Sếp tổng làm thuê, cảnh giác ông chủ lắm tiền

15/09/2014 06:41
15-09-2014 06:41:20+07:00

Sếp tổng làm thuê, cảnh giác ông chủ lắm tiền

Không ít các cuộc chia tay của sếp tổng làm thuê với ông chủ gắn liền với các vụ cãi cọ, kiện tụng rùm beng, tai tiếng.

* 6 tháng đầu năm: 50 doanh nghiệp đổi CEO

Cơm không lành canh không ngọt

Cuối tháng 8/201, một công ty chuyên về đầu tư và kinh doanh tài sản có vốn 500 tỷ đồng và trụ sở tại Hà Nội đã bất ngờ họp đại hội cổ đông bất thường với nội dung chính là giới giới thiệu nhân sự tham gia chức danh chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc.

Cuộc họp cả buổi nhưng không có một phút bàn về các nội dung chính. Tất cả thời gian của đại hội chỉ là cuộc tranh cãi nảy lửa giữa một bên là nhóm đại diện cổ đông lớn sở hữu trên 40% cổ phần và một bên là một số đại diện ban lãnh đạo điều hành DN về tư cách của một số cổ đông tham gia đại hội. Các cổ đông khác ngồi nghe.

Cuối cùng, đại hội buộc phải kết thúc vào lúc 12h20 cho dù không thống nhất được cả việc kết thúc như vậy có được coi là hoãn hay không và bao giờ thì họp lại. Tất nhiên, những người tham dự cuộc họp ai cũng hiểu rằng, đây là "cuộc chiến" giữa một bên là ban lãnh đạo làm thuê và một bộ phận các ông chủ khi mà "cơm đã không lành và canh không ngọt" trong một thời gian dài. Vụ việc có lẽ còn rất nhiều khuất tất liên quan tới hậu quả của một thời kỳ mà lĩnh vực đầu tư và kinh doanh tài chính bùng nổ dẫn tới không ít những trường hợp thua lỗ, thất thoát lớn.

Trước đó, giới đầu tư cũng đã chứng kiến nhiều bữa cơm không ngọt lành giữa các sếp tổng làm thuê với các ông chủ.

Không ít các cuộc chia tay của sếp tổng làm thuê với ông chủ gắn liền với các vụ cãi cọ, kiện tụng rùm beng, tai tiếng.

Tháng 10/2013, cựu CEO 18 ngày tại Tập đoàn Hoa Sen (HSG) Phạm Văn Trung bị các ông chủ ở Thép Nam Kim miễn nhiệm sau gần hai năm nắm quyền điều hành doanh nghiệp này. Trước đó, ông Trung đã xin từ chức ở HSG và một thời gian dài sau đó là lời qua tiếng lại với Hoa Sen.

Vụ thay CEO Trương Đình Anh tại Tập đoàn FPT cũng khiến giới đầu tư quan tâm đặc biệt bởi sự nổi tiếng của chủ tịch Trương Gia Bình cũng như "con người tuổi trẻ tài cao" Trương Đình Anh. Sau khi rời FPT, ông Đình Anh sau đó cũng đã rút lui hoàn toàn khỏi FPT Telecom và FPT Online và chuyển hướng sang một lĩnh vực hoàn toàn khác. Lý do được đưa ra khá đơn giản, là vì những khác biệt trong hoạch định chiến lược và phương thức điều hành giữa ông và HĐQT.

Tìm sếp làm thuê không khó?

Một điểm dễ nhận thấy trong các cuộc chia ly của các sếp tổng làm thuê xuất phát từ sự không hài lòng của các ông chủ. Lẽ đương nhiên là khi cơm không lành canh không ngọt nữa thì hợp tác với nhau rất khó khăn.

Bên cạnh đó, sự xung đột giữa các nhóm cổ đông cũng là một trong các nguyên nhân dẫn tới những cuộc chiến dai dẳng giữa sếp tổng làm thuê với các ông chủ.

Việc tìm kiếm một sếp tổng điều hành thấu hiểu và hành động giống như mong muốn của một ông chủ đã khó chưa nói đến đáp ứng được yêu cầu của nhiều nhóm cổ đông.

Trước đó, giới đầu tư chứng khoán cũng đã biết đến vụ việc rối ren về nhân sự cấp cao hồi năm 2011-2012 tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà - Sudico (SJS).

Theo đó, cuối 2011, chủ tịch Sudico đề nghị bãi nhiệm TGĐ với lý do không đạt kế hoạch sản xuất kinh doanh nhưng người bị miễn nhiệm cho rằng kinh doanh không phải lý do mà chủ yếu do bất đồng trong kinh doanh. Trước đó, tranh chấp về giữ con dấu cũng đã xảy ra tại doanh nghiệp này trong một thời gian dài.

