Ý tưởng đại lộ “xương sống” qua 3 nước Đông Dương

30/09/2014 15:09
30-09-2014 15:09:51+07:00

Ý tưởng đại lộ “xương sống” qua 3 nước Đông Dương

"3 nước Lào, Campuchia và Việt Nam nên có một tuyến đại lộ làm "xương sống” để tạo đà cho hội nhập, giao lưu mạnh mẽ về kinh tế, văn hoá và đời sống cho nhân dân 3 nước, từ đó nhanh chóng bắt kịp trình độ phát triển tại khu vực ASEAN và trên thế giới”. Đó là đề xuất của cựu phi công Mai Trọng Tuấn (Đoàn bay 919, Quân chủng Phòng không Không quân), đồng thời là tác giả đầu tiên của ý tưởng đường bay thẳng Hà Nội-TPHCM mà Bộ GTVT vừa chính thức thành lập tổ công tác đàm phán với Lào và Campuchia để hiện thực hóa ý tưởng về "đường bay vàng”- đường bay thẳng.

Ông Tuấn bày tỏ vui mừng vì cuối cùng từ ý tưởng "đường bay vàng” của ông đã được Bộ GTVT lắng nghe. Tuy nhiên, cùng với đường bay thẳng Hà Nội-TPHCM, ông Tuấn hi vọng Bộ GTVT và các cơ quan liên quan cần nghiên cứu các giải pháp giao thông trên bộ nhằm phát huy tiềm năng tối đa về hợp tác, phát triển quan hệ kinh tế - xã hội giữa 3 nước Đông Dương.

Bản đồ phác thảo đại lộ xương sống qua 3 nước Đông Dương do ông Mai Trọng Tuấn đề xuất

Trong đề xuất gửi các Bộ, ngành Trung ương, ông Tuấn nêu ý tưởng: đại lộ chung của 3 nước Đông Dương có chiều dài khoảng 1.000 km, với điểm bắt đầu từ đèo Mụ Dạ (Việt Nam) qua biên giới Việt - Lào, tiếp đến các điểm: Na Pao, Mường Phìn, Xa La-van, Champasak, 4 điểm nằm trên đất Lào, Stung Treng, Kratie, tới điểm cuối là Bình Phước (VN). Trong đó, phần nằm trên đất Việt Nam là 30km, phần nằm trên đất Lào là 560km và nằm trên đất Campuchia là 410km.

Theo ông Tuấn, nếu được triển khai thì đại lộ đặc biệt này sẽ là con đường ngắn nhất nối 2 vùng trọng điểm kinh tế của Việt Nam, là đồng bằng Nam bộ và đồng bằng sông Hồng: cự ly sẽ rút ngắn được trên 300km cho đường 1A và 500km cho đường Trường Sơn, chỉ còn là 1.400 km (tính từ Hà Nội đến TPHCM). Lợi thế này là rất đáng quan tâm vì theo ông Tuấn, QL1A của Việt Nam, mặc dù đã và đang được mở rộng và nâng cấp tới 4 làn xe, nhưng vì lưu lượng xe Bắc - Nam rất lớn, qua nhiều khu dân cư, nhiều điểm lượn, quanh co, tầm nhìn hạn chế, nên hiện các phương tiện qua đường bộ chỉ đạt được vận tốc trung bình 40km/h, tốn nhiều thời gian, tiền của và sức khoẻ.

Trong đề xuất, ông Tuấn còn khẳng định, tuyến đại lộ qua 3 nước Đông Dương sẽ giúp phân chia được một lưu lượng phương tiện lưu thông khá lớn, giảm được nhiều tai nạn giao thông. Đặc biệt là tuyến Hà Nội-TPHCM. Đặc biệt vào mùa mưa lũ, các con đường Bắc - Nam của Việt Nam vốn thường xuyên bị hư hại, giao thông đường bộ ách tắc.

Đối với nước bạn Lào, tuyến đại lộ sẽ tạo điều kiện cho các tỉnh từ Thượng Lào, Trung Lào và Hạ Lào thông thương làm ăn, buôn bán thuận lợi, với thị trường 2 vùng kinh tế trọng điểm của Bắc và Nam, cũng như các địa phương khác của Việt Nam. Đặc biệt là với miền Nam Việt Nam; Mở rộng khả năng xuất nhập khẩu các nước phía đông bắc châu Á và đông nam Trung Quốc qua các cảng biển của Việt Nam. Bên cạnh đó, với 560km đường xương sống chạy qua nước Lào, chắc chắn sẽ tạo được một nguồn thu phí giao thông đáng kể và lâu dài, phần lớn nguồn thu sẽ là các phương tiện từ Việt Nam, có thể có tới số lượng hàng chục ngàn chiếc xe mỗi ngày. Trong khi đó, đối với Campuchia, khi hình thành đại lộ nêu trên cũng sẽ giúp thông thương kinh doanh làm ăn thuận lợi, mở rộng thị trường với một vùng lớn phía Bắc Việt Nam, miền Trung Lào và Thượng Lào. Đáng chú ý, các tỉnh nghèo nằm trong khu Tam Giác (13 tỉnh của 3 nước) có điều kiện phát triển nhanh chóng khi con đường xương sống đi qua. Campuchia cũng sẽ có được nguồn thu phí đáng kể và lâu dài trên xa lộ có cự ly 410km, mà phần lớn nguồn thu là các phương tiện giao thông của Việt Nam.

