Sự quan liêu hay nhóm lợi ích phía sau một lệnh cấm?

01/09/2014 15:43
01-09-2014 15:43:22+07:00

Sự quan liêu hay nhóm lợi ích phía sau một lệnh cấm?

Lệnh cấm nhập khẩu thịt bò Pháp có từ cách đây hơn thập kỷ và đến nay vẫn chưa được dỡ bỏ. Lệnh này được duy trì lâu như vậy là để phục vụ cho lợi ích nhóm, hay chỉ đơn thuần là sự quan liêu?

 

Thịt bò ngoại, trừ Pháp, vẫn được nhập khẩu vào Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã “rất ngạc nhiên” khi nghe Quốc vụ khanh phụ trách Ngoại thương Phát triển du lịch và người Pháp tại nước ngoài, bà Fleur Pellerin, phàn nàn về lệnh cấm nhập khẩu thịt bò Pháp vào Việt Nam trong một cuộc họp hồi cuối tháng 7 vừa rồi.

Lệnh cấm này đã được các cơ quan nhà nước của Việt Nam đưa ra cách đây hơn một thập kỷ nhằm đối phó với nạn bò điên đang diễn ra ở châu Âu vào thời điểm đó.

Lệnh cấm lúc đó, rõ ràng, nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam, cũng như hạn chế sự lây lan của bệnh dịch này vào Việt Nam. Tất cả các nước ASEAN cũng từng làm như vậy.

Vấn đề là tất cả các nước Asean đã dỡ bỏ lệnh cấm đó, chỉ trừ Việt Nam.

Vậy, lý do gì mà Việt Nam, như mô tả của bà Lellerin, cụ thể là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lại không dỡ bỏ lệnh này?

Bộ trưởng Vinh, với tư cách là nhà đàm phán ODA của Chính phủ, đã ngay lập tức cam kết với phía Pháp sẽ yêu cầu các cơ quan hữu quan của Việt Nam dỡ bỏ lệnh này. Ông khẳng định “về mặt chính sách và quan điểm” Việt Nam không có lý do gì để cấm nhập khẩu thịt bò Pháp.

Nhưng, từ cuối tháng 7 đến nay, chưa có bất kỳ một kết quả nào.

Trong khi đó, việc nhập khẩu thịt bò từ các thị trường khác lại đang diễn ra rất sôi động.

Theo Bộ Công Thương, thị trường Việt Nam mỗi ngày tiêu thụ khoảng 4.000 con bò, chủ yếu từ nguồn nhập khẩu từ Lào, Campuchia và Myanmar; một phần từ đàn bò trong nước và từ các quốc gia khác, đặc biệt trong thời gian gần đây là từ Úc.

Lượng nhập khẩu thịt bò Úc liên tục tăng. Năm 2012 Việt Nam mới bắt đầu nhập bò Úc với số lượng khá khiêm tốn, chỉ khoảng 3.000 con. Nhưng năm 2013 tăng vọt lên gần 67.000 con và 7 tháng đầu năm nay đã là 120.000 con. Vượt qua cả Trung Quốc, Việt Nam đã trở thành thị trường nhập khẩu bò Úc đứng thứ 2 sau Indonesia.

Hiện bò Úc đã chiếm 70% thị phần bò tươi tại TP.HCM và vẫn đang tiếp tục tăng. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ mạnh, trong khi sản lượng nội địa không nhiều, mỗi năm Việt Nam chỉ sản xuất khoảng 370.000 tấn thịt trâu bò hơi, chỉ phục vụ đủ cho địa phương nơi có chăn nuôi. Mặt khác, trước đây Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan, Campuchia, Lào thì nay số lượng đã giảm một nửa. Do vậy, để bù đắp thiếu hụt, buộc phải tăng nhập khẩu từ Úc.

Năm nay giá bò Úc tăng gần 35% so với năm ngoái, hơn 3,2 đô la Mỹ/kg, vậy mà lượng bò Úc nhập về vẫn tăng lên gấp 2,5 lần, năm 2014 dự kiến sẽ nhập khoảng 170.000 con.

Báo cáo của Bộ Công Thương như trên đã xác nhận một điều rất đơn giản, việc nhập khẩu thịt bò vào thị trường Việt Nam đang diễn ra rất tấp nập, và không có rào cản gì. Đây rõ ràng là tinh thần của một thị trường tự do mà Việt Nam theo đuổi khi vào WTO, và đang hướng tới FTA với EU.

Vậy, vì sao lại khó khăn dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu bò Pháp đến vậy. Đây là điều khó hiểu khi Pháp năm nào cũng đòi hỏi điều này, chứ không phải chỉ từ bà Pellerin.

Lệnh cấm đó còn tồn tại là vì quyền lợi người tiêu dùng, hay vì quan liêu, và vì lợi ích nhóm?

Cách chơi này có sòng phẳng hay không khi mà mà lúc nào cũng nhăm nhăm xin ODA, mà lại đóng cửa thị trường với nước cho vay?

Tư Hoàng

tbktsg





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Sáng 20/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và thời gian tới, nhất là trong mùa cao điểm nắng...

14 trạm BOT lọt vào tầm ngắm giám sát công tác quản lý doanh thu thu phí

Có 14 trạm thu phí BOT tại nhiều tuyến đường sẽ lọt vào tầm ngắm giám sát về công tác quản lý vận hành trạm thu phí, công tác thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ.

Đề xuất nhà máy điện mặt trời được phép bán trực tiếp cho khách hàng qua đường dây riêng

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn thông qua đường dây riêng hoặc...

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98