Các bên sau đó đều khẳng định không có mâu thuẫn cá nhân. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đều biết những mẫu thuẫn nội bộ đã khiến doanh nghiệp này gần như không làm ăn gì trong cả năm 2012. Cổ phiếu từng gây bão trên TTCK với giá từng lên tới 700.000 đồng/cổ phiếu này đã có lúc rớt thê thảm, hoạt động èo uột, bị tạm ngừng giao dịch thì lỗ.

Trên thực tế, phần lớn các cuộc chiến giữa sếp tổng làm thuê với các ông chủ có liên quan tới việc cạnh tranh quyền lực giữa các nhóm lợi ích ở trong doanh nghiệp. Đó chính là cuộc chiến giữa các nhóm cổ đông với nhau.

Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp là sự hợp tác không thuận giữa lãnh đạo điều hành và ông chủ doanh nghiệp. Một số sếp tổng làm thuê không đáp ứng được kỳ vọng của ông chủ về kết quả kinh doanh cũng như cách thức điều hành doanh nghiệp.

Những cuộc chia tay đi liền với sự cãi cọ, kiện tụng, tai tiếng, bôi xấu, bôi nhọ lẫn nhau là điều hầu hết các cổ đông lớn nhỏ không mong muốn bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc tìm kiếm một sếp tổng điều hành thấu hiểu và hành động giống như mong muốn của một ông chủ đã khó chưa nói đến đáp ứng được yêu cầu của nhiều nhóm cổ đông. Nhiều sếp tổng làm thuê, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính, hiểu rất rõ điều này và luôn sẵn sàng chấp nhận các quyết định miễn nhiệm. Họ hiểu rằng, lương bổng càng cao thì yêu cầu của các ông chủ càng lớn, có khi phải làm những việc không mong muốn, nhảy vào những ngọn lửa chết người. Thân phận sếp làm thuê nổi tiếng long đong là điều dễ hiểu.

Mạnh Hà

Vietnamnet





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

Theo HĐXX, bị cáo Trần Quí Thanh chiếm đoạt số tiền lớn, nhưng có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho xã hội, khắc phục một phần thiệt hại...nên...

Ông Trần Quí Thanh bị đề nghị từ 9-10 năm tù

Xét thấy bị cáo Trần Quí Thanh có nhiều đóng góp như tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, trong công tác phòng chống dịch Covid-19...nên VKS đề nghị tuyên phạt...

Ông Trần Quí Thanh nói 'xử theo pháp luật' trước yêu cầu bồi thường 531 tỷ đồng

Trước yêu cầu của bà Đặng Thị Kim Oanh về việc buộc trả toàn bộ cổ phần của Công ty Minh Thành, 2 dự án tại huyện Nhơn Trạch, Long Thành; bồi thường thiệt hại 531...

Cổ phiếu sắp hủy niêm yết, Chủ tịch QBS xin từ nhiệm

Sau gần thập niên giao dịch trên HOSE, CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình (HOSE: QBS) sắp phải hủy niêm yết bắt buộc. Chủ tịch HĐQT Vũ Thị Dương mới đây gửi đơn xin từ...

Ái nữ ông Trần Quí Thanh bất ngờ nhận sai trước tòa

Trả lời Hội đồng xét xử (HĐXX), bị cáo Trần Ngọc Bích (một trong 2 người con của ông Trần Quí Thanh) đã nhận sai, dù trong giai đoạn điều tra cho tới trước khi hầu...

Chủ tịch Victory Capital “nối gót” loạt Thành viên HĐQT xin từ nhiệm

Ông Nguyễn Tấn Thụ là người mới nhất nộp đơn từ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT cũng như Thành viên HĐQT Victory Capital kể từ ngày 22/04/2024 vì lý do cá nhân.

Cha con bị cáo Trần Quí Thanh khai về việc cho vay lãi

Tại tòa, bị cáo Trần Quí Thanh thừa nhận có việc cho các bị hại vay tiền. Tuy nhiên, bị cáo cho rằng đã nhận thức không đúng về việc cho vay vào thời điểm xác lập...

Khởi tố Tổng Giám đốc DRG Bùi Quang Ninh

Thông tin từ CTCP Cao su Đắk Lắk (Dakruco, UPCoM: DRG), Doanh nghiệp nhận được thông tin về việc Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Đắk Lắk tiến hành...

Vincom Retail đổi Tổng Giám đốc 

CTCP Vincom Retail (HOSE: VRE) vừa có thông báo miễn nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc đối với bà Trần Mai Hoa và bổ nhiệm lại bà Phạm Thị Thu Hiền kể từ ngày 22/04/2024.

Ông Trần Quí Thanh cùng 2 con gái hầu tòa

Bị cáo buộc chiếm đoạt của các cá nhân và doanh nghiệp hơn 1.040 tỷ đồng, ông Trần Quí Thanh và con gái đã phải ra hầu tòa.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98