến tỉ lệ nẩy mầm của lô hàng giảm nghiêm trọng so với chứng nhận của nước XK, nhưng theo ý kiến của nhiều chuyên gia việc sử dụng thuốc CH3Br chính là tác nhân gây ra “thảm họa” cho DN. Cụ thể, theo đại diện Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) lô hàng có tỉ lệ nẩy mầm thấp có thể do việc xử lí xông trùng bằng thuốc CH3Br với liều lượng cao 100 g/m3 trong 72 giờ đã làm ảnh hưởng đến tỉ lệ nẩy mầm của hạt giống.

Ngay chính ông Hoàng Trung - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cũng thừa nhận, có DN cũng đã phản ánh với Cục về việc này (khử trùng bằng Methyl Bromide khiến giống bị hỏng, không thể nẩy mầm). Cái này đúng là bất khả kháng, bởi nhiều lô giống NK từ Ấn Độ thường xuyên phát hiện có mọt TG (theo Cục Bảo vệ thực vật đây là một đối tượng dịch hại rất nguy hiểm, kể cả ngô, bông, lúa giống, hạt cải... đều nhiễm rất nặng) và các mọt khác rất nguy hiểm, chỉ có xử lí bằng Methyl Bromide mới hoàn toàn có hiệu quả. Đúng là điều này gây khó khăn cho DN.

Và cũng chính vì mực độ nguy hại khi sử dụng thuốc CH3Br để xông trùng đối với hạt giống nên hiện nay Cục Bảo vệ thực vật đang tạm thời ngừng cấp giấy phép kiểm dịch thực vật đối với giống cây trồng NK từ Ấn Độ.

Doanh nghiệp lãnh đủ

Vấn đề đặt ra là lô hàng nêu trên được NK về trước thời điểm Cục Bảo vệ thực vật tạm ngừng cấp giấy phép kiểm dịch thực vật. Và nếu như đã biết được mức độ nguy hại như thế khi sử dụng thuốc CH3Br đối với hạt giống, tại sao khi cấp giấy phép kiểm dịch thực vật Cục lại không có cảnh báo trước cho DN?

Không chỉ mất trắng hàng chục tấn ngô giống trị giá hàng trăm nghìn USD mà DN này còn gặp nhiều hệ lụy như bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, đặc biệt là vấn đề khắc phục hậu quả, dù đây là hành vi mà DN không cố tình hay nói đúng hơn là bị rơi vào thế phải vi phạm. Theo Cục Hải quan Hải Phòng (đơn vị ban hành quyết định xử lí vi phạm) đây là lần đầu tiên DN bị vi phạm trong quá trình làm thủ tục tại đơn vị.

Đại diện DN cho biết, dù tình huống này DN không cố tình những khi có quyết định của cơ quan Hải quan, DN đã chấp hành ngay việc nộp tiền phạt. Nhưng khó khăn cho DN chính là thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Bởi việc tái xuất là không thể thực hiện vì đối tác sẽ nhận lại lô hàng không đạt chất lượng như khi họ xuất đi và cơ quan quản lí của Ấn Độ cũng sẽ không cho NK lô hàng không đạt chất lượng như vậy. Việc tiêu hủy cũng gây thêm nhiều tốn kém, thiệt hại cho DN vì không chỉ đã bị mất hàng trăm nghìn USD tiền mua hạt giống, nay DN còn phải mất thêm chi phí để tiêu hủy.

Để hạn chế thiệt hại về tài chính, DN đang đề xuất cơ quan chức năng cho phép được tiêu hủy lô hàng để làm phân bón. Theo Cục Trồng trọt, cơ quan Hải quan có thể xem xét, cho phép DN thực hiện phương án này để giảm bớt thiệt hại thêm cho DN vì thực chất lô hàng có tỉ lệ nẩy mầm thấp nên bên xuất khẩu sẽ không nhập lại, hơn nữa thuốc CH3Br là thuốc được phép sử dụng và không gây thiệt hại cho con người, môi trường.

Thái Bình

hải quan





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tận dụng hơn nữa các ưu đãi từ CPTPP để gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào Canada

Ước tính khoảng 4 tỷ USD hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Canada không khai thác được lợi ích từ CPTPP, nghĩa là hàng hóa Việt Nam đang bị đắt hơn so với các đối...

Tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ có thể bị đặt cọc thuế chống trợ cấp sơ bộ

Đối với tôm, Hoa Kỳ yêu cầu đặt cọc thuế chống trợ cấp sơ bộ sẽ là 2,84% đối với Stapimex, 196,41% đối với Thông Thuận và 2,84% đối với tất cả các nhà cung cấp Việt...

3 loại hạt bình dân được doanh nghiệp Việt chi 1,22 tỷ USD gom mua

Trong vòng 75 ngày, các doanh nghiệp của Việt Nam đã chi hơn 1,22 tỷ USD để gom mua ba loại hạt bình dân. Theo đó, hơn 4 triệu tấn hàng ồ ạt về nước ta.

Mỹ tăng nhẹ thuế CBPG cá tra Việt Nam

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn nguồn từ Undercurrent News cho biết, Mỹ đã nâng nhẹ mức thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với các doanh...

Găm lúa gạo để đẩy giá: Coi chừng mất thị trường

Các chuyên gia cảnh báo tình trạng thu gom lúa nhưng găm trữ hàng không bán ra, đợi giá tăng cao như năm 2023 để kiếm lợi lớn.

Vì sao 30 lô sầu riêng xuất khẩu bị Trung Quốc cảnh báo?

Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu các doanh nghiệp bị cảnh báo báo cáo kết quả thực hiện truy xuất và các biện pháp khắc phục trước ngày 1-4.

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ tăng mạnh

Xuất khẩu tôm Việt Nam 2 tháng đầu năm nay đạt 415 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Mỹ ghi nhận tăng trưởng lần...

Kiếm tiền triệu từ trái cây giải nhiệt mùa nóng

Nắng nóng, oi bức kéo dài trong những ngày qua đã làm nhu cầu sử dụng trái cây và một số nông sản giải nhiệt tại TP HCM tăng cao. Nhiều loại trái cây trong nước giá...

Cách nào giữ vị thế tôm Việt Nam trị giá 4 tỷ USD?

Hiện, xuất khẩu tôm mang về tổng giá trị khoảng 4 tỷ USD mỗi năm, dù gặp khó khăn nhất thời từ các thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam. Để tiếp tục giữ vị thế này...

375 triệu USD xây dựng sản xuất gạo carbon thấp tại ĐBSCL

Ngày 19/03, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị với các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL về ý tưởng đề xuất Dự án hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa carbon thấp. Dự kiến tổng vốn đầu...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98