Trước đề xuất của ông Mai Trọng Tuấn, tại Hội nghị cấp cao 3 nước Campuchia - Lào -Việt Nam, họp tại Thủ đô Viêng Chăn của nước Lào vào tháng 11-2004, đã thống nhất ký hiệp định C.L.V định hướng hợp tác phát triển đến năm 2020. Trong đó, cũng đã đặt ra quy hoạch về Tam Giác phát triển 3 quốc gia và xây dựng mới khu Tam Giác phát triển gồm 13 tỉnh nghèo biên giới. Hiện nay, sau khi bổ sung thêm 3 tỉnh: Bình Phước (Việt Nam), Kratie (Campuchia), Champasak (Lào) thì tổng diện tích của 13 tỉnh sẽ vào khoảng là 143.000km2, dân số 6,7 triệu người. Do đó, một tuyến đại lộ đi qua khu vực tam giác cần phát triển này, sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả và nhanh chóng theo hiệp định C.L.V, mà cấp cao 3 nước đã ký kết, chắc chắn sẽ thuận lợi nhiều hơn.

Ông Tuấn chia sẻ: Dân gian vẫn có câu rằng: mở đường đến đâu, dân giàu đến đấy. Do đó, ông Tuấn mong muốn với đề xuất của mình sẽ gợi mở một hướng giải pháp cho 3 nước anh em Việt Nam, Lào và Campuchia sẽ xích lại gần nhau hơn, thông thương làm ăn thuận lợi hơn, kể cả thị trường các nước Đông Á và Đông Nam Á.

Lê Anh

đại đoàn kết





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Campuchia: Các doanh nghiệp SME cung cấp 70% việc làm

Chủ trì một sự kiện diễn ra tại Phnom Penh hôm 05/04, Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp, Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Campuchia (MISTI) nhấn mạnh rằng Chính phủ...

Campuchia có thể tăng trưởng mạnh nhất ASEAN trong năm 2024

Tăng trưởng kinh tế Campuchia được dự báo sẽ đứng đầu khu vực ASEAN và đứng thứ 3 trong 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Tốc độ tăng trưởng được dự báo...

Campuchia kỳ vọng thoát mác "quốc gia kém phát triển" vào năm 2029

Campuchia kỳ vọng sẽ thoát mác “quốc gia kém phát triển” (LDC) vào năm 2029, chậm hơn 2 năm so với kế hoạch trước đây là vào năm 2027, Khmer Times đưa tin.

Campuchia thu hút 1.3 tỷ USD vốn FDI trong 2 tháng đầu năm

Trong 2 tháng đầu năm nay, Campuchia đã thu hút  được  1.3 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),  Hội đồng Phát triển Cambodia (CDC) cho biết, Khmer Times...

Campuchia kỳ vọng tăng trưởng kinh tế đạt 6.4% trong năm 2024

Nền kinh tế Campuchia được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6.4% trong năm 2024, tăng so với mức 5.5% ghi nhận trong năm 2023, chủ yếu được thúc đẩy bởi ngành du lịch và...

Campuchia xác định năm 2024 là năm phục hồi kinh tế

Thủ tướng Hun Manet khẳng định Preah Sihanouk là trục kinh tế quan trọng, việc khôi phục và vận hành trở lại công trình tòa nhà cũ, xây dựng dở dang ở đây sẽ thúc...

Dự trữ ngoại hối của Campuchia tăng lên 20 tỷ USD trong năm 2023

Ngân hàng Trung ương Campchia (NBC) gần đây cho biết, dự trữ ngoại hối của nước này trong năm 2023 đạt 20 tỷ USD, tăng 12.3% so với năm 2022, Khmer Times đưa tin.

Du khách quốc tế đến Campuchia tăng 140% trong năm 2023

Cambodia thu hút khoảng 5.43 triệu du khách quốc tế trong năm 2023, tăng mạnh 139.5% so với mức 2.27 triệu du khách vào năm 2022, theo báo cáo của Bộ Du lịch hôm...

Xuất khẩu hàng hóa ngoài ngành may mặc của Campuchia tăng 56% trong năm 2023

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan và Thuế quan Campuchia (GDCE), trong năm 2023, Vương quốc đã xuất khẩu 3,129 triệu USD hàng sản xuất ngoài ngành may mặc, tăng...

Campuchia: Xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và sản phẩm du lịch giảm 12%

Nhu cầu toàn cầu yếu đã khiến xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và sản phẩm du lịch (GFT) của Campuchia ghi nhận xu hướng giảm trong năm vừa qua, Khmer Times đưa tin.

Chứng khoán thế giới


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98