Bóc mẽ ‘bài tủ’ trốn thuế của đại gia ngoại

06/10/2014 16:03
06-10-2014 16:03:14+07:00

Bóc mẽ ‘bài tủ’ trốn thuế của đại gia ngoại

Dù hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng các đại gia ngoại đều dùng chung những “bài tủ” khi trốn thuế tại Việt Nam.

Giao dịch liên kết với “mẹ”

Giao dịch liên kết là “bài tủ” phổ biến nhất mà các doanh nghiệp FDI sử dụng khi muốn chuyển giá, trốn thuế. Theo đó, một nguồn tiền lớn được “tuồn” về công ty mẹ một cách “hợp pháp”. Dù có nhận ra được sự bất hợp lý thì Cơ quan thuế cũng khó “sờ gáy” được doanh nghiệp vì đó là hợp đồng riêng của hai thực thể.

Adidas là một trong những “ông lớn” FDI bị nghi ngờ gian lận thuế nhờ giao dịch liên kết. Kết quả thanh tra không khẳng định Adidas trốn thuế nhưng cho thấy công ty này có rất nhiều khoản chi phí bất hợp lý được trả cho các đối tác là những đơn vị có giao dịch liên kết với Adidas Việt Nam.

Các khoản chi phí bất hợp lý tại Adidas được chỉ ra bao gồm chi phí tiếp thị quốc tế, chi phí quản lý, chi phí mua hàng, chi phí bản quyền. Trong đó, nổi bật nhất là chi phí tiếp thị quốc tế.

Adidas Việt Nam sử dụng nhuần nhuyễn chiêu bài giao dịch liên kết.

Theo đó, công ty mẹ (Adidas AG) thuê người nổi tiếng chụp hình quảng cáo cho sản phẩm. Các tấm hình quảng cáo này khi được treo tại cửa hàng của Adidas Việt Nam thì phải trả 4% doanh thu ròng cho công ty mẹ.

Ngoài ra, chi phí quản lý vô lý cũng được áp dụng tại Adidas Việt Nam. Adidas Việt Nam không chỉ phải trả thù lao cho quản lý tại Việt Nam mà còn phải trả cho quản lý vùng tại Singapore và Adidas Đức.

Bản quyền là một trong những chi phí được các doanh nghiệp FDI sử dụng khá phổ biến. Dù không phải là nhà sản xuất nhưng tại Adidas Việt Nam lại phát sinh khoản tiền bản quyền bằng 6% doanh thu ròng của sản phẩm.

Tập đoàn Metro cũng kiếm được hàng trăm tỷ đồng mỗi năm từ Metro Việt Nam nhờ phí nhượng quyền. Coca Cola Việt Nam cũng phải nộp cho công ty mẹ tiền bản quyền, tiền nhập đồ uống “độc quyền” của hãng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp FDI và công ty “mẹ” thường có mối quan hệ mật thiết về tài chính. Metro Việt Nam không vay vốn trực tiếp từ công ty “mẹ” nhưng lại nhờ Tập đoàn Metro bảo lãnh. Metro “mẹ” không bảo lãnh miễn phí mà thu phí phí bảo lãnh 0,25% tới 0,35% mỗi năm cho các khoản vay ngắn hạn.

Giao dịch liên kết với “anh em”

Không chỉ liên kết với công ty “mẹ”, một số doanh nghiệp FDI còn giao dịch liên kết với “anh em” – những công ty cùng Tập đoàn. Adidas Việt Nam đã sử dụng bài tủ này để chuyển một nguồn tiền lớn ra nước ngoài để gian lận thuế.

Dù có đầy đủ tư cách để nhập khẩu trực tiếp hàng hóa từ nước ngoài nhưng Adidas Việt Nam lại phải thuê đối tác khác là Adidas International Trading B.V thay mặt Adidas Việt Nam thực hiện các dịch vụ liên quan đến mua hàng hóa. Adidas Việt Nam trả cho đối tác 8,25% giá trị mỗi giao dịch.

Có “mẹ” mang “quốc tịch” Hàn Quốc nhưng Keangnam Vina cũng sử dụng thuần thục chiêu này. Khi mới hoạt động, Keangnam Vina đã ký hợp đồng với Keangnam Enterprise - một thành viên cùng công ty mẹ để làm tổng thầu EPC. Tổng giá trị hợp đồng lên tới 871 triệu USD.

Keangnam Vina có mối quan hệ chặt chẽ với "anh em".

Không chỉ đảm nhận công việc liên quan đến xây dựng, Keangnam Enterprise còn cung cấp cả dịch vụ tư vấn tài chính, dàn xếp vốn vay cho Keangnam Vina. Năm 2008, Keangnam Vina đã phải trả 30 triệu USD, tương đương 485 tỷ đồng phí tư vấn tài chính Keangnam Enterprise. Ngoài ra, “anh em ruột” còn thu rất nhiều khoản phí với giá trị lớn.

Keangnam Vina có nhiều quan hệ với các “anh em ruột”. Ngoài Keangnam Enterprise, Keangnam Vina còn “dâng” tiền cho Kookmin Bank, một đơn vị trong cùng tập đoàn.

Trước khi kế hoạch thanh tra giá chuyển nhượng tại Keangnam Vina được duyệt, Keangnam Vina đã kê khai lãi suất 12%/năm cho khoản vay 400 triệu USD tại ngân hàng Kookmin. Nhưng ngay trước thời điểm đoàn thanh tra thuế đến làm việc, khoản vay này đã được chủ đầu tư tự khai hạ thấp lãi suất xuống còn 5% - 7%.

