"Bội thực" dự án lọc dầu: Việt Nam đi ngược thế giới?

02/10/2014 19:02
02-10-2014 19:02:26+07:00

"Bội thực" dự án lọc dầu: Việt Nam đi ngược thế giới?

Việt Nam chấp nhận bị chi phối về kinh tế, chịu rủi ro về môi trường, an ninh khi cho ra đời hàng loạt dự án lọc hóa dầu.

Đi ngược với thế giới

Trong chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam tới năm 2020, chỉ có 3 dự án lọc hóa dầu. Đó là nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) với vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD, công suất 6,4 triệu tấn dầu thô/năm; Nghi Sơn (Thanh Hóa) vốn đầu tư 9 tỷ USD, công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm; Long Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu) vốn đầu tư 4,5 tỷ USD, công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm.

Sau đó, quy hoạch bổ sung thêm nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô (Phú Yên) vốn đầu tư 3,18 tỷ USD, công suất 8 triệu tấn dầu thô/năm; Nam Vân Phong (Khánh Hòa) vốn đầu tư 2 tỷ USD, công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm...

Mới đây, dự án nhà máy lọc dầu Nhơn Hội (Bình Định) được Tập đoàn dầu khí PTT của Thái Lan trình lên Bộ Công thương xem xét và đang chờ quyết định chính thức của Chính phủ. Dự án trước đây có tổng vốn đầu tư dự kiến là 28,7 tỷ USD nay được PTT chỉnh xuống còn khoảng 22 tỷ USD.

Việc Việt Nam "bội thực" các dự án lọc hóa dầu với sự tham gia các nhà đầu tư ngoại khiến TS Nguyễn Đông Hải, nguyên lãnh đạo Tổng cục Dầu khí (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) không khỏi lo ngại. Bởi dù công nghiệp lọc hóa dầu phát triển mạnh nhưng chưa ai nghĩ đến hậu quả ô nhiễm của nó.

TS Nguyễn Đông Hải dẫn ví dụ, tại Đông Á, Nhật Bản là nước xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu sớm nhất và nhiều nhất nhưng hiện họ đã ngừng lại và rất hoan nghênh nước khác thuê họ làm dự án hoặc hùn vốn.

"Tương tự, các nước khác đều nắm được xu thế tất yếu, những tiêu cực của lọc hóa dầu, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường trong khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm vẫn tăng, do đó chủ trương của các nước tiên tiến là hạn chế các dự án lọc hóa dầu nội địa và tìm cách chuyển ra nước ngoài".

Việc các nhà đầu tư ngoại chọn Việt Nam làm điểm đầu tư các dự án lọc dầu, theo ông Hải, đó là bài toán địa chính trị-kinh tế.

"Tại sao hầu hết các dự án lọc dầu đều được đặt tại miền Trung? Miền Nam là vựa lúa, phải dựa vào đó người dân mới sống được, còn miền Bắc ở mức độ nào đó cũng có nền công nghiệp, chỉ có miền Trung là khoảnh đất dài và cằn cối nhất. Thế nên đặt các nhà máy lọc dầu ở đây cũng là để thúc đẩy kinh tế miền Trung phát triển. Nhưng các nhà đầu tư ngoại sẽ được gì?

Thử nhìn dự án lọc dầu Nhơn Hội, tại sao nhà đầu tư PTT Thái Lan lại sốt sắng với nó vậy? Khi nhà máy này hoạt động, họ sẽ xuất các sản phẩm lọc dầu, hóa dầu cho ai nhiều nhất? Có lẽ là thị trường gần nhất với Việt Nam: Trung Quốc.

Tôi từng công tác trong ngành than. Từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu trong tiêu thụ than đá từ Việt Nam. Miền đông bắc Trung Quốc có nhiều than đá nhưng muốn chở đến các nhà máy điện ở phía Nam nước này phải mất 7-10 ngày đi tàu hỏa. Tuy nhiên, bước qua Quảng Ninh, chỉ mất 1 ngày là chở được than về Trung Quốc.

Trung Quốc lãi rất nhiều khi mua than từ Việt Nam bởi tiền vận tải trong 7-10 ngày là cực lớn. Họ rất rành bài toán kinh tế. Việt Nam xuất khẩu than sang Trung Quốc nhưng lại phải mua điện của họ. 10 nhà máy điện của Việt Nam thì hầu hết do Trung Quốc làm. Họ bỏ thầu thấp nhất nên Ninh Bình, Hải Phòng, Hà Nam... toàn người Trung Quốc, trong khi đó người Việt Nam phải ra nước ngoài để tìm việc. Đó là nghịch lý không thể chấp nhận được", ông Hải phân tích.

Việt Nam đã có bài học nhãn tiền là lọc dầu Dung Quất.

Cũng theo ông Hải, Việt Nam không phải không biết điều này, cũng "ngập ngừng" muốn hạn chế nhưng Việt Nam thiếu các sản phẩm lọc dầu và hóa dầu, nhu cầu nội địa lại ngày càng tăng trong khi mới chỉ có nhà máy lọc dầu Dung Quất cho sản phẩm, còn các dự án khác vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.

"Đầu vào của nhà máy lọc hóa dầu hiện nay là vốn và dầu thô. Cả hai thứ này Việt Nam đều thiếu. Đến nay Bạch Hổ vẫn là mỏ dầu lớn nhất trên thềm lục địa Việt Nam với trữ lượng khoảng 300 triệu tấn, đã được khai thác thương mại từ năm 1986. Có nhiều thông tin rằng Biển Đông có nhiều dầu, nhưng đến nay chưa ai tìm ra và khai thác được. Trong khi đó, cứ 1m khoan ở biển có giá đắt gấp 8-10 lần 1m khoan ở đất liền.

