Cái khó của Ninh Vân Bay!

06/10/2014 13:01
06-10-2014 13:01:09+07:00

Cái khó của Ninh Vân Bay!

Sau một năm tái cấu trúc, CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (HOSE: NVT) lại một lần nữa phải đối mặt với nguy cơ mất thanh khoản trong ngắn hạn do có khoản nợ phải trả lớn hơn những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt. Cơ hội vượt qua khó khăn này của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào đợt huy động vốn qua phát hành trái phiếu không chuyển đổi kèm chứng quyền trị giá 230 tỷ đồng tới đây.

* Tham vọng lớn về bất động sản nghỉ dưỡng của Ninh Vân Bay giờ ra sao?

Hơn 1 năm trước, NVT đã đối mặt với nguy cơ phải rời sàn sau khi trải qua 2 năm thua lỗ nặng nề (2011 lỗ 77 tỷ, 2012 lỗ 70 tỷ) do nền kinh tế suy thoái và gánh nặng chi phí lãi vay lớn. Đồng thời, NVT cũng rơi vào tình thế bí vốn khiến cho việc triển khai dự án Emeralda Hội An và thanh toán các khoản nợ đến hạn gặp khó khăn.

Lúc đó sự xuất hiện của Recapital Investments Pte.Ltd (Singapore) khi mua 30 triệu cp, trở thành cổ đông chiến lược nắm 35.87% vốn là phao cứu sinh của NVT, qua đó vốn NVT tăng lên 905 tỷ đồng. Nhờ có số tiền 225 tỷ đồng Recapital Investment Pte.Ltd rót vào mà NVT có nguồn tiền để thực hiện dự án Emeradla Hội An, dự án Six Senses Saigon River và thanh toán nợ vay giúp giảm chi phí tài chính của doanh nghiệp.

Những thành quả đạt được trong năm 2013 là minh chứng cho vai trò của nguồn vốn huy động được từ đối tác ngoại này. Cụ thể, năm 2013 tuy doanh thu doanh nghiệp tuy tăng nhẹ 2 tỷ đồng và đạt 207 tỷ nhưng nhờ chi phí tài chính giảm mạnh từ 73 tỷ đồng xuống 2 tỷ đồng đã giúp NVT có lợi nhuận ròng 21 tỷ đồng, thoát nguy cơ hủy niêm yết do 3 năm liên tiếp lỗ nặng. Trong 6 tháng đầu năm 2014, NVT tiếp tục duy trì mức doanh thu và lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh ổn định khi đạt lần lượt 123 tỷ và 25 tỷ đồng, tăng trưởng 11% và 21%.

Dẫu đạt được những cải thiện đáng kể so với năm trước nhưng NVT lại một lần nữa đứng trước áp lực bài toán vốn và duy trì tính thanh khoản. Theo kế hoạch, năm 2014 doanh nghiệp sẽ cần huy động 476 tỷ đồng để đầu tư vào các dự án đang triển khai là Six Senses Saigon River, Lac Viet Marina Resort và Emeralda Hoi An.

STT

Các chỉ tiêu

Kế hoạch năm 2014

(tỷ đồng)

1

Six Senses Saigon River

361

2

Lac Viet Marina Resort

65

3

Emeralda Hoi An

50

 

Tổng cộng

476

Hơn nữa, mặc dù xét về cấu trúc vốn, NVT đang hoạt động khá an toàn với tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn ở mức 28%, nghĩa là hơn 2/3 tài sản đang được tài trợ bởi vốn đầu tư của chủ sở hữu. Song, doanh nghiệp lại đang đứng trước nguy cơ mất tính thanh khoản trong ngắn hạn. Theo đơn vị kiểm toán, tính đến 30/06/2014, NVT có tổng dư nợ ngắn hạn của công ty mẹ và các công ty con là 270.3 tỷ đồng, vượt số dư tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao (không bao gồm hàng tồn kho, đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu khác) với số tiền là 225.6 tỷ đồng. Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt và tỷ số thanh toán nhanh lần lượt ở mức 0.05 và 0.75 đơn vị.