Nestlé Việt Nam cũng khá rộng tay khi chi tiêu. Nestlé đã chi hộ khoản quảng cáo marketing cho Công ty Tetra Park South East Asia Pte và chi hộ 23,34 tỷ đồng cho Nestle S.A (chương trình phát triển bền vững cây cà phê).

“Vẽ” lại chi phí, lợi dụng chênh lệch thuế

Một trong những “chiêu” trốn thuế mà các doanh nghiệp sử dụng là “vẽ lại chi phí”. Theo đó, doanh nghiệp ký kết các hợp đồng cung ứng dịch vụ, nguyên vật liệu mua vào với đơn giá cao để tăng chi phí.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp ký kết các hợp đồng cung ứng dịch vụ, nguyên vật liệu đối với hàng hóa bán ra với đơn giá thấp để giảm doanh thu. Từ đó, doanh nghiệp sẽ giảm lãi, thậm chí lỗ để không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Gucci Milano là đơn vị “điển hình” sử dụng chiêu “vẽ lại chi phí”. Trên thị trường, ai cũng biết Gucci Milano bán hàng hiệu. Đa số hàng mà Gucci Milano nhập về đều là những mặt hàng hiệu chính hãng có nguồn gốc từ châu Âu.

Gucci Milano đã trả giá vì trốn thuế.

Tuy nhiên, Gucci Milano đã vận chuyển quá cảnh tại Hồng Kông, sau đó nhập khẩu vào Việt Nam dưới dạng hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc để hạ thấp giá trị. Hàng hiệu có giá cao chót vót nhưng sau khi được Tuấn gắn mác “made in china”, những sản phẩm đến từ châu Âu bị “dìm” giá không thương tiếc.

Vì vậy, toàn bộ lô hàng vào Việt Nam trị giá hàng chục tỷ đồng chỉ phải đóng thuế 27 triệu đồng. Trong khi đó, số thuế đáng lẽ phải đóng là trên 552 triệu đồng.

Lợi dụng chênh lệch thuế không phải chiêu phổ biến nhưng Besra Việt Nam đã sử dụng thành công khi “phù phép” sản lượng vàng của hai mỏ vàng Bồng Miêu và Phước Sơn.

Mỏ vàng Bồng Miêu nhận được ưu đãi thuế tài nguyên ở mức 3%, thuế thu nhập doanh nghiệp là 18% và có ưu đãi tuyệt đối: Vừa được xuất khẩu, vừa được tiêu thụ nội địa. Trong khi đó, mỏ vàng Phước Sơn đang phải áp mức thuế tài nguyên là 15% giá trị sản phẩm khai thác, thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 40% lợi nhuận thu được và chỉ được xuất khẩu chứ không được tiêu thụ trong nước.

Vì vậy, một lượng vàng không nhỏ của mỏ vàng Phước Sơn được chuyển sang Bồng Miêu để hưởng thuế suất thấp và nhiều ưu đãi phân phối.

Bảo Linh

vtc news





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng - thúc đẩy 3 động lực góp phần tăng trưởng kinh tế

Hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế; đồng thời thúc đẩy 3 động lực chủ yếu góp phần tăng...

Gần 32.000 tỉ đồng tiền hoàn thuế trở về với doanh nghiệp

Thu ngân sách 3 tháng đầu năm qua kênh thuế được 490.196 tỷ đồng thì Nhà nước cũng hoàn thuế trở lại cho các doanh nghiệp tổng cộng 31.892 tỉ đồng.

Ngành Hải quan thu ngân sách hơn 88 ngàn tỷ đồng trong quý 1/2024

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, quý 1/2024, số thu ngân sách của ngành Hải quan đạt 88,354 tỷ đồng, bằng 26.3% dự toán được giao, giảm 4.2% so với cùng kỳ năm...

Sửa Luật Thuế Giá trị gia tăng: Điều gì khiến doanh nghiệp chế xuất lo lắng

Sau hơn 15 năm thực hiện, Luật Thuế Giá trị gia tăng một lần nữa được sửa đổi và lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh những "điểm mừng", dự thảo...

Nhận diện chiêu lừa đảo mới nhằm chiếm đoạt tiền mùa quyết toán thuế

Đối tượng lừa đảo gọi điện thoại tự xưng là cán bộ thuế yêu cầu cung cấp thông tin, hình ảnh CCCD để được hỗ trợ làm thủ tục giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế...

Tổng cục Thuế yêu cầu giải quyết dứt điểm các hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng còn tồn

Tổng cục Thuế yêu cầu công tác thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế phải được thực hiện quyết liệt nhằm kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đảm...

Năm 2024 Chính phủ lên kế hoạch vay, trả nợ công tối đa 676,057 tỷ đồng 

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 260/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2024 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn...

Tổng cục Thuế: 15,931 cửa hàng đã thực hiện xuất hoá đơn bán lẻ xăng dầu

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh, sau gần 4 tháng triển khai, tính đến ngày 02/04/2024, có 15,931/15,935 cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc đã...

Nâng mức giảm trừ gia cảnh: Dân mong chờ từng ngày

Người dân, chuyên gia đề nghị Bộ Tài chính khẩn trương điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh để giảm bớt khó khăn của người dân trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thu nhập...

Làm thêm tăng được chục triệu thu nhập, thuế TNCN trừ mất luôn khoản tiết kiệm

Mong thoát cảnh ở trọ, chị Hoài nhận thêm nhiều công việc hơn ở cơ quan để tăng thu nhập. Khi lương đổ về tài khoản, chị cảm thấy "choáng" khi nhìn số tiền thuế thu...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98