Việt Nam phát triển các nhà máy lọc dầu, dứt khoát phải nhập dầu thô bởi nhiều khả năng chưa thể tìm ra được mỏ dầu lớn trong khoảng 10 năm tới. Về vốn, phần lớn trong các dự án lọc dầu Việt Nam cũng chỉ góp được khoảng 10-20% mà thôi".

Rủi ro về môi trường và an ninh...

Để có vốn và nguyên liệu, theo TS Nguyễn Đông Hải, Việt Nam phải chấp nhận đánh đổi, bị chi phối về kinh tế, hứng chịu rủi ro về môi trường và an ninh.

"Quyền chủ động không thuộc về Việt Nam. Tỷ lệ góp vốn vào các dự án lọc dầu của Việt Nam thấp nên không nắm được chủ thể của nhà máy. Việt Nam chỉ nắm chủ quyền, được hình ảnh là nước chủ nhà, mang nhiều ý nghĩa tượng trưng, mà trong làm ăn kinh tế thì không có tượng trưng!

Việt Nam hy vọng dựa vào nước ngoài để phát triển nhưng rủi ro về kinh tế đi đôi với nhiều yếu tố khác. Lại nói về dự án lọc dầu Nhơn Hội. Phải chăng Thái Lan chọn địa điểm ở Bình Định để xuất khẩu cho thị trường gần nhất, ví dụ như Trung Quốc? Từ đây chở các sản phẩm lọc dầu, hóa dầu về Trung Quốc chỉ mất 1 ngày là tối đa. Vô tình, chúng ta làm cho họ mạnh lên mà chẳng cần phải đi đâu xa, tốn nhiều công sức và tiền bạc".

Ông Hải cho rằng Việt Nam đã có bài học là nhà máy lọc dầu Dung Quất.

"Việt Nam không có ngoại tệ, kỹ thuật lại càng không, chỉ có dầu ở Bạch Hổ. Các công ty Nhật Bản, Pháp, Nga… ban đầu rất quan tâm đến dự án này nhưng sau đó họ rút lui. Ở thời điểm đó (đầu những năm 90 của thế kỷ trước-PV) chọn địa điểm xây dựng nhà máy phải gần nơi tiêu thụ và nơi cung cấp dầu thô, mà Dung Quất hoàn toàn không thích hợp. Bởi thế, thông thường một nhà máy lọc dầu chỉ xây trong 4-5 năm thì lọc dầu Dung Quất kéo dài tới gần chục năm. Việt Nam đã phải trả giá đắt gấp đôi vì những thiếu sót trong chủ trương từ việc chọn địa điểm, đối tác đến dây chuyền kỹ thuật".

Nếu cứ lựa chọn cách phát triển như hiện nay, sau lọc dầu sẽ là các dạng tài nguyên khác, như bauxite, titan... Điều khiến TS Nguyễn Đông Hải day dứt là bởi đất nước nghèo, kẹt vốn cộng với chủ trương và phương thức quản lý về kinh tế của Việt Nam còn yếu, tầm nhìn bị hạn chế nên khó tránh khỏi những lựa chọn sai mà hậu quả của nó có thể còn kéo dài đến đời sau.

"Hợp tác kinh tế với nước ngoài rất cần thiết trong hoàn cảnh nước đang phát triển muốn đi lên. Tuy nhiên, hợp tác ở lĩnh vực gì, ta có nắm quyền chủ đạo hay không, đối tác là ai và sách lược quản lý như thế nào... đó là chiếc kiềng ba chân để phát triển bền vững", TS Nguyễn Đông Hải lưu ý.

Thành Luân

đất việt





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Du lịch hàng không đón tin vui: Lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đã vượt mức trước dịch

Lượng khách quốc tế đổ về Việt Nam đã vượt mốc trước đại dịch COVID-19, đạt hơn 4.6 triệu lượt người trong quý 1/2024.

Việt Nam xuất siêu 8.08 tỷ USD trong quý 1/2024 nhưng chủ yếu đến từ doanh nghiệp FDI

Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35.6% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý...

Hơn 80% doanh nghiệp sản xuất kỳ vọng quý 2 sẽ ổn định hoặc tốt hơn quý 1

Dữ liệu mới công bố mang lại cái nhìn tích cực hơn về nền kinh tế trong quý 2/2024. Theo đó, hơn 80% doanh nghiệp trong ngành sản xuất, đặc biệt là ngành công...

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý 1/2024 ước đạt gần 614 ngàn tỷ đồng

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong quý 1/2024 theo giá hiện hành tăng 5.2% so với cùng kỳ năm trước đã phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong nước có xu...

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2024 tăng 6.18% so với cùng kỳ năm trước

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp trong quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6.18% so với cùng kỳ năm...

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn làm Cục trưởng Cục Hải quan TP HCM

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Nguyên Vụ Trưởng Vụ tổ chức cán bộ Tổng Cục Hải quan, giữ chức Cục Trưởng Cục Hải quan TP HCM từ ngày 2-4.

Giám đốc Sở Tài chính được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình

Ông Bùi Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Hòa Bình được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII.

Khởi tố 27 đối tượng trong đường dây khai thác cát trái phép

Chiều 28/03, Công an TPHCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC01), Công an TPHCM đã khởi tố và xử lý hình sự 27 bị can về các tội vi phạm quy định về khai thác...

Chủ tịch Phan Văn Mãi: TP.HCM là nơi có nhiều cơ hội, dư địa để khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi khẳng định TP.HCM có nhiều dư địa, cơ hội, nhiều đơn đặt hàng để các nhà khởi nghiệp nghiên cứu.

Vụ Tập đoàn Phúc Sơn: Bắt tạm giam nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và Phó Bí thư Tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 27/3/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và ông Phạm Hoàng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98