Soi dư nợ ngắn hạn, NVT có những khoản vay sẽ đáo hạn vào tháng 4 năm sau gồm 51 tỷ đồng vay từ cổ đông và các cá nhân khác với lãi suất dao động từ 12% đến 17%; khoản vay từ công ty TNHH Câu lạc bộ Kỳ nghỉ Ninh Vân Bay 6.4 tỷ đồng, lãi suất 15% đến 17%, đáo hạn vào tháng 2/2015. Cùng với đó, doanh nghiệp còn có 116 tỷ đồng nợ vay dài hạn đến hạn trả, chủ yếu là 2 khoản vay Techcombank - Chi nhánh Đồng Nai tổng cộng 114 tỷ đồng đáo hạn vào tháng 8 và tháng 10 năm nay.

NVT sẽ dùng nguồn nào để trả các khoản nợ đã và sắp đáo hạn lên đến hơn 270 tỷ đồng? Trong khi tiền mặt tại thời điểm cuối quý 2/2014 chỉ còn gần 8 tỷ đồng, lợi nhuận lũy kế bị âm 82.4 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn có giá trị nhất của NVT là khoản cho CTCP Du lịch Tân Phú vay 204 tỷ đồng sẽ đáo hạn trước hoặc trong tháng 6/2015 và khoản cho công ty TNHH Du lịch Sinh thái Cồn Bắp vay 14.5 tỷ đồng hạn đến tháng 5/2015.

Tại sao NVT lại phát hành trái phiếu không chuyển đổi kèm chứng quyền?

Trước áp lực này, NVT đang xúc tiến phương án phát hành 230 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi kèm chứng quyền. Mục đích ngoài cơ cấu nợ, gồm cả nợ do doanh nghiệp nhận chuyển giao của công ty con thì còn để đầu tư vào dự án điểm du lịch sinh thái Six Senses Sài Gòn River thông qua góp vốn vào Công ty TNHH Hai Dung hay hợp tác kinh doanh. Theo đó, NVT sẽ phát hành tối đa 9.5 triệu cp với giá 7,500 đồng/cp khi chủ đầu tư trái phiếu có nhu cầu thực hiện chứng quyền.

Điểm đặc biệt trong phương án phát hành trái phiếu không chuyển đổi kèm chứng quyền* của NVT là trái phiếu và chứng quyền được tách riêng kể từ ngày phát hành, đồng thời được tự do chuyển nhượng. Đây có thể được xem như một phương thức phát hành cổ phần khá độc đáo của NVT, giúp doanh nghiệp vẫn phát hành cổ phần dưới mệnh giá dù không đủ tiêu chuẩn lợi nhuận lũy kế đủ bù đắp thiếu hụt vốn điều lệ.

Lưu ý, mặc dù NVT không giới hạn thời gian chuyển nhượng chứng quyền nhưng theo quy định chứng quyền phát hành kèm trái phiếu không được chuyển nhượng trong 1 năm kể từ ngày phát hành. Hạn chế này không áp dụng đối với việc chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp**.

Đối tượng mua trái phiếu mà doanh nghiệp hướng đến là các tổ chức tín dụng và đặc biệt là nhóm nhà đầu tư Ngân hàng Kỹ Thương (Techcombank) cùng hai công ty con là Chứng khoán Kỹ Thương (TSC) và Quản lý quỹ Kỹ Thương. Trong đó Techcombank là ngân hàng mà NVT đang vay nợ nhiều nhất và có nhiều khoản sắp đáo hạn. Còn Quản lý Quỹ Kỹ Thương (Techcom Capital) là cổ đông lớn sở hữu 6.63% vốn NVT trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, gần đây Techcom Capital đã bán 1.5 triệu cp giảm sở hữu xuống 4.97% vốn và đang tiếp tục đăng ký thoái hết vốn tại NVT.

