60% và 40% đã là tỷ lệ phù hợp?

24/10/2014 16:31
24-10-2014 16:31:40+07:00

60% và 40% đã là tỷ lệ phù hợp?

Theo nhận định của TS. Nguyễn Trí Hiếu, 10 năm vừa qua, xu hướng người dân và DN không dùng tiền mặt, chuyển sang sử dụng các dịch vụ NH đã tăng lên nhiều. Tuy nhiên, lượng tiền mặt giao dịch trong nền kinh tế Việt Nam vẫn còn khá lớn so với các nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan…

TS. Nguyễn Trí Hiếu

Tại sao các giao dịch tiền mặt vẫn còn lớn như vậy, thưa ông?

Theo tìm hiểu của tôi, đến thời điểm này, có khoảng từ 20 – 30% người dân sử dụng dịch vụ NH nhưng chỉ tập trung chủ yếu ở thành thị, còn ở vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa hầu như chưa tiếp cận được với dịch vụ thanh toán hiện đại. Và đối với họ, việc sử dụng thẻ ATM hay các dịch vụ thanh toán qua Internet Banking là điều còn rất xa lạ.

Có nhiều nguyên nhân lý giải cho vấn đề này, như do các NH chưa mở rộng mạng lưới tại khu vực này nên người dân chủ yếu giao dịch tại quỹ tiết kiệm và ở một số ít điểm giao dịch của NH cho vay nông nghiệp nông thôn… nên dù có muốn nhưng họ không được cung ứng hạ tầng kỹ thuật. Bên cạnh đó, có một nguyên nhân quan trọng là do văn hóa, thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam vẫn còn nặng nề và điều kiện cơ sở vật chất nền kinh tế chưa phát triển đồng bộ.

Vì thế, dù đi đến đâu, thành phố hay nông thôn thì tâm lý người Việt Nam lúc nào cũng phải có tiền mặt mới yên tâm. Ngay cả những người làm NH như chúng tôi thì dù có nhiều loại thẻ nhưng vẫn luôn phải có tiền mặt trong ví. Vì tôi cũng như các bạn không thể vào ăn bát phở hay uống ly nước mà quẹt thẻ thanh toán được. Thậm chí ngay cả các siêu thị cũng không phải siêu thị nào cũng chấp nhận thanh toán tất cả các loại thẻ mà chỉ chọn một vài thẻ NH.

Thêm một lý do nữa mang tính tiêu cực, đó là một số bộ phận của nền kinh tế cố tình sử dụng tiền mặt không thông qua tài khoản tại NH nhằm che giấu hoạt động kinh doanh một cách không minh bạch của mình, như buôn lậu hoặc trốn thuế… Vì vậy, mặc dù tình trạng thanh toán không dùng tiền mặt đã được cải thiện nhưng lượng tiền mặt giao dịch trong nền kinh tế vẫn còn lớn.

Theo ông, những tồn tại trên có phải do chúng ta chưa có chế tài mạnh để xử lý?

Đúng là ở Việt Nam chưa có chế tài xử phạt mạnh mẽ để hạn chế sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Nhưng thật sự với điều kiện kinh tế như hiện nay cũng rất khó để “ép” người dân Việt Nam không được phép sử dụng tiền mặt. DN không thể nào bắt buộc khách hàng phải luôn thanh toán qua chuyển khoản tại NH. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, DN bán được hàng đã là tốt lắm rồi, không thể đòi hỏi quá nhiều từ khách hàng trong phương thức thanh toán. Nên về mặt thương mại và kinh tế, theo tôi không thể dùng luật lệ bắt buộc các thành phần kinh tế phải sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Và thực tế, bất cứ nước nào cũng phải chấp nhận giao dịch lượng tiền mặt nhất định trong nền kinh tế. Ngay cả Mỹ cũng vậy, trong ví người dân, bên cạnh nhiều loại thẻ tín dụng, séc… thường họ phải có ít nhất 20 – 50 USD khi ra ngoài đường để có thể chi trả phí dịch vụ phát sinh. Và, Việt Nam không nên là ngoại lệ. Tôi cho rằng, với điều kiện kinh tế ở Việt Nam, nên cố gắng duy trì giao dịch phi tiền mặt ở mức 60% và 40% giao dịch bằng tiền mặt từ người dân, DN là đã thành công. Nhưng chắc phải ít nhất 5 năm nữa mới có thể đạt được tỷ lệ trên.