Mối quan hệ giữa NVT và Techcombank

Có thể nói ngoài việc phát hành trái phiếu, NVT khó có thể huy động vốn từ các nguồn khác. Bởi với phương án tăng vốn, hiện thị giá NVT đang vào khoảng 6,100 đồng, rất khó có thể phát hành cổ phiếu với giá trên mệnh giá. Còn phát hành dưới mệnh giá, NVT sẽ không đủ điều kiện bởi lợi nhuận lũy kế chưa phân phối hiện còn âm 82.4 tỷ đồng. Đối với phương án vay nợ, NVT cũng khó tiếp cận do tài sản của công ty mẹ NVT chủ yếu là các khoản đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết trong khi tài sản cố định và các dạng tài sản khác gần như không có. Nguyên nhân xuất phát từ việc NVT tập trung huy động vốn để cho vay hay đầu tư vào các công ty thành viên và công ty liên kết là CTCP Du lịch Hồng Hải, Công ty TNHH Hai Dung, CTCP Du lịch Tân Phú với các dự án như khu nghỉ Ana Mandara Ninh Bình, miền Trung với Six Senses Ninh Vân Bay và miền Nam là Six Senses Sài Gòn River.

------------------------------

* Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng khoán được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong thời kỳ nhất định.

** Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Trần Việt







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Văn Phú – Invest: Xây chắc nền tảng, hướng tới tương lai

Ngày 24/4/2024, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest đã tổ chức thành công cuộc họp Đại hội đồng cồ đông thường niên năm 2024. Với mục tiêu giữ vững...

ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 1 của CII bất thành, hé lộ đầu tư 1 công ty thuộc Tasco

ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 1 của CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE: CII) đã không thể tiến hành do tỷ lệ tham dự chỉ đạt 36.77% tại thời điểm...

ĐHĐCĐ CLW: Tỷ lệ cổ tức đang cao so với các doanh nghiệp ngành nước thuộc Nhà nước

Sáng ngày 24/04, CTCP Cấp nước Chợ Lớn (Chowaco, HOSE: CLW) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024. Đại hội khép lại với nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh...

SGN báo lãi quý 1 tăng 12% nhờ thị trường quốc tế trở lại và khách hàng mới

Nếu không phải trích lập thêm nợ khó đòi của Bamboo Airways và Vietravel Airlines, khoản lãi ròng của CTCP Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (HOSE: SGN) đã không dừng lại ở...

ĐHĐCĐ HT1: Giá bán xi măng rất chua chát

Chủ tịch HT1 nhận định đây là thời điểm khó khăn đối với ngành xi măng Việt Nam và Vicem Hà Tiên. Tổng Giám đốc thì cho rằng chưa biết khi nào thị trường xi măng sẽ...

ĐHĐCĐ LGC: Chuẩn bị gì cho kế hoạch kỷ lục và 5 dự án PPP mục tiêu thời gian tới?

ĐHĐCĐ thường niên năm tài chính 2023 của CTCP Đầu tư Cầu đường CII (HOSE: LGC) đã thông qua kế hoạch cao kỷ lục trong 18 năm qua, cổ tức tỷ lệ 32%. Doanh nghiệp cho...

ĐHĐCĐ Vinasun: Vốn đầu tư thêm 700 xe hybrid khoảng 630-650 tỷ đồng

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra vào sáng ngày 24/04, CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun, HOSE: VNS) dự báo tình hình năm nay gặp nhiều khó khăn trong quá trình...

ĐHĐCĐ PV Drilling: Các giàn khoan sở hữu đã ký hợp đồng, có việc làm ổn định suốt 2024 và 2025

Sáng ngày 24/04/2024, Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling, HOSE: PVD) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phân phối...

ĐHĐCĐ BMI: Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi tác động đến doanh thu trong ngắn hạn

Sáng ngày 24/04/2024, Tổng CTCP Bảo Minh (HOSE: BMI) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 theo hình thức trực tuyến nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức...

Chủ tịch Đào Ngọc Thanh chia sẻ về 3 trụ cột kinh doanh chính của Vinaconex

Sáng 24/04, Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HOSE: VCG) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98