Từ kinh nghiệm làm việc lâu năm tại nước ngoài, ông có thể cho biết giải pháp nào giúp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt hiệu quả hơn?

Ở bên Mỹ, cách đây khoảng 10 năm, một công ty bảo hiểm đã đưa ra chương trình “Khéo dùng tiền” và khuyến cáo tất cả các NH tham dự. Sau đó, chương trình này trở thành một chương trình giáo dục tài chính phổ biến tại các trường học và cho tất cả người dân Mỹ, trong đó có cả cộng đồng thiểu số người Việt, người Hoa… Nội dung của chương trình đó rất cơ bản, thiết thực như: khi có thẻ tín dụng, thẻ ATM thì sử dụng thế nào cho hiệu quả, phân biệt tiền thật, tiền giả, đặc biệt tập trung vấn đề vì sao không nên dùng tiền mặt.

Điều này cho thấy, ngay cả ở Mỹ là quốc gia có tỷ lệ sử dụng phi tiền mặt rất lớn mà họ còn phải làm việc này, huống gì ở một nước sử dụng tiền mặt quá nhiều như Việt Nam lại không áp dụng phổ cập một chương trình giáo dục cơ bản tương tự. Đồng thời, các NH cần tích cực đi khảo sát thực tế, tiếp cận dân chúng nhiều hơn để phổ biến các dịch vụ, cũng như đưa ra các sản phẩm tiện ích, hiện đại nhưng gần gũi để họ dần thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt.

Xin cảm ơn ông!

Hà Thành

thời báo ngân hàng





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm 

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

Bank of America: Châu Á bước vào kỷ nguyên tiền tệ hỗn loạn, dự báo tỷ giá VND lên 25,600 vào cuối quý 2

Bank of America (BofA) tỏ ra bi quan về hàng loạt đồng tiền châu Á, cho rằng đây là điểm khởi đầu của “kỷ nguyên hỗn loạn”. Đáng chú ý, họ dự báo tỷ giá USD/VND sẽ...

Giá USD tự do lao dốc, về mốc 25.700 đồng

Giá USD trên thị trường tự do hôm nay tiếp đà giảm. Giá USD bán ra đã giảm về mốc 25.700 đồng/USD. Giá USD trên thị trường chính thức cũng hạ nhiệt.

Thêm doanh nghiệp xăng dầu bị ngân hàng rao bán nợ

Một loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu bị ngân hàng rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu. Vừa có thêm một doanh nghiệp...

NHNN bơm ròng mạnh nhất trong hơn một năm

NHNN đã bơm ròng 25,550 tỷ đồng trong phiên 23/04, mức cao nhất kể từ cuối tháng 2/2023. Trong đó, nhà điều hành đã cho 9 thành viên vay tổng cộng gần 36,000 tỷ...

Tăng cường đảm bảo an toàn trong mua, bán ngoại tệ

Ngày 23/04/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM vừa có văn bản về việc phối hợp tuyên truyền đến người dân quy định về hoạt động mua bán ngoại tệ.

LPBank triển khai ngay Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 về việc tăng vốn điều lệ

LPBank vừa thông qua Nghị quyết Hội đồng Quản trị (HĐQT) về việc triển khai phương án tăng vốn điều lệ năm 2024.

TPBank đặt kế hoạch lợi nhuận 7,500 tỷ tăng 34% năm 2024, kết quả tích cực ngay từ quý đầu

Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đã tổ chức thành công Đại hội Cổ Đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023...

Lạm phát và câu chuyện đánh đổi trong điều hành chính sách tiền tệ

Lạm phát và chính sách điều hành lãi suất từ Fed là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia...

Tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do vẫn nóng

Sức nóng của USD trên thị trường quốc tế duy trì ở mức cao khiến tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do tiếp tục leo dốc dù Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo sẵn...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98